David Dũng
Well-known member
Horten Ho-229 là chủ đề gây nhiều suy đoán hơn bất kỳ chiếc máy bay nào khác trong Thế chiến II.
Kỳ 1: Tham vọng của hai anh em Walter
Reimar Horten và anh trai Walter là những nhà chế tạo máy bay người Đức. Sự nghiệp chế tạo máy bay của hai anh em này kéo dài từ năm 1933 đến cuối Thế chiến II, mặc dù sau chiến tranh, họ vẫn làm một số công việc nhỏ ở Argentina khi là những cựu thành viên Đức Quốc xã lưu vong. Nếu họ sống 40 năm nữa, có khả năng họ sẽ trở thành thành viên của một câu lạc bộ EAA ở Đức, kiếm sống bằng cách bán bộ dụng cụ cho các loại tàu lượn có thiết kế cánh bay hiệu suất cao.
Chiếc H IIL đầu tiên trong số hai chiếc được chế tạo tại Lippstadt vào năm 1937 đã được Reimar Horten lái trong một cuộc thi tàu lượn. Ảnh: Wolfgang Muehlbauer
Anh em Horten là những người có tài nhưng không đến mức là thiên tài hàng không như một số người từng gọi. Họ chế tạo một loạt phiên bản ngày càng tinh vi dựa trên cùng một thiết kế cơ bản là những chiếc tàu lượn không đuôi, cánh vát duyên dáng, mặc dù một số trong số đó được trang bị động cơ. Trong suốt sự nghiệp, anh em Horten chế tạo tổng cộng 44 khung máy bay dụa trên 12 thiết kế cơ bản. Lịch sử mô tả họ là những nhà tiên phong hàng không, vì vào năm 1940, Walter Horten đã đề xuất lắp đặt hai động cơ phản lực trục mới của Đức vào một chiếc tàu lượn Horten. Kết quả là chiếc Ho IX ra đời. Reimar là nhà khí động học và thiết kế; còn Walter là người hỗ trợ. Walter sau đó giữ một vị trí quan trọng trong Không quân Đức, cho phép ông hỗ trợ về mặt vật tư, nhân sự và cơ sở vật chất cho em trai mình.
Ban đầu, chiếc Ho IX được trang bị hai động cơ BMW 003, nhưng khi hai động cơ này hoạt động không hiệu quả, anh em Horten chuyển sang dùng động cơ Junkers Jumo 004B. Ho IX V2 là bản thử nghiệm thứ 2, còn bản V1 là một tàu lượn nghiên cứu không có động cơ. Ho IX V2 đã chính thức bay ba lần, gặp tai nạn chết người vào cuối chuyến bay thứ ba khi một trong hai động cơ Jumo bị hỏng.
Không có chiếc Horten IX nào từng cất cánh lần nữa, nhưng không thể phủ nhận anh em Horten đã chế tạo và thử nghiệm chiếc cánh bay phản lực đầu tiên trên thế giới. Ho IX V2 cất cánh lần đầu tiên vào tháng 3/1945, sớm hơn hơn ba năm rưỡi so với chiếc máy bay ném bom cánh bay tám động cơ YB-49 của Northrop. Ở một số khía cạnh, anh em Horten đi trước Jack Northrop và các kỹ sư của ông, mặc dù Northrop chưa bao giờ thừa nhận điều đó. Sau chiến tranh, người ta đề xuất với Northrop rằng ông nên thuê hai anh em nhà Horten làm việc. Ông nói với vẻ khinh miệt: “Quên đi, họ chỉ là những người thiết kế tàu lượn”. Khi thành công của Ho IX được nhắc đến, Northrop gạt đi và cho rằng đó là thiết kế của Gotha, không phải của anh em Horten.
Northrop đã sai, nhưng nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn của ông là do Không quân Đức. Khi nhận ra rằng một xưởng chế tạo nhỏ như của anh em Horten không thể sản xuất hàng loạt máy bay tiêm kích - ném bom phản lực hai động cơ, Không quân Đức đã chuyển dự án này sang Gotha, một công ty chế tạo toa tàu lớn có kinh nghiệm chế tạo máy bay. Kết quả là, chiếc phản lực Horten đi vào lịch sử với một loạt tên gọi gây nhầm lẫn. Chiếc cánh bay duy nhất có động cơ phản lực từng bay là Ho IX V2. Bộ Hàng không Đức (Reichsluftfahrtministerium) đã gán cho dự án này một mã hiệu chính thức là Ho-229. Vì việc sản xuất được giao cho Gotha, một số nguồn vẫn gọi chiếc máy bay này là Go-229.
