Lý Kim Sơn, câu chuyện tưởng "truyền cảm hứng" nhưng lại khiến người ta mất động lực sống

vnrcraw4
Chi Le
Phản hồi: 1

Chi Le

Thành viên nổi tiếng
Hôm nay, mạng xã hội chia sẻ lại từ một trang báo điện tử câu chuyện “gây xúc động” về nam sinh Trung Quốc tên Lý Kim Sơn. Theo nội dung được lan truyền, đây là học sinh giỏi nhất tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc hồi năm 2015 luôn đạt điểm thi thử cao nhất, là niềm hy vọng của cả trường. Nhưng đến kỳ thi đại học, cậu bất ngờ chỉ đạt 200/750 điểm, khiến giáo viên sửng sốt. Sau đó, mọi người mới phát hiện cậu cố tình bỏ bài để được đi làm, kiếm tiền chữa bệnh cho cha, từ bỏ giấc mơ đại học vì hoàn cảnh gia đình.
1751687925453.png

Nghe qua, đây là một câu chuyện đầy cảm động, mang hơi hướng điện ảnh. Nhưng khi nhìn kỹ, dễ thấy rằng nó thiếu hoàn toàn cơ sở xác thực, không được dẫn nguồn từ bất kỳ báo chính thống nào của Trung Quốc. Tất cả những gì chúng ta thấy chỉ là các bài viết được sao chép, dịch lại từ những trang tổng hợp tin tức như Sohu hay Kuaibao - vốn nổi tiếng với các câu chuyện "giả mà cảm động".

Vấn đề ở đây không chỉ là độ thật giả của câu chuyện. Điều đáng nói là kiểu “truyền cảm hứng” như thế này đang ngày càng phản tác dụng. Người ta cố gắng dựng lên hình tượng một cậu học sinh “hy sinh giấc mơ” để đi giao hàng, như thể đó là một lựa chọn cao cả. Nhưng nếu phân tích kỹ, câu chuyện này chỉ gieo vào đầu người đọc một suy nghĩ nguy hiểm: khi gặp khó khăn thì nên từ bỏ, nên dừng lại giấc mơ để quay về thực tế nghèo khó.

Thay vì khuyến khích người trẻ vượt lên hoàn cảnh, phấn đấu để thay đổi số phận, thì câu chuyện này lại như một liều thuốc ru ngủ. Nó ca ngợi sự chịu đựng, sự đầu hàng số phận, trong khi không đưa ra bất kỳ giải pháp thực tế hay bài học cụ thể nào. Người đọc, đặc biệt là các bạn trẻ đang loay hoay với kỳ thi hay tương lai, có thể sẽ tự hỏi: “Liệu mình cố gắng để làm gì, nếu cuối cùng vẫn phải bỏ học đi làm?”

Chúng ta không phủ nhận có những người trẻ phải hi sinh ước mơ vì hoàn cảnh gia đình. Nhưng những câu chuyện đó phải có thật, phải có sức nặng của hiện thực, chứ không phải là những tình tiết được dựng nên chỉ để lấy nước mắt. Việc lặp đi lặp lại những “mẩu chuyện truyền cảm hứng” không kiểm chứng sẽ không giúp xã hội tốt đẹp hơn, mà chỉ khiến người trẻ trở nên thụ động, dễ chấp nhận nghịch cảnh hơn là tìm cách vượt qua.

Cảm động không có nghĩa là đúng. Và truyền cảm hứng không đồng nghĩa với việc ru người ta vào giấc mơ ảo. Nếu một câu chuyện không giúp bạn mạnh mẽ hơn, không thôi thúc bạn phấn đấu, thì nó đơn giản chỉ là một màn kể chuyện giỏi nhưng vô dụng.
 

Đính kèm

  • 1751687901719.png
    1751687901719.png
    506.2 KB · Lượt xem: 3


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top