Sinh ra với cơ thể khiếm khuyết, nhưng ý chí và nghị lực đã giúp thầy Đào Thanh Hương ở Thanh Hóa chinh phục ước mơ làm nhà giáo. Gần 30 năm qua, thầy Hương truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò.
"Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi nhận ra những gì mình đang có là kết quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ, vượt lên gian khó", thầy Hương tâm sự.
Thầy Hương sinh ra trong gia đình có bố là chiến sĩ quân đội tham gia chiến đấu tại chiến trường ở tỉnh Quảng Bình, mẹ là giáo viên. Do di chứng chất độc da cam, khi sinh ra, thầy Hương không có hai bàn chân và một bàn tay trái, cơ thể yếu ớt.
"Lúc đó ai nhìn thấy cũng sợ, thậm chí nhiều người còn khuyên gia đình nên chôn tôi đi để tránh đen đủi về sau, nhưng mẹ đã giữ tôi lại nuôi. Mẹ là người đau khổ nhất, bà đã đợi suốt 5 năm mới có con, nhưng khi sinh ra, tôi lại không được lành lặn như bao đứa trẻ khác, bà đã sốc rất nhiều", thầy Hương kể.
Dưới sự chăm sóc và tình yêu thương của mẹ, tuy không có bàn chân nhưng 18 tháng, cậu bé Hương đã biết đi, thông minh, hoạt bát.
Khi lớn lên, thầy Hương được mẹ cho đi học và luôn đạt thành tích cao. Nhắc lại thời học sinh, thầy Hương cho hay: "Quê tôi trước kia là những bãi cát trắng trải dài, suốt thời gian đi học, tôi phải đi bộ đến trường. Có những hôm nắng nóng, đôi chân bỏng rát đến chảy máu".
Lần lượt vượt qua những năm tháng khó khăn ở trường làng, thầy Hương thi đậu vào trung học phổ thông. Nhà cách trường hơn 10km, không có người đưa đón, chàng trai nhỏ phải tập đi xe đạp khi không có bàn chân.
Vết chai sần trên đôi chân thầy Hương (Ảnh: Thanh Tùng).
"Phải mất tới 3 tháng, trải qua không ít lần bị ngã, trầy xước, chảy máu, tôi mới biết đi xe đạp. Thời kỳ học cấp 3, tôi đã nếm không ít lời chê bai, chế giễu từ bạn bè. Những lúc như vậy tôi rất buồn và tự ti", thầy Hương nhớ lại.
Vượt qua mọi rào cản về tinh thần, cậu học trò Đào Thanh Hương luôn nỗ lực và liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi trong suốt 3 năm trung học phổ thông. "Tôi nhận ra nếu còn tự ti thì chỉ thêm khổ nên phải cố gắng phấn đấu. Và rồi tôi được mọi người chú ý hơn, có thêm động lực, tự tin hơn trong cuộc sống", thầy Hương nói.
"Trước đây quê tôi nghèo lắm, nhiều bạn nhỏ không được đi học. Tôi may mắn hơn các bạn, được đi học nên khi nhìn thấy các bạn như vậy tôi rất buồn. Khi học cấp ba, tôi luôn mơ ước sẽ có một ngày được làm thầy giáo", thầy Hương chia sẻ.
Sau khi học xong cấp 3, thầy Hương thi đậu vào khoa sư phạm ngữ văn của Trường Đại học Hồng Đức. Tưởng chừng như tương lai rộng mở thì một lần nữa biến cố lại ập đến. Do không đủ sức khỏe nên chàng trai trẻ không được hội đồng tuyển sinh chấp nhận cho nhập học.
"Bao nhiêu mơ ước, dự định bỗng trở nên tan biến, tôi tuyệt vọng vô cùng. Lúc đó tôi nghĩ nếu không làm giáo viên thì vẫn phải được đi học. Không chịu khuất phục, tôi quyết định viết tâm thư gửi giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các thầy cô của nhà trường để xin được đi học", thầy Hương cho hay.
Sau khi đọc tâm thư của chàng sinh viên trẻ, các thầy cô và giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đã đồng ý cho học 2 năm đại cương ở trường. Bất ngờ thay, trong 2 năm theo học, thầy Hương đạt kết quả và thành tích cao.