Nhiều loại máy bay của Không quân Đức do các nhà sản xuất khác nhau phát triển, nhưng một chiếc Junkers vẫn được gọi là Ju, một chiếc Heinkel vẫn được gọi là He, một chiếc Dornier vẫn được gọi là Do, bất kể ai thực sự sản xuất. Vì vậy, cái tên “Go-229” là không chính xác.
Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Smithsonian gọi một hiện vật quan trọng trong bộ sưu tập của mình là Horten 229, dù trong thực tế, chưa từng có chiếc Horten 229 nào được sản xuất hàng loạt. Thứ mà Smithsonian sở hữu chính là chiếc Ho IX V3 chưa hoàn thiện do Gotha chế tạo.
Phi công thử nghiệm Erwin Ziller khởi động động cơ của Ho IX V2 tại Oranienburg vào tháng 2/1945. Ảnh: Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia
Cần phải nhắc rằng không phải Northrop hay anh em Horten phát minh ra cánh bay. Cả ý tưởng lẫn những chiếc cánh bay thực sự đã tồn tại từ những năm 1910. Thực tế, vào cuối những năm 1920, đã có đủ các thí nghiệm với cánh bay đến mức thiết kế này bị coi là lỗi thời và cả Jack Northrop lẫn anh em Horten đều là những người đến sau.
Anh em Horten cũng được cho là đã thiết kế và chế tạo chiếc máy bay tiêm kích tàng hình đầu tiên trên thế giới. Đây là một tuyên bố khó có thể chứng minh và là một phần của giả thuyết phổ biến trong cộng đồng “vũ khí thần kỳ của Hitler”. Điều này càng được củng cố khi xuất hiện một bộ phim tài liệu năm 2009 mà Northrop Grumman tài trợ. Bộ phim có tên “Máy bay chiến đấu tàng hình của Hitler”, phát sóng trên kênh National Geographic. Bộ phim cố gắng chứng minh rằng một bản sao hiện đại của chiếc Ho IX V3 tại Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia, khi bị sóng vi ba chiếu vào, cho thấy có khả năng làm lệch hướng radar.
Xưởng chế tạo nguyên mẫu của Northrop Grumman đã chế tạo bản sao này với chi phí 250.000 USD - một khoản đầu tư “hời” cho một video dài một giờ được phát trên History Channel.
Northrop Grumman đã chế tạo bản sao của máy bay Ho IX V3 hoàn toàn bằng gỗ, có lớp vỏ bằng gỗ dán được dán bằng keo có chứa carbon để hấp thụ sóng radar. Chỉ phần giá đỡ bảng điều khiển bên trong (có thể nhìn thấy qua radar) và các đĩa máy nén ở giai đoạn đầu là bằng kim loại. Tuy nhiên, chiếc máy bay nguyên bản của anh em Horten có một phần thân giữa rộng 4m làm từ khung thép hàn và mang theo hai động cơ phản lực. Cả hai yếu tố này đều không xuất hiện trong bản sao của Northrop Grumman. Có thể lập luận rằng những thành phần kim loại này ít nhất có thể phản xạ một phần năng lượng sóng vi ba xuyên qua lớp gỗ dán. Nhưng Northrop Grumman tin rằng loại keo đặc biệt của họ đã làm cho bản sao hoàn toàn không bị radar phát hiện.
Bản sao cũng không bao gồm tám bình nhiên liệu nhôm lớn của chiếc Ho IX V3 nguyên bản. Northrop Grumman cũng không thêm các quả bom dưới cánh, thứ cần thiết cho cuộc tấn công vào mục tiêu được bảo vệ bằng radar. Vũ khí treo ngoài hoàn toàn phá hủy mọi khả năng tàng hình. Bộ phim tài liệu của National Geographic cuối cùng đã kết luận rằng một chiếc Horten hoàn toàn bằng gỗ có thể bay qua hệ thống radar tần số thấp Chain Home đã lỗi thời của Anh, nhưng không thể ném bom mục tiêu nào.
Theo bộ phim, điều này cho thấy các kỹ sư Đức Quốc xã đã tiến gần đến việc tung ra một chiếc máy bay phản lực mà một số người cho rằng có thể thay đổi cục diện chiến tranh như thế nào. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có khả năng xảy ra, vì vào thời điểm đó, người Đức hầu như đã hết nhiên liệu.
