Lê Nhã Linh
Thành viên nổi tiếng
“Cần nghiên cứu các tiêu chí xác định địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phù hợp với chủ trương sáp nhập địa bàn, đơn vị hành chính”, lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau đề xuất.
Ưu tiên nguồn lực cho dự án tác động trực tiếp tới đồng bào DTTS
Đánh giá tổng thể việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình 1719) trên địa bàn Cà Mau, bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh này nhận định: “Đến nay cơ bản hiệu quả”.
Chương trình 1719 giai đoạn 2021 - 2025 đã được triển khai tại Cà Mau với đầy đủ 10 dự án, 10/14 tiểu dự án và 31/36 nội dung thành phần.
Một số dự án, tiểu dự án có tác động lớn, tác động trực tiếp đối với đồng bào DTTS và vùng DTTS được tỉnh ưu tiên nguồn lực thực hiện (với gần 75% tổng vốn của cả Chương trình) đã phát huy hiệu quả rất tích cực, tỷ lệ giải ngân vốn bình quân hàng năm đều trên 90%.
Qua hơn 3 năm thực hiện, tỉnh Cà Mau đã cơ bản hoàn thành một số chỉ tiêu chủ yếu.
Đáng chú ý, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS toàn tỉnh mỗi năm giảm trên 2,57% (bình quân mỗi năm vượt hơn chỉ tiêu được giao 0,57%).
Một số kết quả nổi bật khác có thể kể tới: Hỗ trợ đất ở, nhà ở, chuyển đổi nghề và hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho hơn 1.560 hộ; cơ bản hoàn thành việc sắp xếp ổn định dân cư theo hình thức ổn định tại chỗ cho 185 hộ; hoàn thành 88 dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng cho hơn 1.000 hộ tham gia, xây dựng được 4 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tại 3 xã khu vực III; hỗ trợ đầu tư xây dựng mới 113 công trình, duy tu bảo dưỡng 145 công trình tại địa bàn xã, ấp đặc biệt khó khăn.
Riêng chỉ tiêu có ít nhất 40% số xã (tương đương 2 xã) và 51,2% số ấp, khóm (tương đương 22 ấp, khóm) ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025.
Khó khăn lớn nhất là nguồn vốn
Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau cho biết, lũy kế tổng vốn ngân sách nhà nước bố trí cho Chương trình 1719 tại tỉnh đến hết năm 2024 là hơn 181,6 tỷ đồng, bằng 69,67% tổng nhu cầu vốn của giai đoạn 2021-2025. Đến hết tháng 2/2025, tỉnh đã giải ngân được hơn 167,7 tỷ đồng, bằng 92,34% kế hoạch vốn của Chương trình giai đoạn 2021-2024.
“Khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là nguồn vốn. Đến cuối tháng 3/2025, Trung ương bố trí chưa đủ vốn đầu tư năm 2025 (mới bố trí đợt 1 được hơn 52,1 tỷ đồng, gồm khoảng 41,9 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương, 10,2 tỷ đồng ngân sách địa phương) và chưa phân bổ vốn sự nghiệp cho Cà Mau”, bà Tư nhấn mạnh.
Các địa phương được giao vốn đang hoàn thiện hồ sơ để giải ngân theo quy định. Trong đó, dự án 1 (giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt - PV) chiếm tỷ trọng gần 50% tổng vốn đầu tư phát triển của năm 2025, được tỉnh chỉ đạo hoàn thành và giải ngân dứt điểm trong tháng 6/2025.
Để kịp thời triển khai và hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025, cũng như đảm bảo giải ngân kế hoạch vốn 2021-2025, Giám đốc Sở kiến nghị Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ban, ngành trung ương xem xét, bố trí đủ vốn đầu tư phát triển trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 (còn thiếu gần 23,2 tỷ đồng), đồng thời sớm tham mưu phân bổ vốn sự nghiệp Chương trình 1719 năm 2025 cho Cà Mau.
Đề xuất mở rộng đối tượng thụ hưởng Chương trình 1719
Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu tới năm 2030, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS còn dưới 2%, phấn đấu vùng đồng bào DTTS không còn địa bàn đặc biệt khó khăn.
Tuy nhiên, bà Tư lưu ý, phạm vi, địa bàn, đối tượng áp dụng Chương trình 1719 giai đoạn 2026-2030 trên địa bàn tỉnh dự báo sẽ bị thu hẹp đáng kể do giảm nhiều số xã, ấp đặc biệt khó khăn vùng DTTS.