"Tôi từng viết tâm thư để xin Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xin được học sư phạm" (Ảnh: Thanh Tùng).
Học hết 2 năm đại cương, chàng sinh viên Đào Thanh Hương tiếp tục được cho theo học chuyên ngành. Với thiên phú bẩm sinh, anh tốt nghiệp xuất sắc toàn khoa sư phạm ngữ văn.
Năm 1996, anh ra trường, nhưng vì lý do sức khỏe nên được lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tạo điều kiện cho về chính quê hương xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc công tác giảng dạy.
Nói đến vợ mình, thầy Hương cho biết đó là một người phụ nữ tuyệt vời, câu chuyện tình của hai người đẹp như cổ tích.
Hàng ngày, thầy Hương vẫn đạp xe đến trường giảng dạy (Ảnh: Thanh Tùng).
Thầy Hương kể, trong thời gian công tác tại trường, thầy quen với cô giáo công tác cùng trường tên Trần Thị Hương. Khi hai người quyết định nên duyên vợ chồng thì gặp sự phản đối kịch liệt của gia đình nhà ngoại.
"Tôi là người không lành lặn, còn vợ là người con gái xinh xắn, hiền lành, có công việc ổn định, được nhiều người theo đuổi. Nếu cưới tôi, cô ấy sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Vì vậy ông bà không đồng ý và phản đối kịch liệt. Thậm chí, có lần ông bà còn không cho 2 đứa gặp nhau", thầy Hương tâm sự.
Quá trình công tác, thầy Hương được đồng nghiệp, học sinh hết mực yêu quý (Ảnh: Thanh Tùng).
Năm 2004, bỏ qua mọi rào cản và sự can ngăn, điều tiếng, hai người tổ chức lễ cưới. Điều đặc biệt, lễ cưới được tổ chức tại trường và nhà văn hóa xã, không có sự chứng kiến và chung vui của bố mẹ, người thân nội ngoại.
"Đó là một đám cưới đặc biệt, cả đời này tôi không thể quên. Một đám cưới không có vàng cũng chẳng có quà. Duy nhất chỉ có những lời chúc và sự chứng kiến của bà con, thầy cô, cán bộ xã. Thấy chúng tôi nên duyên vợ chồng, mọi người đều rất ủng hộ", thầy Hương chia sẻ.
Đến cuối năm 2005, vợ thầy Hương sinh con trai đầu lòng, cháu bé sinh ra khỏe mạnh và không bị ảnh hưởng bởi di chứng của người cha. Chứng kiến niềm hạnh phúc của các con, cuối cùng tình yêu của vợ chồng thầy Hương cũng được bố mẹ chấp nhận.
"Vợ là món quà lớn nhất mà ông trời ban tặng cho tôi. Vì tình yêu, vợ tôi đã hy sinh tất cả để đến với tôi. Nếu không có cuộc hôn nhân này, cuộc sống của tôi rồi chẳng biết sẽ đi về đâu", thầy Hương nói.
Trường THCS Đa Lộc, nơi thầy Hương công tác (Ảnh: Thanh Tùng).
Cô Nguyễn Thị Vân, Hiệu phó Trường THCS Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, chia sẻ, thầy Đào Thanh Hương là một trong những giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, gương mẫu trong công tác giảng dạy, được thầy cô và bạn bè, học sinh yêu mến.
"Nỗ lực của thầy Hương thật đáng khâm phục. Chính những nỗ lực của thầy đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Mặc dù cơ thể khiếm khuyết nhưng thầy Hương đã vượt lên số phận, vượt qua rào cản trở thành giáo viên giỏi, có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục.
Quá trình công tác, thầy Hương nhận được nhiều thành tích, được tặng bằng khen của liên đoàn lao động, đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua. Năm 2023, thầy Hương được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen vì đã có nghị lực vươn lên, vượt khó trong công tác giáo dục", bà Vân nói.
Sinh ra không có bàn chân, suýt bị đem đi chôn khi lọt lòng
Thầy Đào Thanh Hương năm nay 48 tuổi, đã có 28 năm công tác tại Trường THCS Đa Lộc, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa. Mặc dù gần 30 năm gắn bó với sự nghiệp "trồng người", nhưng mỗi khi nhắc lại hành trình đến với nghề, thầy Hương không khỏi xúc động."Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi nhận ra những gì mình đang có là kết quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ, vượt lên gian khó", thầy Hương tâm sự.