Đón đọc kỳ cuối: Sự thật về chiếc máy bay tàng hình đầu tiên
Kỳ 1: Tham vọng của hai anh em Walter
Reimar Horten và anh trai Walter là những nhà chế tạo máy bay người Đức. Sự nghiệp chế tạo máy bay của hai anh em này kéo dài từ năm 1933 đến cuối Thế chiến II, mặc dù sau chiến tranh, họ vẫn làm một số công việc nhỏ ở Argentina khi là những cựu thành viên Đức Quốc xã lưu vong. Nếu họ sống 40 năm nữa, có khả năng họ sẽ trở thành thành viên của một câu lạc bộ EAA ở Đức, kiếm sống bằng cách bán bộ dụng cụ cho các loại tàu lượn có thiết kế cánh bay hiệu suất cao.
Chiếc H IIL đầu tiên trong số hai chiếc được chế tạo tại Lippstadt vào năm 1937 đã được Reimar Horten lái trong một cuộc thi tàu lượn. Ảnh: Wolfgang Muehlbauer
Anh em Horten là những người có tài nhưng không đến mức là thiên tài hàng không như một số người từng gọi. Họ chế tạo một loạt phiên bản ngày càng tinh vi dựa trên cùng một thiết kế cơ bản là những chiếc tàu lượn không đuôi, cánh vát duyên dáng, mặc dù một số trong số đó được trang bị động cơ. Trong suốt sự nghiệp, anh em Horten chế tạo tổng cộng 44 khung máy bay dụa trên 12 thiết kế cơ bản. Lịch sử mô tả họ là những nhà tiên phong hàng không, vì vào năm 1940, Walter Horten đã đề xuất lắp đặt hai động cơ phản lực trục mới của Đức vào một chiếc tàu lượn Horten. Kết quả là chiếc Ho IX ra đời. Reimar là nhà khí động học và thiết kế; còn Walter là người hỗ trợ. Walter sau đó giữ một vị trí quan trọng trong Không quân Đức, cho phép ông hỗ trợ về mặt vật tư, nhân sự và cơ sở vật chất cho em trai mình.
Ban đầu, chiếc Ho IX được trang bị hai động cơ BMW 003, nhưng khi hai động cơ này hoạt động không hiệu quả, anh em Horten chuyển sang dùng động cơ Junkers Jumo 004B. Ho IX V2 là bản thử nghiệm thứ 2, còn bản V1 là một tàu lượn nghiên cứu không có động cơ. Ho IX V2 đã chính thức bay ba lần, gặp tai nạn chết người vào cuối chuyến bay thứ ba khi một trong hai động cơ Jumo bị hỏng.
Không có chiếc Horten IX nào từng cất cánh lần nữa, nhưng không thể phủ nhận anh em Horten đã chế tạo và thử nghiệm chiếc cánh bay phản lực đầu tiên trên thế giới. Ho IX V2 cất cánh lần đầu tiên vào tháng 3/1945, sớm hơn hơn ba năm rưỡi so với chiếc máy bay ném bom cánh bay tám động cơ YB-49 của Northrop. Ở một số khía cạnh, anh em Horten đi trước Jack Northrop và các kỹ sư của ông, mặc dù Northrop chưa bao giờ thừa nhận điều đó. Sau chiến tranh, người ta đề xuất với Northrop rằng ông nên thuê hai anh em nhà Horten làm việc. Ông nói với vẻ khinh miệt: “Quên đi, họ chỉ là những người thiết kế tàu lượn”. Khi thành công của Ho IX được nhắc đến, Northrop gạt đi và cho rằng đó là thiết kế của Gotha, không phải của anh em Horten.
Northrop đã sai, nhưng nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn của ông là do Không quân Đức. Khi nhận ra rằng một xưởng chế tạo nhỏ như của anh em Horten không thể sản xuất hàng loạt máy bay tiêm kích - ném bom phản lực hai động cơ, Không quân Đức đã chuyển dự án này sang Gotha, một công ty chế tạo toa tàu lớn có kinh nghiệm chế tạo máy bay. Kết quả là, chiếc phản lực Horten đi vào lịch sử với một loạt tên gọi gây nhầm lẫn. Chiếc cánh bay duy nhất có động cơ phản lực từng bay là Ho IX V2. Bộ Hàng không Đức (Reichsluftfahrtministerium) đã gán cho dự án này một mã hiệu chính thức là Ho-229. Vì việc sản xuất được giao cho Gotha, một số nguồn vẫn gọi chiếc máy bay này là Go-229.
