Hồng Chương
Thành viên nổi tiếng
Sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr tuyên bố sẵn sàng đối thoại trực tiếp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, Moscow cũng phát tín hiệu sẵn sàng.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Anh Piers Morgan được công bố hôm 4/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết: "Nếu mọi người tin rằng phải chuyển sang con đường ngoại giao, chúng tôi sẵn sàng chuyển sang con đường ngoại giao nhưng phải có sự tham gia của Mỹ, châu Âu, Ukraine và Nga".
Ông nhấn mạnh, nếu việc ngồi đối diện với ông Putin tại bàn đàm phán "là cơ chế duy nhất để mang lại hòa bình cho người dân thì chắc chắn Ukraine sẽ thực hiện cơ chế này, cơ chế cho một cuộc gặp 4 bên".
Bình luận mới nhất cho thấy sự thay đổi đáng kể trong lập trường của ông Zelensky. Trước kia, ông coi việc Nga rút hết quân, khôi phục đường biên giới năm 1991 cho Ukraine là điều kiện tiên quyết cho bất cứ cuộc hòa đàm nào.
Đáp lại tuyên bố mới nhất của ông Zelensky, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh, "không có chỗ cho cảm xúc" khi nói đến việc giải quyết xung đột Ukraine.
"Điều cần thiết ở đây là phân tích pháp lý và chủ nghĩa thực dụng tuyệt đối. Ông Zelensky có những vấn đề quan trọng về tính hợp pháp về mặt pháp lý. Mặc dù vậy, phía Nga vẫn sẵn sàng đàm phán", ông Peskov nói.
Ông cho rằng những bước tiến của Moscow trên chiến trường "rõ ràng cho thấy Kiev nên là bên thể hiện sự cởi mở và quan tâm đến các cuộc đàm phán như vậy".
Đến nay, Tổng thống Putin và các quan chức cấp cao của Nga vẫn nêu rõ lập trường, Moscow để ngỏ đàm phán chấm dứt xung đột với Ukraine nhưng với những điều kiện nhất định dựa trên cơ sở thỏa thuận sơ bộ giữa Moscow và Kiev trong vòng đàm phán ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 2022.
Nga cũng tiếp tục nhấn mạnh đến tính hợp pháp của người đại diện Ukraine tham gia đàm phán. Moscow cho rằng, ông Zelensky không còn tính chính danh để đàm phán vì nhiệm kỳ của ông đã hết.
Trong cuộc phỏng vấn được công bố hôm 28/1, Tổng thống Putin nói rằng, việc đàm phán với lãnh đạo Ukraine trên thực tế sẽ không có bất kỳ ý nghĩa pháp lý nào, vì Kiev đã ra sắc lệnh cấm tiến hành các cuộc đàm phán với Moscow.
"Nếu chúng tôi bắt đầu đàm phán ngay bây giờ, các cuộc đàm phán sẽ là bất hợp pháp... Bởi vì khi người đứng đầu chính quyền ký sắc lệnh này, ông ấy còn là một tổng thống hợp pháp. Nhưng giờ ông ấy không thể hủy bỏ sắc lệnh được nữa, vì ông ấy không còn là tổng thống hợp pháp. Đó là vấn đề", ông Putin giải thích.
Chủ nhân Điện Kremlin nói: "Nếu ông ấy muốn tham gia đàm phán, tôi sẽ bố trí người tham gia các cuộc đàm phán như vậy".
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov (Ảnh: TASS).
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Anh Piers Morgan được công bố hôm 4/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết: "Nếu mọi người tin rằng phải chuyển sang con đường ngoại giao, chúng tôi sẵn sàng chuyển sang con đường ngoại giao nhưng phải có sự tham gia của Mỹ, châu Âu, Ukraine và Nga".
Ông nhấn mạnh, nếu việc ngồi đối diện với ông Putin tại bàn đàm phán "là cơ chế duy nhất để mang lại hòa bình cho người dân thì chắc chắn Ukraine sẽ thực hiện cơ chế này, cơ chế cho một cuộc gặp 4 bên".
Bình luận mới nhất cho thấy sự thay đổi đáng kể trong lập trường của ông Zelensky. Trước kia, ông coi việc Nga rút hết quân, khôi phục đường biên giới năm 1991 cho Ukraine là điều kiện tiên quyết cho bất cứ cuộc hòa đàm nào.
Đáp lại tuyên bố mới nhất của ông Zelensky, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh, "không có chỗ cho cảm xúc" khi nói đến việc giải quyết xung đột Ukraine.
"Điều cần thiết ở đây là phân tích pháp lý và chủ nghĩa thực dụng tuyệt đối. Ông Zelensky có những vấn đề quan trọng về tính hợp pháp về mặt pháp lý. Mặc dù vậy, phía Nga vẫn sẵn sàng đàm phán", ông Peskov nói.
Ông cho rằng những bước tiến của Moscow trên chiến trường "rõ ràng cho thấy Kiev nên là bên thể hiện sự cởi mở và quan tâm đến các cuộc đàm phán như vậy".
Đến nay, Tổng thống Putin và các quan chức cấp cao của Nga vẫn nêu rõ lập trường, Moscow để ngỏ đàm phán chấm dứt xung đột với Ukraine nhưng với những điều kiện nhất định dựa trên cơ sở thỏa thuận sơ bộ giữa Moscow và Kiev trong vòng đàm phán ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 2022.
Nga cũng tiếp tục nhấn mạnh đến tính hợp pháp của người đại diện Ukraine tham gia đàm phán. Moscow cho rằng, ông Zelensky không còn tính chính danh để đàm phán vì nhiệm kỳ của ông đã hết.
Trong cuộc phỏng vấn được công bố hôm 28/1, Tổng thống Putin nói rằng, việc đàm phán với lãnh đạo Ukraine trên thực tế sẽ không có bất kỳ ý nghĩa pháp lý nào, vì Kiev đã ra sắc lệnh cấm tiến hành các cuộc đàm phán với Moscow.
"Nếu chúng tôi bắt đầu đàm phán ngay bây giờ, các cuộc đàm phán sẽ là bất hợp pháp... Bởi vì khi người đứng đầu chính quyền ký sắc lệnh này, ông ấy còn là một tổng thống hợp pháp. Nhưng giờ ông ấy không thể hủy bỏ sắc lệnh được nữa, vì ông ấy không còn là tổng thống hợp pháp. Đó là vấn đề", ông Putin giải thích.
Chủ nhân Điện Kremlin nói: "Nếu ông ấy muốn tham gia đàm phán, tôi sẽ bố trí người tham gia các cuộc đàm phán như vậy".
Nguồn: Dân Trí