Thầy Hương sinh ra trong gia đình có bố là chiến sĩ quân đội tham gia chiến đấu tại chiến trường ở tỉnh Quảng Bình, mẹ là giáo viên. Do di chứng chất độc da cam, khi sinh ra, thầy Hương không có hai bàn chân và một bàn tay trái, cơ thể yếu ớt.
"Lúc đó ai nhìn thấy cũng sợ, thậm chí nhiều người còn khuyên gia đình nên chôn tôi đi để tránh đen đủi về sau, nhưng mẹ đã giữ tôi lại nuôi. Mẹ là người đau khổ nhất, bà đã đợi suốt 5 năm mới có con, nhưng khi sinh ra, tôi lại không được lành lặn như bao đứa trẻ khác, bà đã sốc rất nhiều", thầy Hương kể.
Dưới sự chăm sóc và tình yêu thương của mẹ, tuy không có bàn chân nhưng 18 tháng, cậu bé Hương đã biết đi, thông minh, hoạt bát.
Khi lớn lên, thầy Hương được mẹ cho đi học và luôn đạt thành tích cao. Nhắc lại thời học sinh, thầy Hương cho hay: "Quê tôi trước kia là những bãi cát trắng trải dài, suốt thời gian đi học, tôi phải đi bộ đến trường. Có những hôm nắng nóng, đôi chân bỏng rát đến chảy máu".
Lần lượt vượt qua những năm tháng khó khăn ở trường làng, thầy Hương thi đậu vào trung học phổ thông. Nhà cách trường hơn 10km, không có người đưa đón, chàng trai nhỏ phải tập đi xe đạp khi không có bàn chân.
Vết chai sần trên đôi chân thầy Hương (Ảnh: Thanh Tùng).
"Phải mất tới 3 tháng, trải qua không ít lần bị ngã, trầy xước, chảy máu, tôi mới biết đi xe đạp. Thời kỳ học cấp 3, tôi đã nếm không ít lời chê bai, chế giễu từ bạn bè. Những lúc như vậy tôi rất buồn và tự ti", thầy Hương nhớ lại.
Vượt qua mọi rào cản về tinh thần, cậu học trò Đào Thanh Hương luôn nỗ lực và liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi trong suốt 3 năm trung học phổ thông. "Tôi nhận ra nếu còn tự ti thì chỉ thêm khổ nên phải cố gắng phấn đấu. Và rồi tôi được mọi người chú ý hơn, có thêm động lực, tự tin hơn trong cuộc sống", thầy Hương nói.
Viết đơn gửi giám đốc Sở GD&ĐT xin được học sư phạm
Nói về lý do đến với nghề sư phạm, thầy Hương cho biết, từ khi vào cấp ba đã có ước mơ được làm giáo viên để dạy cho các em học sinh ở làng."Trước đây quê tôi nghèo lắm, nhiều bạn nhỏ không được đi học. Tôi may mắn hơn các bạn, được đi học nên khi nhìn thấy các bạn như vậy tôi rất buồn. Khi học cấp ba, tôi luôn mơ ước sẽ có một ngày được làm thầy giáo", thầy Hương chia sẻ.
Sau khi học xong cấp 3, thầy Hương thi đậu vào khoa sư phạm ngữ văn của Trường Đại học Hồng Đức. Tưởng chừng như tương lai rộng mở thì một lần nữa biến cố lại ập đến. Do không đủ sức khỏe nên chàng trai trẻ không được hội đồng tuyển sinh chấp nhận cho nhập học.
"Bao nhiêu mơ ước, dự định bỗng trở nên tan biến, tôi tuyệt vọng vô cùng. Lúc đó tôi nghĩ nếu không làm giáo viên thì vẫn phải được đi học. Không chịu khuất phục, tôi quyết định viết tâm thư gửi giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các thầy cô của nhà trường để xin được đi học", thầy Hương cho hay.
Sau khi đọc tâm thư của chàng sinh viên trẻ, các thầy cô và giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đã đồng ý cho học 2 năm đại cương ở trường. Bất ngờ thay, trong 2 năm theo học, thầy Hương đạt kết quả và thành tích cao.
