Nhà sử học Dương Trung Quốc đưa ra một số nhận định khi đánh giá mức độ tiêu của hài cốt, cách chôn tiểu sành theo kiểu tiết kiệm diện tích...
Trong quá trình thi công cống thoát nước tại ngõ 167 Tây Sơn (phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội), các công nhân thi công đã phát hiện 150 bộ hài cốt ở độ sâu khoảng 1m.
Với người dân sống trong con ngõ 167 Tây Sơn, việc phát hiện hài cốt tại khu vực này không còn là chuyện lạ bởi nhiều năm nay, khi triển khai các công trình nhà ở, cải tạo vườn hoa... họ thường đào thấy các bộ hài cốt vô danh.
Những người dân sinh sống tại con phố này cho biết, theo các bậc cao niên trong ngõ, trước đây khu này là nghĩa trang song không ai biết các tiểu quách có từ bao giờ, nguồn gốc ra sao, chỉ đến lúc xây nhà, làm đường, cải tạo vườn hoa mới phát hiện ra.
Các bộ hài cốt được đào thấy tại vị trí thi công cống nước (Ảnh: Nguyễn Ngoan).
Sau khi thông tin vụ việc được lan truyền rộng rãi, nhiều người xôn xao bàn tán về nguồn gốc của số hài cốt.
Một số cho rằng, những hài cốt trên có từ thời vua Quang Trung - Nguyễn Huệ lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh tan quân Thanh xâm lược vào xuân Kỷ Dậu năm 1789. Một số khác lại phán đoán, đó là hài cốt của những nạn nhân nạn đói năm 1945.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định, hài cốt trong 150 tiểu sành tìm thấy ở đường Tây Sơn tiêu đến mức không nhìn thấy hình hài chứng tỏ đã được chôn cất từ rất lâu.
Hình thức cho thấy đây không phải cách chôn từng tiểu một mà chôn theo tập thể, cùng một lúc. Người chôn sắp xếp các tiểu san sát nhau để tiết kiệm diện tích. Cách sắp xếp cũng cho thấy người chôn làm rất cẩn thận. Vì vậy, đây không thể là nấm mồ chung hay bãi chiến trường.
Các hài cốt này đã qua cải táng. "Thông thường khi cải táng, người ta chủ yếu nhặt xương cốt và bỏ đi các đồ tùy táng. Dưới góc độ khảo cổ học phải tìm được đồ tùy táng thì mới có thêm dữ liệu về chủ nhân các hài cốt", ông Quốc nói.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, số hài cốt này khó có thể là của những nạn nhân nạn đói năm 1945.
"Những người thiệt mạng vì đói là những người khó khăn nên không thể được chôn cất trang trọng như thế. Những người chết đói thường được vùi xuống chứ không có áo quan. Sau này người ta quy tập lại dưới dạng bể chứa xương tập thể ở nghĩa trang Hợp Thiện thuộc Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tại Hà Nội trước đây cũng có con phố có khu mộ chung. Sau giai đoạn toàn quốc kháng chiến năm 1946, chiến sĩ đồng bào thiệt mạng được quy tập thành dãy mồ chung ở "chợ Âm Phủ" - phố sách Hà Nội (con phố nối hai tuyến phố Lý Thường Kiệt và Hai Bà Trưng) ngày nay. Cách đây hơn 20 năm, các hài cốt đã được chuyển lên Bất Bạt (Ba Vì).
Ông Dương Trung Quốc nhắc tới giả định số hài cốt có liên quan đến nghĩa sĩ Tây Sơn, khoảng cuối thế kỷ thứ 18.
Nghĩa sĩ Tây Sơn được thờ chung tại chùa Kim Sơn (Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) nhưng chưa ai tìm hiểu được về nơi chôn cất. Việc chôn cất sau khi cải táng có phần kín đáo, san bằng, không để lại dấu tích gì thì có thể có lý do liên quan đến vấn đề lịch sử.