Nhiều loại máy bay của Không quân Đức do các nhà sản xuất khác nhau phát triển, nhưng một chiếc Junkers vẫn được gọi là Ju, một chiếc Heinkel vẫn được gọi là He, một chiếc Dornier vẫn được gọi là Do, bất kể ai thực sự sản xuất. Vì vậy, cái tên “Go-229” là không chính xác.
Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Smithsonian gọi một hiện vật quan trọng trong bộ sưu tập của mình là Horten 229, dù trong thực tế, chưa từng có chiếc Horten 229 nào được sản xuất hàng loạt. Thứ mà Smithsonian sở hữu chính là chiếc Ho IX V3 chưa hoàn thiện do Gotha chế tạo.
Phi công thử nghiệm Erwin Ziller khởi động động cơ của Ho IX V2 tại Oranienburg vào tháng 2/1945. Ảnh: Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia
Cần phải nhắc rằng không phải Northrop hay anh em Horten phát minh ra cánh bay. Cả ý tưởng lẫn những chiếc cánh bay thực sự đã tồn tại từ những năm 1910. Thực tế, vào cuối những năm 1920, đã có đủ các thí nghiệm với cánh bay đến mức thiết kế này bị coi là lỗi thời và cả Jack Northrop lẫn anh em Horten đều là những người đến sau.
Anh em Horten cũng được cho là đã thiết kế và chế tạo chiếc máy bay tiêm kích tàng hình đầu tiên trên thế giới. Đây là một tuyên bố khó có thể chứng minh và là một phần của giả thuyết phổ biến trong cộng đồng “vũ khí thần kỳ của Hitler”. Điều này càng được củng cố khi xuất hiện một bộ phim tài liệu năm 2009 mà Northrop Grumman tài trợ. Bộ phim có tên “Máy bay chiến đấu tàng hình của Hitler”, phát sóng trên kênh National Geographic. Bộ phim cố gắng chứng minh rằng một bản sao hiện đại của chiếc Ho IX V3 tại Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia, khi bị sóng vi ba chiếu vào, cho thấy có khả năng làm lệch hướng radar.
Xưởng chế tạo nguyên mẫu của Northrop Grumman đã chế tạo bản sao này với chi phí 250.000 USD - một khoản đầu tư “hời” cho một video dài một giờ được phát trên History Channel.
Northrop Grumman đã chế tạo bản sao của máy bay Ho IX V3 hoàn toàn bằng gỗ, có lớp vỏ bằng gỗ dán được dán bằng keo có chứa carbon để hấp thụ sóng radar. Chỉ phần giá đỡ bảng điều khiển bên trong (có thể nhìn thấy qua radar) và các đĩa máy nén ở giai đoạn đầu là bằng kim loại. Tuy nhiên, chiếc máy bay nguyên bản của anh em Horten có một phần thân giữa rộng 4m làm từ khung thép hàn và mang theo hai động cơ phản lực. Cả hai yếu tố này đều không xuất hiện trong bản sao của Northrop Grumman. Có thể lập luận rằng những thành phần kim loại này ít nhất có thể phản xạ một phần năng lượng sóng vi ba xuyên qua lớp gỗ dán. Nhưng Northrop Grumman tin rằng loại keo đặc biệt của họ đã làm cho bản sao hoàn toàn không bị radar phát hiện.
Bản sao cũng không bao gồm tám bình nhiên liệu nhôm lớn của chiếc Ho IX V3 nguyên bản. Northrop Grumman cũng không thêm các quả bom dưới cánh, thứ cần thiết cho cuộc tấn công vào mục tiêu được bảo vệ bằng radar. Vũ khí treo ngoài hoàn toàn phá hủy mọi khả năng tàng hình. Bộ phim tài liệu của National Geographic cuối cùng đã kết luận rằng một chiếc Horten hoàn toàn bằng gỗ có thể bay qua hệ thống radar tần số thấp Chain Home đã lỗi thời của Anh, nhưng không thể ném bom mục tiêu nào.
Theo bộ phim, điều này cho thấy các kỹ sư Đức Quốc xã đã tiến gần đến việc tung ra một chiếc máy bay phản lực mà một số người cho rằng có thể thay đổi cục diện chiến tranh như thế nào. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có khả năng xảy ra, vì vào thời điểm đó, người Đức hầu như đã hết nhiên liệu.
Đón đọc kỳ cuối: Sự thật về chiếc máy bay tàng hình đầu tiên
Thùy Dương/Báo Tin tức (historynet.com)