Ly kỳ vở kịch "công an chở dân đi bán vàng" và phút bừng tỉnh của bà lão

conduongmauxanh2106
Con Đường Màu Xanh
Phản hồi: 1

Con Đường Màu Xanh

Thành viên nổi tiếng
"Anh ta tính 13 chỉ vàng của tôi bán được 105,6 triệu đồng. Tôi chỉ cần nộp 105 triệu đồng. Anh ta yêu cầu tôi đi bán vàng, "công an" sẽ điều ô tô chở tôi đi", bà lão là nạn nhân nhóm lừa đảo kể lại.

Vở kịch hoàn hảo

Đã 2 ngày trôi qua nhưng bà L.T.H. (69 tuổi, trú huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) vẫn chưa hoàn hồn sau khi suýt sập bẫy nhóm lừa đảo trên mạng xã hội.

Trưa 15/10, bà H. nhận được cuộc điện thoại, người bên kia xưng là Công an tỉnh Nghệ An, yêu cầu bà phối hợp làm rõ thông tin liên quan đến một khoản vay ngân hàng. Người này yêu cầu bà H. chuyển sang Zalo để tiện xác minh trước khi công an chính thức làm việc.

Người xưng công an yêu cầu bà H. vào trong phòng kín, không được nói với ai, phải cắm sạc điện thoại để duy trì liên lạc. Nếu bà rời phòng hoặc điện thoại bị gián đoạn liên lạc sẽ bị bắt, xử lý về hành vi bỏ trốn.

1729136865145.png

Bà H. vẫn chưa hết sợ hãi khi suýt bị lừa mất 13 chỉ vàng (Ảnh: Hoàng Lam).

"Anh ta gọi Zalo cho tôi. Trên màn hình, tôi thấy một nhóm khoảng 10 người mặc đồ công an, đang làm việc hết sức nghiêm túc, họ gọi nhau là thủ trưởng, đồng chí... nên tôi nghĩ là công an thật", bà H. kể.

Người xưng là điều tra viên, phụ trách vụ việc của bà H. nói rằng bà có một khoản vay 50 triệu đồng tại một chi nhánh ngân hàng quân đội có trụ sở tại Hà Nội.

Bà H. khẳng định không vay mượn gì, vị "cảnh sát điều tra" nói nhiều khả năng bà bị lộ thông tin cá nhân, bị kẻ xấu dùng giấy tờ để vay tiền. Anh ta hướng dẫn bà viết đơn gửi Công an TP Hà Nội nhờ điều tra, bắt giữ kẻ mạo danh để trả lại sự trong sạch cho mình.

Người này gọi cho một người được giới thiệu là thủ trưởng ở Bộ Công an, báo cáo về trường hợp của bà H.. Qua Zalo, bà H. nghe vị "thủ trưởng Bộ Công an" thông báo bà bị nghi ngờ liên quan đến một đường dây ma túy.

Lúc này, một người mặc áo công an khác đưa ra 2 tấm ảnh, dí sát vào điện thoại, hỏi bà H. có nhận ra ai đây không? Bà H. nói không quen biết 2 người trong ảnh.

"Anh ta nói đây là 2 đối tượng cầm đầu đường dây ma túy quốc tế, họ khai sử dụng giấy tờ tùy thân của tôi để mua bán ma túy. Họ yêu cầu tôi lựa chọn phối hợp điều tra qua Zalo hoặc là bị bắt giam 3-4 tháng. Lúc này tôi bắt đầu hoảng vì chứng minh nhân dân của tôi trước đây bị mất, nhỡ bị bọn tội phạm sử dụng để làm việc xấu thật. Tôi đồng ý làm việc với công an qua Zalo", bà H. kể.

1729136914879.png

Nội dung đơn trình báo đối tượng đọc cho bà H. viết, gửi Công an Hà Nội để "bắt kẻ mạo danh vay tiền" (Ảnh: Hoàng Lam).

Sau một loạt câu hỏi với hàm ý hăm dọa, vị "cán bộ điều tra" hỏi bà H. có tài sản gì không. Người phụ nữ thật thà cho biết bản thân chỉ có vài trăm nghìn tiền mặt và 13 chỉ vàng.

