Hồng Chương
Thành viên nổi tiếng
Phó chủ nhiệm Ủy ban công tác Đại biểu cho biết một số cán bộ cơ quan Quốc hội chấp nhận điều chuyển từ vị trí cấp trưởng xuống cấp phó trên tinh thần tự nguyện, nhằm phục vụ lợi ích chung.
"Tinh gọn bộ máy là cuộc cách mạng về tổ chức, đòi hỏi sự hy sinh. Thường vụ Quốc hội không cần vận động trong quá trình sắp xếp này. Họ đã đặt lợi ích xã hội lên trên lợi ích cá nhân", Phó chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên nói tại họp báo sau kỳ họp bất thường sáng 19/2.
Theo Nghị định 178, khi sắp xếp bộ máy, cán bộ công chức có thể tiếp tục làm việc tại vị trí cũ nếu vị trí đó vẫn cần thiết sau khi sắp xếp; có thể được chuyển sang vị trí công tác khác phù hợp với năng lực và vị trí việc làm mới; được chuyển công tác sang cơ quan khác trong cùng hệ thống hoặc các cơ quan khác có nhu cầu. Nếu không thể bố trí được vị trí phù hợp, cán bộ, công chức có thể được nghỉ hưu trước tuổi, tinh giản biên chế hoặc nghỉ việc.
Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp bộ máy thì được bảo lưu mức lương chức vụ cũ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ đến ************ bầu cử hoặc hết thời hạn bổ nhiệm.
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết các nghị quyết về sắp xếp bộ máy đã được chuẩn bị từ lâu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Văn phòng Quốc hội cũng như các cơ quan trong hệ thống chính trị xác định đây là nhiệm vụ cần thiết và tiên phong triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, thể chế hóa quy định về tinh gọn bộ máy.
Quá trình này đang diễn ra hiệu quả, ít ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ, với mục tiêu là tối ưu hóa đội ngũ cán bộ, công chức theo vị trí việc làm. "Không có vận động hay tác động bên ngoài, tất cả thực hiện trên tinh thần tự nguyện và theo chức năng nhiệm vụ, đảm bảo không gián đoạn công việc", ông Tùng nói.
Thực hiện nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã kết thúc hoạt động, chuyển nhiệm vụ về Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao. Ủy ban Quốc phòng và An ninh đổi tên thành Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại.
Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Tư pháp sáp nhập thành Ủy ban Pháp luật và Tư pháp; Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách sáp nhập thành Ủy ban Kinh tế và Tài chính; Ủy ban Xã hội và Ủy ban Văn hóa Giáo dục sáp nhập thành Ủy ban Văn hóa và Xã hội.
Ban Dân nguyện được nâng cấp và đổi tên thành Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội; Ban Công tác đại biểu thành Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội. Như vậy, sau tinh gọn khối Quốc hội giảm hai ủy ban so với hiện nay.
Kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa 15 bế mạc sáng 19/2. Tại Kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét thông qua 4 luật, gồm: Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).
Quốc hội cũng thông qua các nghị quyết về thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15; thông qua Nghị quyết nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và các cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số dự án quan trọng, công trình trọng điểm quốc gia.
Quốc hội đã bầu bổ sung hai phó chủ tịch Quốc hội; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng bổ nhiệm hai phó thủ tướng; 4 bộ trưởng. Quốc hội cũng đã bầu 6 chủ nhiệm các ủy ban của Thường vụ Quốc hội. Quốc hội cũng miễn nhiệm một số bộ trưởng, ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để nhận nhiệm vụ khác.
"Tinh gọn bộ máy là cuộc cách mạng về tổ chức, đòi hỏi sự hy sinh. Thường vụ Quốc hội không cần vận động trong quá trình sắp xếp này. Họ đã đặt lợi ích xã hội lên trên lợi ích cá nhân", Phó chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên nói tại họp báo sau kỳ họp bất thường sáng 19/2.
Theo Nghị định 178, khi sắp xếp bộ máy, cán bộ công chức có thể tiếp tục làm việc tại vị trí cũ nếu vị trí đó vẫn cần thiết sau khi sắp xếp; có thể được chuyển sang vị trí công tác khác phù hợp với năng lực và vị trí việc làm mới; được chuyển công tác sang cơ quan khác trong cùng hệ thống hoặc các cơ quan khác có nhu cầu. Nếu không thể bố trí được vị trí phù hợp, cán bộ, công chức có thể được nghỉ hưu trước tuổi, tinh giản biên chế hoặc nghỉ việc.
Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp bộ máy thì được bảo lưu mức lương chức vụ cũ hoặc phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ đến ************ bầu cử hoặc hết thời hạn bổ nhiệm.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên trả lời tại họp báo. Ảnh: Giang Huy
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết các nghị quyết về sắp xếp bộ máy đã được chuẩn bị từ lâu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Văn phòng Quốc hội cũng như các cơ quan trong hệ thống chính trị xác định đây là nhiệm vụ cần thiết và tiên phong triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, thể chế hóa quy định về tinh gọn bộ máy.
Quá trình này đang diễn ra hiệu quả, ít ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ, với mục tiêu là tối ưu hóa đội ngũ cán bộ, công chức theo vị trí việc làm. "Không có vận động hay tác động bên ngoài, tất cả thực hiện trên tinh thần tự nguyện và theo chức năng nhiệm vụ, đảm bảo không gián đoạn công việc", ông Tùng nói.
Thực hiện nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã kết thúc hoạt động, chuyển nhiệm vụ về Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao. Ủy ban Quốc phòng và An ninh đổi tên thành Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại.
Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Tư pháp sáp nhập thành Ủy ban Pháp luật và Tư pháp; Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách sáp nhập thành Ủy ban Kinh tế và Tài chính; Ủy ban Xã hội và Ủy ban Văn hóa Giáo dục sáp nhập thành Ủy ban Văn hóa và Xã hội.
Ban Dân nguyện được nâng cấp và đổi tên thành Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội; Ban Công tác đại biểu thành Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội. Như vậy, sau tinh gọn khối Quốc hội giảm hai ủy ban so với hiện nay.
Kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa 15 bế mạc sáng 19/2. Tại Kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét thông qua 4 luật, gồm: Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).
Quốc hội cũng thông qua các nghị quyết về thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15; thông qua Nghị quyết nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và các cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số dự án quan trọng, công trình trọng điểm quốc gia.
Quốc hội đã bầu bổ sung hai phó chủ tịch Quốc hội; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng bổ nhiệm hai phó thủ tướng; 4 bộ trưởng. Quốc hội cũng đã bầu 6 chủ nhiệm các ủy ban của Thường vụ Quốc hội. Quốc hội cũng miễn nhiệm một số bộ trưởng, ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để nhận nhiệm vụ khác.