"Phải chăng người dân ở khu vực này trước đây có cơ hội thu xếp thi thể của các nghĩa sĩ Tây Sơn. Để tránh sự dòm ngó của chính quyền nhà Nguyễn (triều đại đối nghịch), họ đã quy tập các hài cốt rồi đào sâu chôn chặt và không công khai? Với khoảng thời gian hơn 200 năm cộng với yếu tố về vùng đất, hài cốt đã tiêu gần hết?", ông Quốc băn khoăn.
Theo ông Dương Trung Quốc, độ phân hủy của hài cốt phụ thuộc vào điều kiện môi trường đất. Ở mức độ tiêu hao gần như không còn nhiều như thế thì có thể nghĩ đến một khoảng thời gian rất xa trước đây.
"Gia đình tôi mới sang cát cho người thân mất năm 1947 và thấy các phần xương cốt vẫn còn rất đầy đủ", ông nói.
TS Nguyễn Viết Chức, Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long cho rằng, nếu muốn nghiên cứu sâu về nguồn gốc các bộ hài cốt có thể ứng dụng công nghệ phân tích ADN để xác định.
Theo ông Chức, dù hài cốt là của ai thì khi phát hiện cũng nên quy tập và thực hiện các nghi lễ cẩn thận theo đúng phong tục của người Việt.
Trước việc một con phố ở nội thành nhiều lần phát hiện hàng trăm ngôi mộ vô danh, ông Chức cho rằng, nếu có điều kiện thì nên tổ chức nghiên cứu, khảo sát để làm rõ, thông tin rộng rãi đến dư luận, tránh những đồn đoán xuyên tạc.
Trong quá trình thi công cống thoát nước tại ngõ 167 Tây Sơn (phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội), các công nhân thi công đã phát hiện 150 bộ hài cốt ở độ sâu khoảng 1m.
Với người dân sống trong con ngõ 167 Tây Sơn, việc phát hiện hài cốt tại khu vực này không còn là chuyện lạ bởi nhiều năm nay, khi triển khai các công trình nhà ở, cải tạo vườn hoa... họ thường đào thấy các bộ hài cốt vô danh.
Những người dân sinh sống tại con phố này cho biết, theo các bậc cao niên trong ngõ, trước đây khu này là nghĩa trang song không ai biết các tiểu quách có từ bao giờ, nguồn gốc ra sao, chỉ đến lúc xây nhà, làm đường, cải tạo vườn hoa mới phát hiện ra.
Các bộ hài cốt được đào thấy tại vị trí thi công cống nước (Ảnh: Nguyễn Ngoan).
Sau khi thông tin vụ việc được lan truyền rộng rãi, nhiều người xôn xao bàn tán về nguồn gốc của số hài cốt.
Một số cho rằng, những hài cốt trên có từ thời vua Quang Trung - Nguyễn Huệ lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh tan quân Thanh xâm lược vào xuân Kỷ Dậu năm 1789. Một số khác lại phán đoán, đó là hài cốt của những nạn nhân nạn đói năm 1945.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định, hài cốt trong 150 tiểu sành tìm thấy ở đường Tây Sơn tiêu đến mức không nhìn thấy hình hài chứng tỏ đã được chôn cất từ rất lâu.
Hình thức cho thấy đây không phải cách chôn từng tiểu một mà chôn theo tập thể, cùng một lúc. Người chôn sắp xếp các tiểu san sát nhau để tiết kiệm diện tích. Cách sắp xếp cũng cho thấy người chôn làm rất cẩn thận. Vì vậy, đây không thể là nấm mồ chung hay bãi chiến trường.
Các hài cốt này đã qua cải táng. "Thông thường khi cải táng, người ta chủ yếu nhặt xương cốt và bỏ đi các đồ tùy táng. Dưới góc độ khảo cổ học phải tìm được đồ tùy táng thì mới có thêm dữ liệu về chủ nhân các hài cốt", ông Quốc nói.
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, số hài cốt này khó có thể là của những nạn nhân nạn đói năm 1945.