Anh ta bảo bây giờ cần phong tỏa tài sản của bà H. để phục vụ điều tra, nếu chứng minh được bà không liên quan đến hoạt động mua bán ma túy sẽ trả lại. Người này yêu cầu bà H. đi bán số vàng kia để nộp vào kho bạc vì "cơ quan công an" không giữ vàng.

"Anh ta tính 13 chỉ vàng của tôi bán được 105,6 triệu đồng. Tôi chỉ cần nộp 105 triệu đồng. Việc này không được nói với ai, nếu không tôi sẽ bị bắt ngay lập tức. Anh ta yêu cầu tôi đi bán vàng, "công an" sẽ điều ô tô chở tôi đi.

Để đảm bảo an toàn cho tôi, anh ta sẽ cử 3 công an mật, âm thầm đi sau để bảo vệ. Họ yêu cầu tôi tuyệt đối giữ bí mật và duy trì liên lạc. Do Zalo của tôi vào mạng bằng wifi nên anh ta chuyển sang gọi điện thoại", bà H. kể tiếp.

Bà H. mang 13 chỉ vàng đi ra cổng, thấy một ô tô đã chờ sẵn. Điều này khiến bà càng tin rằng mình đang làm việc với công an và được xe của công an chở đi bán vàng.

3 câu hỏi của cụ bà bóc mẽ bọn lừa đảo

Ngồi trên ô tô, bà H. được yêu cầu không được gián đoạn liên lạc và giữ bí mật về cuộc điều tra. Nỗi sợ hãi đeo bám bà lão gần 70 tuổi, đến nỗi tiếng còi ô tô khi vào cua cũng khiến bà nghĩ rằng đấy là tiếng còi hụ của xe công an đang theo để bắt mình.

Đi qua khu vực mất sóng, điện thoại bị gián đoạn liên lạc, bà làm liều bắt chuyện người lái xe. Khi biết anh ta ở xã bên cạnh, có biết con dâu mình và được một người gọi điện thuê đến chở, người phụ nữ này bắt đầu nhận ra nhiều điểm bất thường trong câu chuyện ly kỳ này.

Khi đến hiệu vàng ở huyện bên cạnh, bà H. gọi điện thoại cho "cán bộ điều tra", hỏi về giấy biên nhận, các hóa đơn, chứng từ khi nộp tiền cho công an.

1729136939111.png

Số điện thoại đối tượng lừa đảo gọi cho bà H. (Ảnh: Hoàng Lam).

"Tôi nói không có giấy biên nhân hay hóa đơn, chứng từ, sau này tôi làm sao mà lấy lại được tiền, ai làm chứng cho tôi? Tôi nghe tiếng đập bàn rồi anh ta quát to, bảo công an không lừa ai bao giờ, yêu cầu tôi nộp tiền vào số tài sản đã cung cấp, công an sẽ trả lại.

Anh ta bảo nếu tôi không bán vàng và nộp tiền ngay, sẽ cho con trai tôi mất việc. Chống lệnh, họ sẽ cho người bắt tôi ngay lập tức", bà H. thuật lại.

Vì con trai từng làm trưởng công an xã bán chuyên trách, bà H. biết rằng việc bắt người sẽ phải thông qua chính quyền địa phương và công an xã. Nhưng "vị cán bộ điều tra" khẳng định vì bà liên quan đến tội phạm ma túy, công an có thể bắt ngay, không cần qua địa phương.

"Lúc này tôi nhận ra là mình bị lừa. Tôi nói cứng "thế thì mời công an mật vào đây bắt tôi, hoặc cùng đến trụ sở công an để làm việc". Nghe thế anh ta tắt điện thoại", bà H. kể.

Bà H. gọi điện thông báo với người con trai từng là trưởng công an xã.

"Tôi nói với mẹ, đó là lừa đảo, mẹ không được làm theo, đồng thời dặn bà ở yên chỗ đó, tôi sẽ đến đón. Thú thực lúc đó tôi sợ người lái xe cũng là đồng bọn của nhóm lừa đảo, nếu không lừa được, chúng sẽ bắt cóc hoặc cướp tài sản của bà.

May mọi việc không như tôi nghi ngờ. Anh ta chỉ là người lái xe dịch vụ, được người khác gọi điện thuê đến chở mẹ tôi. Khi biết mẹ tôi suýt bị lừa, anh còn động viên và chở bà về nhà an toàn", anh N.Đ.C., con trai bà H., chia sẻ.

