Nhìn người chị cùng trọ, tôi đâm ra lo sợ đi làm

Phan Hiền
Phan Hiền
Phản hồi: 0
Có lẽ chuyện đi làm sẽ chẳng phải là chuyện lạ với mọi người. Tôi và người chị cùng trọ của tôi cũng thế. Khi bắt đầu bước vào Đại học, chuyện đi làm đã chẳng còn là điều xa xôi. Nhưng khi thực sự bắt đầu công việc văn phòng và tiếp xúc môi trường công sở của của doanh nghiệp, nó lại là một chuyện khác. Nhìn người chị cùng phòng trọ lớn hơn tôi 4 tuổi (sinh năm 2000) trong khoảng thời gian từ lúc bắt đầu công việc văn phòng đến nay, tôi chợt nhận ra việc đi làm chốn công sở cũng như canh bạc may rủi mà ta buộc phải chơi. Và thật chẳng may, tôi đã nhìn thấy người chị đó bị thua một màn bạc đau thương trông thấy.

Người chị cùng phòng của tôi bắt đầu đi làm từ năm 2019. Những công việc chị làm đầu tiên là gia sư tiếng Anh cũng như luyện thi ielts tại nhà. Đây cũng là lợi thế của chị khi 5 năm THCS và THPT, chị luôn là học sinh đứng đầu trong đội tuyển thi HSG Tiếng Anh của trường.

Sau khi tốt nghiệp Đại học, chị bắt đầu các công việc trong những công ty quốc tế, yêu cầu ngoại ngữ và thường làm việc online tại nhà. Vì là các công ty nước ngoài cũng như chênh lệch múi gời, chị thường phải làm việc xuyên đêm. Khi đó, tôi thường hỏi: chị không thấy mệt mỏi sao, khi sinh hoạt bị đảo lộn như vậy? Ấy thế mà đáp lại câu hỏi của tôi, chị lại thoải mái mà nói: Chị ấy thấy bình thường. Ông chủ của chị vô cùng tốt, các đồng nghiệp luôn hỗ trợ nhau. Tuy nhiều lúc công việc khó nhọc, nhưng chưa boa giờ chị thấy bị riêng lẻ trong công việc. Nghe chị nói là thế, nhưng tôi thường nghĩ: sao mà chịu nổi được?

Nhưng canh bạc thua của chị đã đến khi bắt đầu đi làm phiên dịch cho một công ty trong nước tại Hà Nội. Trong những ngày đi làm đầu tiên tại công ty, khi về chị luôn khóc. Chị kể: ở công ty mới có người chị đồng nghiệp khó tính và gây khó dễ mõi điều. Trong những giờ nghỉ trưa tại công ty chị luôn không có chỗ nghỉ, vì chị đồng nghiệp luôn chiếm chỗ nghỉ ngay dưới phạn vi vị trí chị ngồi làm. Không những vậy, chị ta luôn phàn nàn và tag chị phê bình ngay trong nhóm vì những vấn đề nghỉ trưa của mình. Trong khoảng thời gian tiếp theo chị cùng trọ tôi lại gặp khó khăn khi làm việc cùng một anh đồng nghiệp luôn trễ kế hoạch. Chị đã nhiều lầm trao đổi cũng thấy anh đồng nghiệp đó thay đổi cách làm việc. Chính vì đêìu này mà lúc nào người chị cùng phòng của tôi luôn phải chạy việc thâu đêm suốt sáng để kịp. Tưởng như người sếp sẽ là chỗ dựa cho sự thay đổi trong môi trường làm việc của đồng nghiệp. Nhưng không, người sếp của chị tôi lại thờ ơ và thiếu trách nghiệm với những hành vi của nhân viên.

1743691530752.png

Những áp lực tâm lý không lời tại văn phòng (Ảnh minh họa: iStock).

Sau bao lầm về trọ trong khó chịu và nước mắt, chị cũng nhiều lần xích míc với tôi vì nhưng cảm xúc tiêu cực chị mang về kiến chị không giữ được bình tĩnh trong khi giao tiếp. Trong khoảng thời gian đó, vô số lúc chị mất kiên nhẫn khi nói chuyện với tôi, ngôn ngữ chị sử dụng đầy gai nhọn và nhiều lần kiến tôi tôn thương vô cùng kéo theo không khí trong phòng trọ cũng căng thảng và ngột ngạt.