"Những người thiệt mạng vì đói là những người khó khăn nên không thể được chôn cất trang trọng như thế. Những người chết đói thường được vùi xuống chứ không có áo quan. Sau này người ta quy tập lại dưới dạng bể chứa xương tập thể ở nghĩa trang Hợp Thiện thuộc Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Tại Hà Nội trước đây cũng có con phố có khu mộ chung. Sau giai đoạn toàn quốc kháng chiến năm 1946, chiến sĩ đồng bào thiệt mạng được quy tập thành dãy mồ chung ở "chợ Âm Phủ" - phố sách Hà Nội (con phố nối hai tuyến phố Lý Thường Kiệt và Hai Bà Trưng) ngày nay. Cách đây hơn 20 năm, các hài cốt đã được chuyển lên Bất Bạt (Ba Vì).
Ông Dương Trung Quốc nhắc tới giả định số hài cốt có liên quan đến nghĩa sĩ Tây Sơn, khoảng cuối thế kỷ thứ 18.
Nghĩa sĩ Tây Sơn được thờ chung tại chùa Kim Sơn (Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) nhưng chưa ai tìm hiểu được về nơi chôn cất. Việc chôn cất sau khi cải táng có phần kín đáo, san bằng, không để lại dấu tích gì thì có thể có lý do liên quan đến vấn đề lịch sử.
"Phải chăng người dân ở khu vực này trước đây có cơ hội thu xếp thi thể của các nghĩa sĩ Tây Sơn. Để tránh sự dòm ngó của chính quyền nhà Nguyễn (triều đại đối nghịch), họ đã quy tập các hài cốt rồi đào sâu chôn chặt và không công khai? Với khoảng thời gian hơn 200 năm cộng với yếu tố về vùng đất, hài cốt đã tiêu gần hết?", ông Quốc băn khoăn.
Theo ông Dương Trung Quốc, độ phân hủy của hài cốt phụ thuộc vào điều kiện môi trường đất. Ở mức độ tiêu hao gần như không còn nhiều như thế thì có thể nghĩ đến một khoảng thời gian rất xa trước đây.
"Gia đình tôi mới sang cát cho người thân mất năm 1947 và thấy các phần xương cốt vẫn còn rất đầy đủ", ông nói.
TS Nguyễn Viết Chức, Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long cho rằng, nếu muốn nghiên cứu sâu về nguồn gốc các bộ hài cốt có thể ứng dụng công nghệ phân tích ADN để xác định.
Theo ông Chức, dù hài cốt là của ai thì khi phát hiện cũng nên quy tập và thực hiện các nghi lễ cẩn thận theo đúng phong tục của người Việt.
Trước việc một con phố ở nội thành nhiều lần phát hiện hàng trăm ngôi mộ vô danh, ông Chức cho rằng, nếu có điều kiện thì nên tổ chức nghiên cứu, khảo sát để làm rõ, thông tin rộng rãi đến dư luận, tránh những đồn đoán xuyên tạc.
Các bộ hài cốt được phủ bạt trong thời gian chờ chuyển về nghĩa trang (Ảnh: Nguyễn Ngoan).
Thông tin về 150 bộ hài cốt tìm thấy trên địa bàn phường, bà Hứa Thị Xuân Liên - Chủ tịch UBND phường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) - cho biết, qua tìm hiểu thông tin người dân xung quanh, xác định đây là tiểu cốt của những người dân bình thường, khoảng 50-70 năm về trước.
Theo bà Liên, ngõ 167 Tây Sơn thường xuyên xảy ra úng ngập. Đặc biệt, sau mỗi trận mưa lớn nước ngập sâu quá đầu gối, tràn cả vào nhà dân gây hư hỏng đồ đạc, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân.
Con ngõ này có 3 dãy nhà tập thể, nhiều nhà ở nhỏ lẻ, nhiều trụ sở cơ quan và khu ký túc xá Đại học Công đoàn nên rất đông người dân sinh sống, làm việc. Nguồn: Dân trí