Tác Phẩm Kinh Điển
Thành viên tích cực
Những người sinh những năm 70 của thế kỷ trước trở về trước ít ai chưa đọc Thời Xa Vắng của nhà văn Lê Lựu.
Sinh ra trong một ngôi làng nhỏ ở đồng bằng Bắc Bộ, nơi cái nghèo và cái đói bủa vây quanh năm, cậu bé ấy lớn lên với mặc cảm và tự ti. Khi mới 10 tuổi, gia đình đã cưới vợ cho cậu, chỉ với mong muốn có thêm người lao động trong nhà. Cô gái ấy là một người phụ nữ khỏe mạnh ở làng bên, lớn hơn cậu cả chục tuổi.
Mỗi bữa cơm, nếu người vợ ngồi đầu nồi, cậu quay mặt đi, nhất quyết không đưa bát cho cô xới cơm. Trên giường ngủ, cậu cũng không bao giờ chịu chung chăn gối với cô.
Khi lớn hơn, cậu quyết định xin đi bộ đội, phần vì nghĩa vụ, phần vì muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân gò bó ấy. Nhưng càng cố chạy trốn, cậu lại càng bị níu giữ, càng cố đi tìm tình yêu thì tình yêu lại trở nên xa vời. Ở đơn vị, người ta thuyết phục cậu phải yêu người vợ hợp pháp của mình để được kết nạp Đảng.
Dẫu vậy, sau bao nỗ lực níu kéo, cuối cùng họ cũng quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân gượng ép. Sau chiến tranh, chàng lính ấy trở về thành phố, xây dựng cuộc sống mới với một người vợ khác. Nhưng giữa phố phường đông đúc, anh vẫn thấy mình lạc lõng, bơ vơ...
Câu chuyện ấy không chỉ là hành trình của nhân vật Giang Minh Sài trong tiểu thuyết Thời xa vắng mà còn là chính cuộc đời của nhà văn Lê Lựu. Ông đã rút ruột rút gan để viết nên những trang sách này, bằng tất cả những gì đã trải qua, đã chứng kiến, đã suy ngẫm.
Dù không ở chiến trường lâu như nhân vật của mình, Lê Lựu vẫn từng trải qua những tháng ngày quân ngũ. Ngôi làng nghèo khó, lầy lội trong ký ức ông đã được tái hiện trong tác phẩm với cái tên Hạ Vị. Nhân vật Giang Minh Sài không chỉ mang dáng dấp của chính ông mà còn là hình ảnh của biết bao người cùng thế hệ.
Nhà văn từng chia sẻ: "Chất liệu nằm trong tôi, trong đồng đội tôi, trong những người quanh tôi và cả một thế hệ thời ấy. Như tôi đây, khi đơn vị yêu cầu phải yêu vợ mình, tôi cũng đành chấp hành. Có người bạn tôi, lấy vợ vừa già vừa xấu nhưng cứ giấu giếm, không dám để ai biết. Nhưng khi cầm bút viết, tôi chẳng phân biệt đâu là sự thật, đâu là hư cấu nữa".
Lê Lựu không ngần ngại nói rằng ông yêu nhân vật Sài ở trí thông minh, ở sự nhẫn nhịn trong mọi hoàn cảnh, nhưng cũng ghét chính cái sự hèn của anh ta. "Ghét vì nó hèn, mà nó lại giống mình ở sự hèn ấy. Đôi khi tôi cũng ghét chính mình, vì không đủ dũng cảm để tự giải thoát, để làm một cuộc cách mạng cho bản thân. Không yêu nhưng vẫn bị trói buộc bởi gia đình, bởi tổ chức, bởi dư luận. Và thế là bán đứng mình cho đám đông...".
Nhà văn cũng kể về mối tình trong sáng thuở học trò của mình, một mối tình ngập ngừng, chưa dám nói thành lời. Hình ảnh hai đứa trẻ đội chung một cái thúng đi chợ trong ngày mưa vừa sợ vừa thích, những xao xuyến đầu đời ấy đã trở thành nguồn cảm hứng để ông xây dựng nhân vật Hương trong Thời xa vắng.
Dù Thời xa vắng đã được chuyển thể thành phim, nhưng Lê Lựu vẫn chưa thực sự hài lòng với kịch bản. Theo ông, điện ảnh không có đủ thời gian để khai thác chiều sâu của nhân vật như tiểu thuyết, nơi độc giả có thể dừng lại, suy ngẫm và cảm nhận từng con chữ. Nhưng ông lại rất hài lòng với diễn viên Ngô Thế Quân, người đã hóa thân thành một Giang Minh Sài đầy chân thực: "Cái mặt anh ấy cứ ngây ngô, thộn thộn, trông đến là tội nghiệp. Một gương mặt cứ hèn hèn thế nào ấy, đúng như tôi hình dung về Sài".
Nhìn lại cuộc đời mình, Lê Lựu thừa nhận rằng chỉ có tình yêu mới khiến con người ta bay lên, chỉ có những khát khao, những khoảng cách chưa với tới được mới là động lực để viết, để sáng tạo. Và Thời xa vắng chính là kết tinh của những khao khát, những nỗi niềm mà ông đã trải qua, một cuốn tiểu thuyết được viết từ những gì ông đã sống, đã yêu và đã mất.
Thời xa vắng là một tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Lê Lựu, được xuất bản lần đầu vào năm 1986. Tác phẩm kể về cuộc đời đầy bi kịch của nhân vật Giang Minh Sài, một chàng trai sinh ra trong một làng quê nghèo ở đồng bằng Bắc Bộ, bị ép buộc lấy vợ từ nhỏ, rồi lớn lên trong những ràng buộc của gia đình, xã hội và thời cuộc.
