David Dũng
Thành viên nổi tiếng
Chiều 16/1, trong phiên tòa xét xử vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, cựu Chủ tịch UBND tỉnh và cựu Giám đốc Sở Tài chính, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) đã đề nghị mức án 36 tháng tù cho hưởng án treo đối với các bị cáo. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về cơ sở và lý do tại sao các bị cáo, đặc biệt là những quan chức cấp cao, lại được đề nghị hưởng án treo thay vì án tù giam.
Các yếu tố được xem xét khi đề nghị hưởng án treo
Các yếu tố được xem xét khi đề nghị hưởng án treo
- Nhân thân tốt và quá trình công tác: Cả ba bị cáo đều có quá trình công tác lâu dài và đóng góp không nhỏ trong công tác lãnh đạo của tỉnh Thanh Hóa. Họ được đánh giá có nhân thân tốt, không có tiền án tiền sự và đã có những cống hiến nhất định cho sự phát triển của địa phương trong suốt thời gian công tác.
- Điều kiện gia đình và sức khỏe: Việc các bị cáo có gia đình khó khăn, có người thân cần chăm sóc, và tình trạng sức khỏe cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xem xét án treo. Điều này tạo ra lý do nhân đạo để có thể cho họ hưởng án treo, giúp họ tiếp tục chăm sóc gia đình và chữa trị sức khỏe.
- Hành vi phạm tội có tính chất không quá nghiêm trọng: Dù các bị cáo đều vi phạm pháp luật trong công tác quản lý và điều hành, nhưng hành vi của họ không gây thiệt hại nghiêm trọng đến mức độ cần phải xử lý giam giữ. Theo đánh giá, các bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, đồng thời đã khắc phục một phần hậu quả từ hành vi phạm tội của mình.
- Án treo là hình thức xử lý phù hợp với tình tiết vụ án: Việc đề nghị mức án treo có thể là do cơ quan xét xử nhận thấy rằng các bị cáo không có nguy cơ tái phạm, đồng thời việc án treo sẽ giúp họ có cơ hội tiếp tục sửa chữa lỗi lầm và cống hiến cho xã hội trong một môi trường tự do hơn.
Chiều 16/1, tiếp tục vụ xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa, sau khi kết thúc phần xét hỏi sang phần tranh tụng, đại diện VKSND đề nghị cùng mức án 36 tháng tù cho hưởng án treo đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ, cựu Chủ tịch UBND tỉnh và cựu Giám đốc Sở Tài chính.
Cụ thể, đại diện Viện KSND tỉnh Thanh Hóa khẳng định, đủ cơ sở để truy tố 11 bị cáo vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3, điều 219 bộ luật Hình sự.
Sau khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ, đại diện Viện KSND tỉnh Thanh Hóa đề nghị cùng mức án 36 tháng tù cho hưởng án treo đối với các bị cáo Trịnh Văn Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa; Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; Đinh Cẩm Vân, cựu Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa.
Còn bị cáo Nguyễn Bá Hùng, cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa, bị đề nghị mức án từ 3 năm đến 3 năm 6 tháng tù; bị cáo Đinh Xuân Hướng, cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND huyện Như Thanh (Thanh Hóa), cựu Tổng giám đốc Công ty CP Sông Mã, bị đề nghị mức án từ 5 - 6 năm tù; bị cáo Nguyễn Mạnh Sơn, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Mã, bị đề nghị mức án từ 4 - 5 năm tù.
Bị cáo Bùi Văn Nam, cựu Phó trưởng phòng Kinh tế - Tài chính, thuộc Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa; và bị cáo Văn Xuân Hùng, cựu Trưởng phòng Quản lý công sản - giá cả Sở Tài chính Thanh Hóa, cùng bị đề nghị mức án từ 30 đến 36 tháng tù. Các bị cáo Cù Đình Hiền, cựu Phó trưởng phòng Kinh tế - Tài chính, thuộc Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa; bị cáo Ngô Đình Chén, cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa và Trần Công Tỏ, cựu Trưởng phòng Tài chính doanh nghiệp Sở Tài chính Thanh Hóa, bị đề nghị mức án từ 24 đến 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Trước đó, ở phần phần xét hỏi chiều 16/1, bị cáo Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa trình bày tại toà là rất xấu hổ.
Theo đó, khi luật sư hỏi, cơ sở nào để bị cáo Xứng ký quyết định 4562, với tư cách là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ở thời điểm đó bị cáo có biết là sai không? Bị cáo Xứng trả lời không biết mình sai và cho biết sau này khi làm Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng không biết mình ký quyết định 4562 là sai dù bị cáo Xứng từng yêu cầu làm rõ 13 dự án giao đất cho các cơ quan cấp dưới. Bị cáo Xứng cũng nói, nếu biết sai thì sẽ xử lý được. Từ khi khởi tố vụ án, bị cáo Xứng làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng thì mới biết mình sai và khắc phục hậu quả vụ án với số tiền 22,5 tỉ đồng.
Nguồn: Dân trí