Cao Tùng
Thành viên nổi tiếng
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 22.4.2025 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu thống kê danh sách các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan Trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh không hoàn thành chỉ tiêu giải ngân đầu tư công năm 2024, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/4/2025.
Giải ngân đầu tư công là việc "rút" tiền từ ngân sách Nhà nước để chi cho các dự án như: xây cầu, làm đường, trường học, bệnh viện... Chỉ tiêu giải ngân là mục tiêu cụ thể được giao, ví dụ như: “đến hết năm phải chi được 90% tổng vốn đầu tư đã được duyệt”. Nếu đến cuối kỳ mà mới chi được 60%, tức là không hoàn thành chỉ tiêu.
Hệ quả của việc không hoàn thành chỉ tiêu giải ngân đầu tư công là dự án bị chậm tiến độ, kéo dài thời gian hoàn thành; hiệu quả sử dụng vốn kém, làm giảm tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Nếu tình trạng này kéo dài còn làm ảnh hưởng đến uy tín và khả năng được phân bổ vốn trong tương lai.
Thủ tục hành chính rườm rà, kéo dài. Các quy trình như phê duyệt dự án, đấu thầu, ký hợp đồng... thường mất nhiều thời gian do quy định chồng chéo, phải qua nhiều bước, nhiều cơ quan. Có khi đến gần cuối năm mới xong thủ tục, lúc đó giải ngân không kịp nữa.
Chậm giải phóng mặt bằng. Dự án đầu tư công, nhất là làm đường, xây cầu, thường liên quan đến đất đai. Nếu người dân chưa đồng thuận hoặc giá bồi thường chưa hợp lý thì quá trình bàn giao mặt bằng bị chậm, kéo theo tiến độ thi công và giải ngân cũng chậm theo.
Thiếu năng lực quản lý ở cấp địa phương hoặc chủ đầu tư. Một số đơn vị được giao vốn nhưng lại thiếu kinh nghiệm hoặc chưa chuẩn bị kỹ hồ sơ, kế hoạch triển khai, khiến vốn có sẵn mà không tiêu được đúng cách hoặc đúng thời điểm.
Nhà thầu thi công yếu hoặc không đủ năng lực. Khi chọn nhà thầu yếu, thi công chậm hoặc ngừng trệ, không hoàn thành đúng tiến độ thì cũng không thể giải ngân. Vốn cứ nằm đó.
Giá nguyên vật liệu biến động mạnh. Khi giá tăng đột ngột mà không kịp điều chỉnh hợp đồng, nhà thầu không dám triển khai tiếp vì sợ lỗ. Dự án đình trệ, vốn không tiêu được.
Tâm lý “sợ sai, sợ trách nhiệm”. Sau một số vụ việc bị xử lý liên quan đến đầu tư công, nhiều cán bộ lo ngại nếu giải ngân “sai” sẽ bị kỷ luật. Họ chọn cách trì hoãn, chậm xử lý thay vì chủ động.
Chậm điều chỉnh kế hoạch vốn. Có dự án không cần dùng nhiều vốn nữa, nhưng việc điều chuyển sang nơi khác lại mất thời gian do thiếu cơ chế linh hoạt. Vốn nằm chờ, không giải ngân được.
Nói chung, đầu tư công là chi tiền từ ngân sách cho các dự án phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội của đất nước. Việc chậm trễ giải ngân đầu tư công ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Mặc dù việc giải ngân không dễ dàng nhưng mong rằng các dự án đầu tư công sẽ không bị chậm trễ nữa.

Vậy không hoàn thành chỉ tiêu giải ngân đầu tư công là gì?