Sở Dân tộc và Tôn giáo Cà Mau kiến nghị Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu đề xuất mở rộng đối tượng thụ hưởng là hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, không giới hạn phạm vi áp dụng trong vùng đồng bào DTTS.
Cùng với đó, sớm tham mưu ban hành bộ tiêu chí “Phân định vùng đồng bào DTTS theo trình độ phát triển giai đoạn 2026-2030” thay cho bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg để địa phương chủ động tổ chức rà soát, làm cơ sở triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2026 - 2030.
“Cần nghiên cứu các tiêu chí xác định địa bàn vùng đồng bào DTTS phù hợp với chủ trương sáp nhập địa bàn, đơn vị hành chính. Quy định “tỷ lệ số hộ DTTS trong tổng số hộ dân sinh sống ổn định thành cộng đồng từ 15% trở lên” chưa phù hợp với điều kiện của các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long khi đồng bào DTTS nơi đây có đặc thù sống phân tán, rộng khắp, đan xen”, bà Tư lưu ý thêm.
Cũng theo bà Tư, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường sớm hướng dẫn các tiêu chí giảm nghèo giai đoạn 2026-2030. Đây là tiêu chí quan trọng trong bộ tiêu chí phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngoài ra, nên gom gọn nội dung quy định về công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến chính sách thành 1 dự án thuộc Chương trình 1719, không dàn trải trong các dự án, tiểu dự án thành phần để thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện tại địa phương.
Cà Mau hiện có 22 thành phần dân tộc cùng sinh sống, với 306 nghìn hộ, trên 1,2 triệu người. Trong đó, tỉnh có 21 thành phần DTTS với hơn 12 nghìn hộ, hơn 50 nghìn người. Đồng bào DTTS có số lượng dân đông nhất là Khmer, gần 10 nghìn hộ, hơn 41,2 nghìn người.
Vùng đồng bào DTTS của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025 có 5 xã khu vực III với 22 ấp, khóm đặc biệt khó khăn; 1 xã khu vực I; 43 ấp, khóm đặc biệt khó khăn nằm ngoài xã khu vực III; và 32 ấp, khóm có đông đồng bào DTTS mới được phê duyệt bổ sung thuộc vùng đồng bào DTTS.
Ưu tiên nguồn lực cho dự án tác động trực tiếp tới đồng bào DTTS
Đánh giá tổng thể việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình 1719) trên địa bàn Cà Mau, bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh này nhận định: “Đến nay cơ bản hiệu quả”.
Chương trình 1719 giai đoạn 2021 - 2025 đã được triển khai tại Cà Mau với đầy đủ 10 dự án, 10/14 tiểu dự án và 31/36 nội dung thành phần.

Một số dự án, tiểu dự án có tác động trực tiếp đối với đồng bào DTTS và vùng DTTS được tỉnh Cà Mau ưu tiên nguồn lực thực hiện, đến nay đã phát huy hiệu quả rất tích cực. Ảnh: Nguyễn Huế
Một số dự án, tiểu dự án có tác động lớn, tác động trực tiếp đối với đồng bào DTTS và vùng DTTS được tỉnh ưu tiên nguồn lực thực hiện (với gần 75% tổng vốn của cả Chương trình) đã phát huy hiệu quả rất tích cực, tỷ lệ giải ngân vốn bình quân hàng năm đều trên 90%.
Qua hơn 3 năm thực hiện, tỉnh Cà Mau đã cơ bản hoàn thành một số chỉ tiêu chủ yếu.
Đáng chú ý, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS toàn tỉnh mỗi năm giảm trên 2,57% (bình quân mỗi năm vượt hơn chỉ tiêu được giao 0,57%).
Một số kết quả nổi bật khác có thể kể tới: Hỗ trợ đất ở, nhà ở, chuyển đổi nghề và hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho hơn 1.560 hộ; cơ bản hoàn thành việc sắp xếp ổn định dân cư theo hình thức ổn định tại chỗ cho 185 hộ; hoàn thành 88 dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng cho hơn 1.000 hộ tham gia, xây dựng được 4 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tại 3 xã khu vực III; hỗ trợ đầu tư xây dựng mới 113 công trình, duy tu bảo dưỡng 145 công trình tại địa bàn xã, ấp đặc biệt khó khăn.
Riêng chỉ tiêu có ít nhất 40% số xã (tương đương 2 xã) và 51,2% số ấp, khóm (tương đương 22 ấp, khóm) ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025.
