Hồng Chương
Thành viên nổi tiếng
Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhận định, 80 năm là chặng đường rất dài mà dù mang tên gì, ở giai đoạn nào, ngành đều có thể tự hào về những dấu ấn tạo lập được.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung bày tỏ niềm tự hào đó tại buổi gặp mặt các nguyên lãnh đạo Bộ qua các thời kỳ và cán bộ hưu trí, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 14/1.
Tham dự buổi gặp mặt có các nguyên Bộ trưởng LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hằng, Phạm Thị Hải Chuyền, các nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thụy Bảo, Nguyễn Đình Liêu, Nguyễn Ngọc Phi, Nguyễn Thanh Hòa, Phạm Minh Huân… cùng các cán bộ từng công tác trong các cơ quan hành chính, Đảng ủy, công đoàn và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.
Tại buổi gặp mặt, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm vui mừng, gửi lời cảm ơn chân thành tới Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và lãnh đạo Bộ đã tổ chức buổi gặp mặt đầm ấm, nghĩa tình.
Ông nhấn mạnh, đây không chỉ là dịp để thể hiện niềm tự hào của ngành mà còn khẳng định sự tiếp nối, trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ đi trước đã gây dựng.
"Lãnh đạo Bộ đương nhiệm đã làm tốt vai trò tham mưu cho Đảng, Nhà nước, đảm bảo thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, đề án, hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội", ông Đàm nhận xét.
Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm mong lãnh đạo Bộ trong quá trình thực hiện các nghị quyết của Trung ương, ngoài việc động viên tinh thần đội ngũ cán bộ đương chức yên tâm công tác, tiếp tục cống hiến, cũng cần chú trọng duy trì các hoạt động truyền thống tốt đẹp.
Các lĩnh vực như việc làm, phát triển nguồn nhân lực, chăm lo người có công, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội cần tiếp tục được quan tâm và thực hiện tốt hơn nữa trong thời gian tới.
Nỗ lực vì sứ mệnh
Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ, với tình cảm chân thành, ông rất vui khi được gặp mặt, chúc Tết cán bộ hưu trí của Bộ những ngày cuối năm, sát Tết.
Thông tin tới thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm, Bộ trưởng cho biết, nhìn lại năm 2024 cũng như chặng đường phát triển 79 năm qua, ngành LĐ-TB&XH đã đạt được nhiều điểm nhấn quan trọng.
"Qua 4 lần đổi tên, 80 năm qua là chặng đường rất dài với Bộ LĐ-TB&XH. Dù mang tên gì, ở giai đoạn nào thì Bộ đều làm tốt sứ mệnh lịch sử của mình, đó là chăm lo vấn đề lao động - việc làm, an sinh xã hội", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Bộ trưởng nhấn mạnh, những thành tựu của ngành không chỉ được Nhà nước, người dân ghi nhận mà còn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Nói về những thay đổi, đóng góp của ngành trong thời gian qua, Bộ trưởng nhận định, ngành LĐ-TB&XH tự hào về những dấu ấn tạo lập được trên hành trình xây dựng, hoàn thiện chính sách xã hội của Việt Nam.
"Những kết quả mà ngành đạt được trong thời gian qua, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng thể chế, đã tạo dấu ấn quan trọng.
Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là thành tựu nổi bật của Việt Nam trong thời gian qua. Các cải cách trong Luật Bảo hiểm xã hội cũng mang tính đột phá. Công tác đào tạo nghề cho người lao động có những bước tiến rõ rệt.
Thị trường lao động đang dần ổn định, gần đạt mức trước đại dịch Covid-19. Mỗi năm, cả nước tạo được 1,6 triệu việc làm mới.
Việt Nam cũng được vinh danh là một điển hình về giảm nghèo bền vững và đa chiều. Chỉ số hạnh phúc toàn cầu của Việt Nam năm qua tăng 11 bậc", Bộ trưởng khái quát.
