Trương Cẩm Tú
Guest
Ngày xưa, trong các gia đình nền nếp, mọi hành vi, cử chỉ, việc làm đều phải đúng mực, chuẩn chỉ, chẳng hạn xới cơm thì không được lấy nguyên một muôi lớn cho xong mà ít nhất phải xới 2 lần, ngay cả khi một người ăn rất ít.
Hãy cùng tìm hiểu những nề nếp hay kiêng kị trong bữa cơm của người xưa và lý do sâu xa phía sau nhé:
Xới cơm một lần là một trong những kiêng kỵ của người xưa. Dân gian có câu "Một lần cơm cúng, hai lần cơm ăn", hàm ý rằng việc xới cơm một lần thường chỉ áp dụng trong các nghi lễ cúng bái, dành riêng cho người đã khuất chứ không dành cho người còn sống.
Khi lấy cơm cho người đang sống, đặc biệt là người khỏe mạnh, việc chỉ xới một lần bị xem là sẽ mang lại điều không may mắn, gây xui xẻo. Người xưa tin rằng hành động đó tạo điềm xấu cho gia đình. Do đó, trong các gia đình Việt, người lớn thường dạy trẻ nhỏ xới cơm thì phải lấy hai lần, mỗi lần một ít chứ không được vì muốn nhanh mà múc luôn một lần đầy bát.
Ngoài việc kiêng xới cơm một lần, người Việt cũng đặc biệt lưu ý trong bữa ăn không xới cơm đầy có ngọn (nghĩa là cơm đầy ắp lên miệng bát) để không gợi liên tưởng đến bát cơm cúng. Với người đã khuất, bát cơm đầy như vậy thể hiện ý nghĩa tôn kính, nhưng với người sống lại được coi là bất lịch sự, thô thiển và đôi khi còn bị coi là có ý trù ẻo, mang lại xui xẻo.
Cách xới cơm chuẩn trong bữa ăn gia đình là xới cơm dưới miệng bát, tránh việc cơm bị vun đầy hoặc nén chặt xuống.
Cắm đũa vào bát cơm. Hành động này được xem là một điềm xấu, bởi nó làm người ta liên tưởng đến đôi đũa cắm trên bát cơm cúng người mới qua đời. Đây là một hình ảnh gây sợ hãi, khiến người ta lo sẽ gặp chuyện không may mắn. Vì vậy, dân gian kiêng tuyệt đối việc cắm đôi đũa vào bát cơm trong bữa ăn gia đình.
Lấy đũa gõ bát
Trong bữa ăn, gõ đũa vào bát cơm bị coi là hành động thiếu tôn trọng, bất lịch sự. Theo người xưa, chỉ có ăn mày hoặc những người muốn gây sự chú ý mới có thói quen này. Trong văn hóa ẩm thực của người Việt, gõ bát bằng đũa được xem là hành động không trang nhã.
Đánh đáo: Hành động gắp thức ăn rồi đưa thẳng vào miệng, vì thể hiện sự tham ăn tục uống. Đúng ra là gắp thức ăn từ đĩa đưa vào bát của mình, rồi mới đưa lên miệng.
Gắp "nối đũa", đặt chéo đũa
Gắp thức ăn từ đũa của người khác cũng bị coi là một điều đại kỵ trong bữa ăn, là hành động thiếu tôn trọng và gợi nhớ đến việc gắp tro cốt của người đã khuất. Do đó, khi muốn nhận thức ăn mà người khác gắp cho, bạn cần đưa bát ra chứ không nên gắp nối đũa.
Việc để đũa lộn xộn, không đúng chiều hoặc đặt chéo nhau cũng bị dân gian coi là đại kỵ, có thể ảnh hưởng đến tài lộc và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Không cầm bát cơm lên khi ăn
Ăn cơm mà không cầm bát cũng là điều cần tránh vì người xưa tin rằng kiểu ăn này sẽ khiến con người gặp khó khăn về tài chính. Dân gian quan niệm rằng, cơm cần phải được đưa lên miệng, người ăn có trách nhiệm "mang cơm tới miệng" chứ không thể để miệng đi theo cơm.
