Theo bảng giá đất mới của Hà Nội, loạt tuyến đường tại quận Hoàn Kiếm có giá đất ở cao nhất hơn 695 triệu đồng một m2.
Bảng giá đất mới được UBND TP Hà Nội công bố ngày 20/12 và có hiệu lực ngay lập tức cho đến hết 31/12/2025.
Tại bảng giá này, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng một m2 áp dụng cho thửa giáp mặt đường tại loạt tuyến đường của quận Hoàn Kiếm như Bà Triệu (đoạn từ Hàng Khay đến Trần Hưng Đạo), Đinh Tiên Hoàng, Hai Bà Trưng (đoạn từ Lê Thánh Tông đến Quán Sứ).
Mức giá này cũng được áp dụng cho các tuyến đường Hàng Đào, Hàng Khay, Hàng Ngang, Lê Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Nhà Thờ và Trần Hưng Đạo (đoạn Trần Thánh Tông đến Lê Duẩn).
Ở bảng giá ban hành năm 2019, tuyến đường có giá đất ở đắt nhất là Hàng Ngang, Hàng Đào với gần 188 triệu đồng một m2. Như vậy, giá cao nhất tại bảng vừa ban hành gấp gần 3,7 lần bảng giá cũ.
Ngã tư Hàng Khay - Hàng Bài - Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm - những con phố có giá đất cao nhất Hà Nội. Ảnh: Giang Huy
Tại quận trung tâm khác là Ba Đình, đường có giá đất cao nhất là Phan Đình Phùng với hơn 450 triệu đồng một m2. Mức này này gấp 3,4 lần hiện hành. Một số tuyến khác cũng có mức trên 400 triệu đồng một m2 như Trần Phú, Độc Lập.
Với quận Hai Bà Trưng, giá đất điều chỉnh cao nhất tại đường Nguyễn Du (đoạn Quang Trung đến Trần Bình Trọng), Phố Huế (đoạn Nguyễn Du đến Nguyễn Công Trứ) với trên 368 triệu đồng một m2. Mức này cũng gấp gần 3,5 bảng giá cũ.
Bảng giá đất mới được UBND TP Hà Nội công bố ngày 20/12 và có hiệu lực ngay lập tức cho đến hết 31/12/2025.
Tại bảng giá này, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng một m2 áp dụng cho thửa giáp mặt đường tại loạt tuyến đường của quận Hoàn Kiếm như Bà Triệu (đoạn từ Hàng Khay đến Trần Hưng Đạo), Đinh Tiên Hoàng, Hai Bà Trưng (đoạn từ Lê Thánh Tông đến Quán Sứ).
Mức giá này cũng được áp dụng cho các tuyến đường Hàng Đào, Hàng Khay, Hàng Ngang, Lê Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Nhà Thờ và Trần Hưng Đạo (đoạn Trần Thánh Tông đến Lê Duẩn).
Ở bảng giá ban hành năm 2019, tuyến đường có giá đất ở đắt nhất là Hàng Ngang, Hàng Đào với gần 188 triệu đồng một m2. Như vậy, giá cao nhất tại bảng vừa ban hành gấp gần 3,7 lần bảng giá cũ.
Ngã tư Hàng Khay - Hàng Bài - Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm - những con phố có giá đất cao nhất Hà Nội. Ảnh: Giang Huy
Tại quận trung tâm khác là Ba Đình, đường có giá đất cao nhất là Phan Đình Phùng với hơn 450 triệu đồng một m2. Mức này này gấp 3,4 lần hiện hành. Một số tuyến khác cũng có mức trên 400 triệu đồng một m2 như Trần Phú, Độc Lập.
Với quận Hai Bà Trưng, giá đất điều chỉnh cao nhất tại đường Nguyễn Du (đoạn Quang Trung đến Trần Bình Trọng), Phố Huế (đoạn Nguyễn Du đến Nguyễn Công Trứ) với trên 368 triệu đồng một m2. Mức này cũng gấp gần 3,5 bảng giá cũ.
Tại quận Tây Hồ, đường Văn Cao có giá đắt nhất với hơn 256 triệu đồng một m2. Mức này gấp gần 3,3 lần hiện tại.
Giá đất nông nghiệp cũng được điều chỉnh. Trong đó, đất trồng lúa và cây hàng năm, lâu năm, nuôi trồng thủy sản đắt thêm khoảng 15%, cao nhất 290.000 một m2.
Bảng giá đất điều chỉnh được dùng làm căn cứ để tính tiền bồi thường, xác định giá đất cho người tái định cư với người được bồi thường về đất ở; tính thuế sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bảng giá cũng được dùng điều chỉnh các khoản phí và lệ phí liên quan đến sử dụng, chuyển nhượng đất hoặc khi làm các thủ tục hành chính về đất đai...
Đối với người dân, trong các giao dịch đất đai nếu thỏa thuận giá đất thấp hơn bảng giá được công bố, cơ quan quản lý đất đai có thể yêu cầu xem xét lại tính hợp pháp của giao dịch. Dù giao dịch hợp pháp, người dân vẫn phải nộp thuế và phí dựa trên mức giá tối thiểu của bảng giá đất.