Chia sẻ với những tâm tư, băn khoăn của các thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm, Bộ trưởng cho biết, khi thực hiện chủ trương hợp nhất Bộ LĐ-TB&XH với Bộ Nội vụ, bản thân ông đối mặt nhiều áp lực.
"Thời gian vừa qua, tôi nhận rất nhiều điện thoại, tin nhắn của các cán bộ trong và ngoài ngành. Vì chưa hiểu rõ vấn đề, nhiều cán bộ tiền nhiệm chất vấn, trách móc tôi.
Việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy là chủ trương lớn của Trung ương, chúng ta cần nghiêm túc chấp hành, và đương nhiên phải có lộ trình thực hiện phù hợp. Khi mới nhận được thông tin về việc "kết thúc hoạt động Bộ LĐ-TB&XH", nhiều đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo ngành các thời kỳ đã chia sẻ trăn trở, đặt câu hỏi tại sao phải là "kết thúc".
Tôi đã gặp và báo cáo các đồng chí cấp cao của Đảng, Nhà nước và đã được cho phép điều chỉnh, chuyển từ "kết thúc" sang "hợp nhất" Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Nội vụ", Bộ trưởng thông tin.
Chốt lại, ông nhấn mạnh, ngành dù có sự thay đổi về tổ chức, mọi nhiệm vụ và trách nhiệm của Bộ LĐ-TB&XH vẫn phải được duy trì và thực hiện hiệu quả. Cán bộ của ngành dù ở cương vị công tác nào vẫn đảm bảo thực hiện sứ mệnh với tinh thần của người làm công tác xã hội, tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, nòng cốt trong lĩnh vực lao động việc làm và chính sách xã hội.
Nhân dịp chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã gửi lời chúc xuân, chúc mừng năm mới tới tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành lao động các thời kỳ thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và gặt hái được nhiều niềm vui trong năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung bày tỏ niềm tự hào đó tại buổi gặp mặt các nguyên lãnh đạo Bộ qua các thời kỳ và cán bộ hưu trí, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 14/1.
Tham dự buổi gặp mặt có các nguyên Bộ trưởng LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hằng, Phạm Thị Hải Chuyền, các nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thụy Bảo, Nguyễn Đình Liêu, Nguyễn Ngọc Phi, Nguyễn Thanh Hòa, Phạm Minh Huân… cùng các cán bộ từng công tác trong các cơ quan hành chính, Đảng ủy, công đoàn và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung gặp mặt, tri ân các thế hệ lãnh đạo ngành qua các thời kỳ (Ảnh: Tống Giáp).
Tại buổi gặp mặt, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm vui mừng, gửi lời cảm ơn chân thành tới Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và lãnh đạo Bộ đã tổ chức buổi gặp mặt đầm ấm, nghĩa tình.
Ông nhấn mạnh, đây không chỉ là dịp để thể hiện niềm tự hào của ngành mà còn khẳng định sự tiếp nối, trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ đi trước đã gây dựng.
"Lãnh đạo Bộ đương nhiệm đã làm tốt vai trò tham mưu cho Đảng, Nhà nước, đảm bảo thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, đề án, hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội", ông Đàm nhận xét.
Nguyên Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm mong lãnh đạo Bộ trong quá trình thực hiện các nghị quyết của Trung ương, ngoài việc động viên tinh thần đội ngũ cán bộ đương chức yên tâm công tác, tiếp tục cống hiến, cũng cần chú trọng duy trì các hoạt động truyền thống tốt đẹp.
Các lĩnh vực như việc làm, phát triển nguồn nhân lực, chăm lo người có công, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội cần tiếp tục được quan tâm và thực hiện tốt hơn nữa trong thời gian tới.
Nỗ lực vì sứ mệnh
Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ, với tình cảm chân thành, ông rất vui khi được gặp mặt, chúc Tết cán bộ hưu trí của Bộ những ngày cuối năm, sát Tết.