Cuối cùng chị quyết định nghỉ việc tại công ty vào tháng 4 năm nay. Hôm chị nói chuyện nghỉ việc với sếp của chị, người sếp cũng chẳng bảo có vấn dề gì và đồng ý cho chị nghỉ. Ngày chị nói chuyện nghỉ việc với tôi, tôi nghe sao giọng chị vui vẻ lại nhẹ nhõm. Chị đã lên kế hoạch rời công ty và thứ hai đầu tuần này mang kẹo bánh để nói chia tay với mọi người.Tưởng chừng như mọi chuyện sẽ suôn sẻ kết thúc nhưng hôm đó chị lại về trong mệt mỏi và nói sẽ phải làm thêm một tháng nữa. Tôi khó hiểu, nhưng cũng chẳng dám hỏi nhiều vì sợ cuộc nói chuyện sẽ lại kết thúc trong không vui.

Và sau một ngày sau khi đi làm của 1 tháng cuối, chị mới tâm sự với tôi: Hôm chia tay, sếp lại bảo đáng lẽ phải báo trước một tháng làm chị vô cùng hoang mang. Chị đã liên lục nhắn tin từ lúc 9 giờ đến 10 giờ sáng để trao đổi lại với sếp xem ý sếp là sao? gợi ý của sếp như thế nào? để nếu không chị sẽ làm bản tường trình vào giờ làm buổi chiều nhưng không một lời hồi đáp. Khi chị đã quá mệt và nhắn: "Vậy em sẽ làm thêm 1 tháng cho đúng thủ tục" thì ngay lập tức sếp nhắn lại: "Okee". Hôm đi làm lại sau ngày chia tay, các đồng nghiệp nhìn chị với ánh mắt phán xét rằng - "nhìn đi, con bé này nói mà chẳng làm được, không phải vẫn đi làm đây sao?" làm chị vô cùng túng quãn. Trong số đồng nghiệp chỉ có một người biết lý do của chị còn hầu như không ai hay. Chị tưởng mọi người đều đã biết và hiểu nhưng không phải. Chị muốn giải thích nhưng nhóm riêng của đồng nghiệp trong công ty chị lại không được tham gia. Và chị cũng không có thời gian giải thích cho từng người một.

Nghe chị tâm sự, tôi nhận ra trong những công việc trước đó của chị những áp lực tâm lý hay rào cản văn hóa chưa bao giờ là khó khăn với chị. Có thể công việc này bản chất có thể cùng chị đi lâu dài, nhưng chính những áp lực tâm lý từ đồng nghiệp và văn hóa tổ chức toxic đã bào mòn và buộc chị rời đi. Có niều lúc, thực ra một công việc nư ý không chỉ gói gọn trong một bản mô tả công việc (hay ta thường quen gọi là JD công việc) mà còn phụ thược vào những yếu tố như quy tắc xử sự, thái độ đồng nghiệp và vai trò của lãnh đạo... thuộc văn hóa doanh nghiệp. Nhìn những trải nghiệm của chị cùng phòng một mặt tôi cảm lấy lo sợ khi đi làm, đi tìm việc; nhưng một mặt tôi lại thêm ý thức được cầm tìm kiếm môi trường công sở với văn hóa lành mạnh tích cực nó còn có ý nghĩa ra sao.

Về chị cùng trọ, tôi đã động viên chị đi làm nốt tháng 4 này tại công ty đó. Và mong sau chi sẽ tìm được một môi trường công sở phù hợp hơn. Cũng như tôi gửi những người đọc được bài viết này - cũng đang hay đã tìm việc sẽ cân nhắc thật kỹ lưỡng trước một vị trí công việc nào đó. Tôi từng nghe một câu nói: "Đại học đừng học đại". Cũng lấy ý tứ đó, tôi khuyên mọi người: "Đi làm đừng làm đại" - Đừng chỉ đơn thuần đi làm, đi tìm một công việc để lao động mà hãy tìm cả một môi trường văn hóa làm việc có thể vươn lên phát triển.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top