Tiểu thuyết phản ánh sâu sắc những chuyển biến của xã hội Việt Nam từ thời bao cấp sang thời kỳ đổi mới, đồng thời thể hiện những mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại, giữa cá nhân và tập thể. Nhân vật Sài là điển hình của một thế hệ đàn ông Việt Nam bị cuốn vào vòng xoáy định kiến, nghĩa vụ và trách nhiệm, để rồi khi xã hội đổi thay, họ lạc lõng, không biết tìm đâu hạnh phúc thực sự.
![1739631542361.png 1739631542361.png](https://homevn.s3.hn-1.cloud.cmctelecom.vn/data/attachments/13/13089-c5b7cffc00c1af45d25fefdb7fe33688.jpg)
Mỗi bữa cơm, nếu người vợ ngồi đầu nồi, cậu quay mặt đi, nhất quyết không đưa bát cho cô xới cơm. Trên giường ngủ, cậu cũng không bao giờ chịu chung chăn gối với cô.
Khi lớn hơn, cậu quyết định xin đi bộ đội, phần vì nghĩa vụ, phần vì muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân gò bó ấy. Nhưng càng cố chạy trốn, cậu lại càng bị níu giữ, càng cố đi tìm tình yêu thì tình yêu lại trở nên xa vời. Ở đơn vị, người ta thuyết phục cậu phải yêu người vợ hợp pháp của mình để được kết nạp Đảng.
Dẫu vậy, sau bao nỗ lực níu kéo, cuối cùng họ cũng quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân gượng ép. Sau chiến tranh, chàng lính ấy trở về thành phố, xây dựng cuộc sống mới với một người vợ khác. Nhưng giữa phố phường đông đúc, anh vẫn thấy mình lạc lõng, bơ vơ...
Câu chuyện ấy không chỉ là hành trình của nhân vật Giang Minh Sài trong tiểu thuyết Thời xa vắng mà còn là chính cuộc đời của nhà văn Lê Lựu. Ông đã rút ruột rút gan để viết nên những trang sách này, bằng tất cả những gì đã trải qua, đã chứng kiến, đã suy ngẫm.
Dù không ở chiến trường lâu như nhân vật của mình, Lê Lựu vẫn từng trải qua những tháng ngày quân ngũ. Ngôi làng nghèo khó, lầy lội trong ký ức ông đã được tái hiện trong tác phẩm với cái tên Hạ Vị. Nhân vật Giang Minh Sài không chỉ mang dáng dấp của chính ông mà còn là hình ảnh của biết bao người cùng thế hệ.
![1739631595753.png 1739631595753.png](https://homevn.s3.hn-1.cloud.cmctelecom.vn/data/attachments/13/13091-33fcfee3982dc6d347fe7eaa6a8a0312.jpg)
Nhà văn từng chia sẻ: "Chất liệu nằm trong tôi, trong đồng đội tôi, trong những người quanh tôi và cả một thế hệ thời ấy. Như tôi đây, khi đơn vị yêu cầu phải yêu vợ mình, tôi cũng đành chấp hành. Có người bạn tôi, lấy vợ vừa già vừa xấu nhưng cứ giấu giếm, không dám để ai biết. Nhưng khi cầm bút viết, tôi chẳng phân biệt đâu là sự thật, đâu là hư cấu nữa".
Lê Lựu không ngần ngại nói rằng ông yêu nhân vật Sài ở trí thông minh, ở sự nhẫn nhịn trong mọi hoàn cảnh, nhưng cũng ghét chính cái sự hèn của anh ta. "Ghét vì nó hèn, mà nó lại giống mình ở sự hèn ấy. Đôi khi tôi cũng ghét chính mình, vì không đủ dũng cảm để tự giải thoát, để làm một cuộc cách mạng cho bản thân. Không yêu nhưng vẫn bị trói buộc bởi gia đình, bởi tổ chức, bởi dư luận. Và thế là bán đứng mình cho đám đông...".
Nhà văn cũng kể về mối tình trong sáng thuở học trò của mình, một mối tình ngập ngừng, chưa dám nói thành lời. Hình ảnh hai đứa trẻ đội chung một cái thúng đi chợ trong ngày mưa vừa sợ vừa thích, những xao xuyến đầu đời ấy đã trở thành nguồn cảm hứng để ông xây dựng nhân vật Hương trong Thời xa vắng.
Dù Thời xa vắng đã được chuyển thể thành phim, nhưng Lê Lựu vẫn chưa thực sự hài lòng với kịch bản. Theo ông, điện ảnh không có đủ thời gian để khai thác chiều sâu của nhân vật như tiểu thuyết, nơi độc giả có thể dừng lại, suy ngẫm và cảm nhận từng con chữ. Nhưng ông lại rất hài lòng với diễn viên Ngô Thế Quân, người đã hóa thân thành một Giang Minh Sài đầy chân thực: "Cái mặt anh ấy cứ ngây ngô, thộn thộn, trông đến là tội nghiệp. Một gương mặt cứ hèn hèn thế nào ấy, đúng như tôi hình dung về Sài".
Nhìn lại cuộc đời mình, Lê Lựu thừa nhận rằng chỉ có tình yêu mới khiến con người ta bay lên, chỉ có những khát khao, những khoảng cách chưa với tới được mới là động lực để viết, để sáng tạo. Và Thời xa vắng chính là kết tinh của những khao khát, những nỗi niềm mà ông đã trải qua, một cuốn tiểu thuyết được viết từ những gì ông đã sống, đã yêu và đã mất.