Thông tin tới thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm, Bộ trưởng cho biết, nhìn lại năm 2024 cũng như chặng đường phát triển 79 năm qua, ngành LĐ-TB&XH đã đạt được nhiều điểm nhấn quan trọng.
"Qua 4 lần đổi tên, 80 năm qua là chặng đường rất dài với Bộ LĐ-TB&XH. Dù mang tên gì, ở giai đoạn nào thì Bộ đều làm tốt sứ mệnh lịch sử của mình, đó là chăm lo vấn đề lao động - việc làm, an sinh xã hội", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tự hào là một phần của Bộ LĐ-TB&XH trong lịch sử 80 năm xây dựng, phát triển ngành (Ảnh: Tống Giáp).
Bộ trưởng nhấn mạnh, những thành tựu của ngành không chỉ được Nhà nước, người dân ghi nhận mà còn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Nói về những thay đổi, đóng góp của ngành trong thời gian qua, Bộ trưởng nhận định, ngành LĐ-TB&XH tự hào về những dấu ấn tạo lập được trên hành trình xây dựng, hoàn thiện chính sách xã hội của Việt Nam.
"Những kết quả mà ngành đạt được trong thời gian qua, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng thể chế, đã tạo dấu ấn quan trọng.
Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là thành tựu nổi bật của Việt Nam trong thời gian qua. Các cải cách trong Luật Bảo hiểm xã hội cũng mang tính đột phá. Công tác đào tạo nghề cho người lao động có những bước tiến rõ rệt.
Thị trường lao động đang dần ổn định, gần đạt mức trước đại dịch Covid-19. Mỗi năm, cả nước tạo được 1,6 triệu việc làm mới.
Việt Nam cũng được vinh danh là một điển hình về giảm nghèo bền vững và đa chiều. Chỉ số hạnh phúc toàn cầu của Việt Nam năm qua tăng 11 bậc", Bộ trưởng khái quát.
Chia sẻ với những tâm tư, băn khoăn của các thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm, Bộ trưởng cho biết, khi thực hiện chủ trương hợp nhất Bộ LĐ-TB&XH với Bộ Nội vụ, bản thân ông đối mặt nhiều áp lực.
"Thời gian vừa qua, tôi nhận rất nhiều điện thoại, tin nhắn của các cán bộ trong và ngoài ngành. Vì chưa hiểu rõ vấn đề, nhiều cán bộ tiền nhiệm chất vấn, trách móc tôi.
Việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy là chủ trương lớn của Trung ương, chúng ta cần nghiêm túc chấp hành, và đương nhiên phải có lộ trình thực hiện phù hợp. Khi mới nhận được thông tin về việc "kết thúc hoạt động Bộ LĐ-TB&XH", nhiều đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo ngành các thời kỳ đã chia sẻ trăn trở, đặt câu hỏi tại sao phải là "kết thúc".
Tôi đã gặp và báo cáo các đồng chí cấp cao của Đảng, Nhà nước và đã được cho phép điều chỉnh, chuyển từ "kết thúc" sang "hợp nhất" Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Nội vụ", Bộ trưởng thông tin.
Chốt lại, ông nhấn mạnh, ngành dù có sự thay đổi về tổ chức, mọi nhiệm vụ và trách nhiệm của Bộ LĐ-TB&XH vẫn phải được duy trì và thực hiện hiệu quả. Cán bộ của ngành dù ở cương vị công tác nào vẫn đảm bảo thực hiện sứ mệnh với tinh thần của người làm công tác xã hội, tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, nòng cốt trong lĩnh vực lao động việc làm và chính sách xã hội.
Nhân dịp chuẩn bị đón Xuân Ất Tỵ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã gửi lời chúc xuân, chúc mừng năm mới tới tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của ngành lao động các thời kỳ thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và gặt hái được nhiều niềm vui trong năm 2025.
Nguồn: Dân Trí