"Tôi từng viết tâm thư để xin Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xin được học sư phạm" (Ảnh: Thanh Tùng).
Học hết 2 năm đại cương, chàng sinh viên Đào Thanh Hương tiếp tục được cho theo học chuyên ngành. Với thiên phú bẩm sinh, anh tốt nghiệp xuất sắc toàn khoa sư phạm ngữ văn.
Năm 1996, anh ra trường, nhưng vì lý do sức khỏe nên được lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tạo điều kiện cho về chính quê hương xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc công tác giảng dạy.
Tình yêu cổ tích và đám cưới đặc biệt
Trở lại với cuộc sống hiện tại, thầy Hương cho biết sau nhiều năm với biết bao kỷ niệm vui buồn, hiện nay anh sống hạnh phúc bên người vợ hiền và 3 đứa con.Nói đến vợ mình, thầy Hương cho biết đó là một người phụ nữ tuyệt vời, câu chuyện tình của hai người đẹp như cổ tích.
Hàng ngày, thầy Hương vẫn đạp xe đến trường giảng dạy (Ảnh: Thanh Tùng).
Thầy Hương kể, trong thời gian công tác tại trường, thầy quen với cô giáo công tác cùng trường tên Trần Thị Hương. Khi hai người quyết định nên duyên vợ chồng thì gặp sự phản đối kịch liệt của gia đình nhà ngoại.
"Tôi là người không lành lặn, còn vợ là người con gái xinh xắn, hiền lành, có công việc ổn định, được nhiều người theo đuổi. Nếu cưới tôi, cô ấy sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Vì vậy ông bà không đồng ý và phản đối kịch liệt. Thậm chí, có lần ông bà còn không cho 2 đứa gặp nhau", thầy Hương tâm sự.
Quá trình công tác, thầy Hương được đồng nghiệp, học sinh hết mực yêu quý (Ảnh: Thanh Tùng).
Năm 2004, bỏ qua mọi rào cản và sự can ngăn, điều tiếng, hai người tổ chức lễ cưới. Điều đặc biệt, lễ cưới được tổ chức tại trường và nhà văn hóa xã, không có sự chứng kiến và chung vui của bố mẹ, người thân nội ngoại.
"Đó là một đám cưới đặc biệt, cả đời này tôi không thể quên. Một đám cưới không có vàng cũng chẳng có quà. Duy nhất chỉ có những lời chúc và sự chứng kiến của bà con, thầy cô, cán bộ xã. Thấy chúng tôi nên duyên vợ chồng, mọi người đều rất ủng hộ", thầy Hương chia sẻ.
Đến cuối năm 2005, vợ thầy Hương sinh con trai đầu lòng, cháu bé sinh ra khỏe mạnh và không bị ảnh hưởng bởi di chứng của người cha. Chứng kiến niềm hạnh phúc của các con, cuối cùng tình yêu của vợ chồng thầy Hương cũng được bố mẹ chấp nhận.
"Vợ là món quà lớn nhất mà ông trời ban tặng cho tôi. Vì tình yêu, vợ tôi đã hy sinh tất cả để đến với tôi. Nếu không có cuộc hôn nhân này, cuộc sống của tôi rồi chẳng biết sẽ đi về đâu", thầy Hương nói.
Trường THCS Đa Lộc, nơi thầy Hương công tác (Ảnh: Thanh Tùng).
Cô Nguyễn Thị Vân, Hiệu phó Trường THCS Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, chia sẻ, thầy Đào Thanh Hương là một trong những giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, gương mẫu trong công tác giảng dạy, được thầy cô và bạn bè, học sinh yêu mến.
"Nỗ lực của thầy Hương thật đáng khâm phục. Chính những nỗ lực của thầy đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Mặc dù cơ thể khiếm khuyết nhưng thầy Hương đã vượt lên số phận, vượt qua rào cản trở thành giáo viên giỏi, có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục.
Quá trình công tác, thầy Hương nhận được nhiều thành tích, được tặng bằng khen của liên đoàn lao động, đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua. Năm 2023, thầy Hương được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen vì đã có nghị lực vươn lên, vượt khó trong công tác giáo dục", bà Vân nói.