Khó khăn lớn nhất là nguồn vốn
Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau cho biết, lũy kế tổng vốn ngân sách nhà nước bố trí cho Chương trình 1719 tại tỉnh đến hết năm 2024 là hơn 181,6 tỷ đồng, bằng 69,67% tổng nhu cầu vốn của giai đoạn 2021-2025. Đến hết tháng 2/2025, tỉnh đã giải ngân được hơn 167,7 tỷ đồng, bằng 92,34% kế hoạch vốn của Chương trình giai đoạn 2021-2024.
“Khó khăn lớn nhất hiện nay vẫn là nguồn vốn. Đến cuối tháng 3/2025, Trung ương bố trí chưa đủ vốn đầu tư năm 2025 (mới bố trí đợt 1 được hơn 52,1 tỷ đồng, gồm khoảng 41,9 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương, 10,2 tỷ đồng ngân sách địa phương) và chưa phân bổ vốn sự nghiệp cho Cà Mau”, bà Tư nhấn mạnh.
Các địa phương được giao vốn đang hoàn thiện hồ sơ để giải ngân theo quy định. Trong đó, dự án 1 (giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt - PV) chiếm tỷ trọng gần 50% tổng vốn đầu tư phát triển của năm 2025, được tỉnh chỉ đạo hoàn thành và giải ngân dứt điểm trong tháng 6/2025.
Để kịp thời triển khai và hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025, cũng như đảm bảo giải ngân kế hoạch vốn 2021-2025, Giám đốc Sở kiến nghị Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ban, ngành trung ương xem xét, bố trí đủ vốn đầu tư phát triển trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 (còn thiếu gần 23,2 tỷ đồng), đồng thời sớm tham mưu phân bổ vốn sự nghiệp Chương trình 1719 năm 2025 cho Cà Mau.
Đề xuất mở rộng đối tượng thụ hưởng Chương trình 1719
Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu tới năm 2030, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS còn dưới 2%, phấn đấu vùng đồng bào DTTS không còn địa bàn đặc biệt khó khăn.
Tuy nhiên, bà Tư lưu ý, phạm vi, địa bàn, đối tượng áp dụng Chương trình 1719 giai đoạn 2026-2030 trên địa bàn tỉnh dự báo sẽ bị thu hẹp đáng kể do giảm nhiều số xã, ấp đặc biệt khó khăn vùng DTTS.
Sở Dân tộc và Tôn giáo Cà Mau kiến nghị Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu đề xuất mở rộng đối tượng thụ hưởng là hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, không giới hạn phạm vi áp dụng trong vùng đồng bào DTTS.
Cùng với đó, sớm tham mưu ban hành bộ tiêu chí “Phân định vùng đồng bào DTTS theo trình độ phát triển giai đoạn 2026-2030” thay cho bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg để địa phương chủ động tổ chức rà soát, làm cơ sở triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2026 - 2030.
“Cần nghiên cứu các tiêu chí xác định địa bàn vùng đồng bào DTTS phù hợp với chủ trương sáp nhập địa bàn, đơn vị hành chính. Quy định “tỷ lệ số hộ DTTS trong tổng số hộ dân sinh sống ổn định thành cộng đồng từ 15% trở lên” chưa phù hợp với điều kiện của các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long khi đồng bào DTTS nơi đây có đặc thù sống phân tán, rộng khắp, đan xen”, bà Tư lưu ý thêm.
Cũng theo bà Tư, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường sớm hướng dẫn các tiêu chí giảm nghèo giai đoạn 2026-2030. Đây là tiêu chí quan trọng trong bộ tiêu chí phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngoài ra, nên gom gọn nội dung quy định về công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến chính sách thành 1 dự án thuộc Chương trình 1719, không dàn trải trong các dự án, tiểu dự án thành phần để thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện tại địa phương.
Cà Mau hiện có 22 thành phần dân tộc cùng sinh sống, với 306 nghìn hộ, trên 1,2 triệu người. Trong đó, tỉnh có 21 thành phần DTTS với hơn 12 nghìn hộ, hơn 50 nghìn người. Đồng bào DTTS có số lượng dân đông nhất là Khmer, gần 10 nghìn hộ, hơn 41,2 nghìn người.
Vùng đồng bào DTTS của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025 có 5 xã khu vực III với 22 ấp, khóm đặc biệt khó khăn; 1 xã khu vực I; 43 ấp, khóm đặc biệt khó khăn nằm ngoài xã khu vực III; và 32 ấp, khóm có đông đồng bào DTTS mới được phê duyệt bổ sung thuộc vùng đồng bào DTTS.
Nguồn: vietnamnet