"Không hoàn thành chỉ tiêu giải ngân đầu tư công" có nghĩa là một cơ quan, địa phương hoặc dự án không sử dụng hết số tiền đã được Nhà nước phân bổ cho đầu tư công trong một khoảng thời gian nhất định (thường là theo năm). Nói cách khác, tiền đã được cấp nhưng không được chi ra đúng tiến độ hoặc đúng kế hoạch đã đề ra.Giải ngân đầu tư công là việc "rút" tiền từ ngân sách Nhà nước để chi cho các dự án như: xây cầu, làm đường, trường học, bệnh viện... Chỉ tiêu giải ngân là mục tiêu cụ thể được giao, ví dụ như: “đến hết năm phải chi được 90% tổng vốn đầu tư đã được duyệt”. Nếu đến cuối kỳ mà mới chi được 60%, tức là không hoàn thành chỉ tiêu.
Hệ quả của việc không hoàn thành chỉ tiêu giải ngân đầu tư công là dự án bị chậm tiến độ, kéo dài thời gian hoàn thành; hiệu quả sử dụng vốn kém, làm giảm tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Nếu tình trạng này kéo dài còn làm ảnh hưởng đến uy tín và khả năng được phân bổ vốn trong tương lai.
Vì sao có tiền mà không tiêu được?
Thoạt nghe có vẻ vô lý, vì việc kiếm được tiền mới khó, vì sao tiêu tiền lại khó thế? Thực tế, việc giải ngân đầu tư công không giống như việc một người chi tiêu tiền của bản thân. Nó phải đạt được nhiều yêu cầu về thủ tục, chính sách, giải phóng mặt bằng... nói chung là cả khách quan và chủ quan. Có thể có nhiều lý do khiến cho việc giải ngân đầu tư công chậm trễ, như:Thủ tục hành chính rườm rà, kéo dài. Các quy trình như phê duyệt dự án, đấu thầu, ký hợp đồng... thường mất nhiều thời gian do quy định chồng chéo, phải qua nhiều bước, nhiều cơ quan. Có khi đến gần cuối năm mới xong thủ tục, lúc đó giải ngân không kịp nữa.
Chậm giải phóng mặt bằng. Dự án đầu tư công, nhất là làm đường, xây cầu, thường liên quan đến đất đai. Nếu người dân chưa đồng thuận hoặc giá bồi thường chưa hợp lý thì quá trình bàn giao mặt bằng bị chậm, kéo theo tiến độ thi công và giải ngân cũng chậm theo.
Thiếu năng lực quản lý ở cấp địa phương hoặc chủ đầu tư. Một số đơn vị được giao vốn nhưng lại thiếu kinh nghiệm hoặc chưa chuẩn bị kỹ hồ sơ, kế hoạch triển khai, khiến vốn có sẵn mà không tiêu được đúng cách hoặc đúng thời điểm.
Nhà thầu thi công yếu hoặc không đủ năng lực. Khi chọn nhà thầu yếu, thi công chậm hoặc ngừng trệ, không hoàn thành đúng tiến độ thì cũng không thể giải ngân. Vốn cứ nằm đó.
Giá nguyên vật liệu biến động mạnh. Khi giá tăng đột ngột mà không kịp điều chỉnh hợp đồng, nhà thầu không dám triển khai tiếp vì sợ lỗ. Dự án đình trệ, vốn không tiêu được.
Tâm lý “sợ sai, sợ trách nhiệm”. Sau một số vụ việc bị xử lý liên quan đến đầu tư công, nhiều cán bộ lo ngại nếu giải ngân “sai” sẽ bị kỷ luật. Họ chọn cách trì hoãn, chậm xử lý thay vì chủ động.
Chậm điều chỉnh kế hoạch vốn. Có dự án không cần dùng nhiều vốn nữa, nhưng việc điều chuyển sang nơi khác lại mất thời gian do thiếu cơ chế linh hoạt. Vốn nằm chờ, không giải ngân được.
Nói chung, đầu tư công là chi tiền từ ngân sách cho các dự án phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội của đất nước. Việc chậm trễ giải ngân đầu tư công ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Mặc dù việc giải ngân không dễ dàng nhưng mong rằng các dự án đầu tư công sẽ không bị chậm trễ nữa.