Nguồn: dantri
 
"Anh ta tính 13 chỉ vàng của tôi bán được 105,6 triệu đồng. Tôi chỉ cần nộp 105 triệu đồng. Anh ta yêu cầu tôi đi bán vàng, "công an" sẽ điều ô tô chở tôi đi", bà lão là nạn nhân nhóm lừa đảo kể lại.

Vở kịch hoàn hảo

Đã 2 ngày trôi qua nhưng bà L.T.H. (69 tuổi, trú huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) vẫn chưa hoàn hồn sau khi suýt sập bẫy nhóm lừa đảo trên mạng xã hội.

Trưa 15/10, bà H. nhận được cuộc điện thoại, người bên kia xưng là Công an tỉnh Nghệ An, yêu cầu bà phối hợp làm rõ thông tin liên quan đến một khoản vay ngân hàng. Người này yêu cầu bà H. chuyển sang Zalo để tiện xác minh trước khi công an chính thức làm việc.

Người xưng công an yêu cầu bà H. vào trong phòng kín, không được nói với ai, phải cắm sạc điện thoại để duy trì liên lạc. Nếu bà rời phòng hoặc điện thoại bị gián đoạn liên lạc sẽ bị bắt, xử lý về hành vi bỏ trốn.

View attachment 1053
Bà H. vẫn chưa hết sợ hãi khi suýt bị lừa mất 13 chỉ vàng (Ảnh: Hoàng Lam).

"Anh ta gọi Zalo cho tôi. Trên màn hình, tôi thấy một nhóm khoảng 10 người mặc đồ công an, đang làm việc hết sức nghiêm túc, họ gọi nhau là thủ trưởng, đồng chí... nên tôi nghĩ là công an thật", bà H. kể.

Người xưng là điều tra viên, phụ trách vụ việc của bà H. nói rằng bà có một khoản vay 50 triệu đồng tại một chi nhánh ngân hàng quân đội có trụ sở tại Hà Nội.

Bà H. khẳng định không vay mượn gì, vị "cảnh sát điều tra" nói nhiều khả năng bà bị lộ thông tin cá nhân, bị kẻ xấu dùng giấy tờ để vay tiền. Anh ta hướng dẫn bà viết đơn gửi Công an TP Hà Nội nhờ điều tra, bắt giữ kẻ mạo danh để trả lại sự trong sạch cho mình.

Người này gọi cho một người được giới thiệu là thủ trưởng ở Bộ Công an, báo cáo về trường hợp của bà H.. Qua Zalo, bà H. nghe vị "thủ trưởng Bộ Công an" thông báo bà bị nghi ngờ liên quan đến một đường dây ma túy.

Lúc này, một người mặc áo công an khác đưa ra 2 tấm ảnh, dí sát vào điện thoại, hỏi bà H. có nhận ra ai đây không? Bà H. nói không quen biết 2 người trong ảnh.

"Anh ta nói đây là 2 đối tượng cầm đầu đường dây ma túy quốc tế, họ khai sử dụng giấy tờ tùy thân của tôi để mua bán ma túy. Họ yêu cầu tôi lựa chọn phối hợp điều tra qua Zalo hoặc là bị bắt giam 3-4 tháng. Lúc này tôi bắt đầu hoảng vì chứng minh nhân dân của tôi trước đây bị mất, nhỡ bị bọn tội phạm sử dụng để làm việc xấu thật. Tôi đồng ý làm việc với công an qua Zalo", bà H. kể.

View attachment 1054
Nội dung đơn trình báo đối tượng đọc cho bà H. viết, gửi Công an Hà Nội để "bắt kẻ mạo danh vay tiền" (Ảnh: Hoàng Lam).

Sau một loạt câu hỏi với hàm ý hăm dọa, vị "cán bộ điều tra" hỏi bà H. có tài sản gì không. Người phụ nữ thật thà cho biết bản thân chỉ có vài trăm nghìn tiền mặt và 13 chỉ vàng.

Anh ta bảo bây giờ cần phong tỏa tài sản của bà H. để phục vụ điều tra, nếu chứng minh được bà không liên quan đến hoạt động mua bán ma túy sẽ trả lại. Người này yêu cầu bà H. đi bán số vàng kia để nộp vào kho bạc vì "cơ quan công an" không giữ vàng.