Gia đình bạn còn giữ nếp nào trong số này? Nhà tôi thì phạm có mỗi xới cơm một lần
Hãy cùng tìm hiểu những nề nếp hay kiêng kị trong bữa cơm của người xưa và lý do sâu xa phía sau nhé:
Xới cơm một lần là một trong những kiêng kỵ của người xưa. Dân gian có câu "Một lần cơm cúng, hai lần cơm ăn", hàm ý rằng việc xới cơm một lần thường chỉ áp dụng trong các nghi lễ cúng bái, dành riêng cho người đã khuất chứ không dành cho người còn sống.
Khi lấy cơm cho người đang sống, đặc biệt là người khỏe mạnh, việc chỉ xới một lần bị xem là sẽ mang lại điều không may mắn, gây xui xẻo. Người xưa tin rằng hành động đó tạo điềm xấu cho gia đình. Do đó, trong các gia đình Việt, người lớn thường dạy trẻ nhỏ xới cơm thì phải lấy hai lần, mỗi lần một ít chứ không được vì muốn nhanh mà múc luôn một lần đầy bát.
Ngoài việc kiêng xới cơm một lần, người Việt cũng đặc biệt lưu ý trong bữa ăn không xới cơm đầy có ngọn (nghĩa là cơm đầy ắp lên miệng bát) để không gợi liên tưởng đến bát cơm cúng. Với người đã khuất, bát cơm đầy như vậy thể hiện ý nghĩa tôn kính, nhưng với người sống lại được coi là bất lịch sự, thô thiển và đôi khi còn bị coi là có ý trù ẻo, mang lại xui xẻo.
Cách xới cơm chuẩn trong bữa ăn gia đình là xới cơm dưới miệng bát, tránh việc cơm bị vun đầy hoặc nén chặt xuống.
Cắm đũa vào bát cơm. Hành động này được xem là một điềm xấu, bởi nó làm người ta liên tưởng đến đôi đũa cắm trên bát cơm cúng người mới qua đời. Đây là một hình ảnh gây sợ hãi, khiến người ta lo sẽ gặp chuyện không may mắn. Vì vậy, dân gian kiêng tuyệt đối việc cắm đôi đũa vào bát cơm trong bữa ăn gia đình.
Lấy đũa gõ bát
Trong bữa ăn, gõ đũa vào bát cơm bị coi là hành động thiếu tôn trọng, bất lịch sự. Theo người xưa, chỉ có ăn mày hoặc những người muốn gây sự chú ý mới có thói quen này. Trong văn hóa ẩm thực của người Việt, gõ bát bằng đũa được xem là hành động không trang nhã.
Đánh đáo: Hành động gắp thức ăn rồi đưa thẳng vào miệng, vì thể hiện sự tham ăn tục uống. Đúng ra là gắp thức ăn từ đĩa đưa vào bát của mình, rồi mới đưa lên miệng.
Gắp "nối đũa", đặt chéo đũa
Gắp thức ăn từ đũa của người khác cũng bị coi là một điều đại kỵ trong bữa ăn, là hành động thiếu tôn trọng và gợi nhớ đến việc gắp tro cốt của người đã khuất. Do đó, khi muốn nhận thức ăn mà người khác gắp cho, bạn cần đưa bát ra chứ không nên gắp nối đũa.
Việc để đũa lộn xộn, không đúng chiều hoặc đặt chéo nhau cũng bị dân gian coi là đại kỵ, có thể ảnh hưởng đến tài lộc và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Không cầm bát cơm lên khi ăn
Ăn cơm mà không cầm bát cũng là điều cần tránh vì người xưa tin rằng kiểu ăn này sẽ khiến con người gặp khó khăn về tài chính. Dân gian quan niệm rằng, cơm cần phải được đưa lên miệng, người ăn có trách nhiệm "mang cơm tới miệng" chứ không thể để miệng đi theo cơm.
Gia đình bạn còn giữ nếp nào trong số này? Nhà tôi thì phạm có mỗi xới cơm một lần