"Anh ta tính 13 chỉ vàng của tôi bán được 105,6 triệu đồng. Tôi chỉ cần nộp 105 triệu đồng. Việc này không được nói với ai, nếu không tôi sẽ bị bắt ngay lập tức. Anh ta yêu cầu tôi đi bán vàng, "công an" sẽ điều ô tô chở tôi đi.

Để đảm bảo an toàn cho tôi, anh ta sẽ cử 3 công an mật, âm thầm đi sau để bảo vệ. Họ yêu cầu tôi tuyệt đối giữ bí mật và duy trì liên lạc. Do Zalo của tôi vào mạng bằng wifi nên anh ta chuyển sang gọi điện thoại", bà H. kể tiếp.

Bà H. mang 13 chỉ vàng đi ra cổng, thấy một ô tô đã chờ sẵn. Điều này khiến bà càng tin rằng mình đang làm việc với công an và được xe của công an chở đi bán vàng.

3 câu hỏi của cụ bà bóc mẽ bọn lừa đảo

Ngồi trên ô tô, bà H. được yêu cầu không được gián đoạn liên lạc và giữ bí mật về cuộc điều tra. Nỗi sợ hãi đeo bám bà lão gần 70 tuổi, đến nỗi tiếng còi ô tô khi vào cua cũng khiến bà nghĩ rằng đấy là tiếng còi hụ của xe công an đang theo để bắt mình.

Đi qua khu vực mất sóng, điện thoại bị gián đoạn liên lạc, bà làm liều bắt chuyện người lái xe. Khi biết anh ta ở xã bên cạnh, có biết con dâu mình và được một người gọi điện thuê đến chở, người phụ nữ này bắt đầu nhận ra nhiều điểm bất thường trong câu chuyện ly kỳ này.

Khi đến hiệu vàng ở huyện bên cạnh, bà H. gọi điện thoại cho "cán bộ điều tra", hỏi về giấy biên nhận, các hóa đơn, chứng từ khi nộp tiền cho công an.

View attachment 1055
Số điện thoại đối tượng lừa đảo gọi cho bà H. (Ảnh: Hoàng Lam).

"Tôi nói không có giấy biên nhân hay hóa đơn, chứng từ, sau này tôi làm sao mà lấy lại được tiền, ai làm chứng cho tôi? Tôi nghe tiếng đập bàn rồi anh ta quát to, bảo công an không lừa ai bao giờ, yêu cầu tôi nộp tiền vào số tài sản đã cung cấp, công an sẽ trả lại.

Anh ta bảo nếu tôi không bán vàng và nộp tiền ngay, sẽ cho con trai tôi mất việc. Chống lệnh, họ sẽ cho người bắt tôi ngay lập tức", bà H. thuật lại.

Vì con trai từng làm trưởng công an xã bán chuyên trách, bà H. biết rằng việc bắt người sẽ phải thông qua chính quyền địa phương và công an xã. Nhưng "vị cán bộ điều tra" khẳng định vì bà liên quan đến tội phạm ma túy, công an có thể bắt ngay, không cần qua địa phương.

"Lúc này tôi nhận ra là mình bị lừa. Tôi nói cứng "thế thì mời công an mật vào đây bắt tôi, hoặc cùng đến trụ sở công an để làm việc". Nghe thế anh ta tắt điện thoại", bà H. kể.

Bà H. gọi điện thông báo với người con trai từng là trưởng công an xã.

"Tôi nói với mẹ, đó là lừa đảo, mẹ không được làm theo, đồng thời dặn bà ở yên chỗ đó, tôi sẽ đến đón. Thú thực lúc đó tôi sợ người lái xe cũng là đồng bọn của nhóm lừa đảo, nếu không lừa được, chúng sẽ bắt cóc hoặc cướp tài sản của bà.

May mọi việc không như tôi nghi ngờ. Anh ta chỉ là người lái xe dịch vụ, được người khác gọi điện thuê đến chở mẹ tôi. Khi biết mẹ tôi suýt bị lừa, anh còn động viên và chở bà về nhà an toàn", anh N.Đ.C., con trai bà H., chia sẻ.
mình đã từng bị gọi yêu cầu phối hợp để xác minh vụ việc như của bà H này, họ nói rõ cả ngày, tháng, năm sinh, số CCCD và cả chỗ ở, nhưng ngay từ đầu mình đã xác định được mục đích của bọn này nên trả lời dứt khoát, thấy tịt luôn
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top