Xà bông Cô Ba, nước ngọt Con Cọp, máy may Sinco, kem đánh răng Hynos và Dạ Lan từng là những cái tên dẫn đầu thị trường, nhưng dần sa sút khi công ty chủ quản bỏ thương hiệu hoặc bán vốn cho đối tác.
1. Xà bông Cô Ba
Xà bông Cô Ba là nhãn hiệu do ông Trương Văn Bền thành lập năm 1932 ở khu vực chợ hóa chất Kim Biên (quận 5, TP HCM).
Trong cuốn Sài Gòn tạp pín lù, học giả Vương Hồng Sển nói rằng hình ảnh in trên bao bì viên xà bông là cô Ba Thiệu, con thầy Thông Chánh, quê gốc Trà Vinh. Bà là người đăng quang cuộc thi hoa hậu đầu tiên tổ chức năm 1865 ở Sài Gòn. Tuy nhiên, cũng có thông tin khác cho rằng người phụ nữ này là vợ ông Trương Văn Bền. Ảnh: Sách Made in Sài Gòn/Phương Nam Book
Xà bông Cô Ba được ưa chuộng khắp miền Nam lúc bấy giờ nhờ chất lượng tốt, giá thành phải chăng. Theo lời học giả Vương Hồng Sển, xà bông "bán chạy vo vo", sản xuất đến đâu hết đến đó. Thương hiệu này có giai đoạn đánh bật sự độc quyền của Hãng xà bông Marseille (Pháp).
Đất nước thống nhất, công ty của ông Trương Văn Bền hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhà nước với tên gọi Nhà máy công tư hợp doanh xà bông Việt Nam, sau đó đổi tên thành Công ty Sản xuất và Thương mại Phương Đông. Sản phẩm xà bông Cô Ba dần vắng bóng khỏi thị trường.
Cuối năm 2017, Công ty Bất động sản An Dương Thảo Điền mua 48,68% cổ phần Công ty Phương Đông. Lãnh đạo công ty nói rằng Xà bông Cô Ba vẫn có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng nên sẽ khôi phục dây chuyền sản xuất với sản lượng ước tính vài chục tấn mỗi năm, chủ yếu để bảo tồn thương hiệu gần trăm tuổi.
Chia sẻ, lãnh đạo An Dương Thảo Điền từng nói: "Tham gia ngành hàng tiêu dùng nhanh là cuộc chơi đòi hỏi vốn lớn và nhiều rủi ro, trong khi đây không phải thế mạnh của chúng tôi nên phương án được ưu tiên là hợp tác với các nhà sản xuất, phân phối có kinh nghiệm. Chúng tôi sẽ đóng góp công thức, bản quyền thương hiệu... để thành lập một liên doanh khôi phục Xà bông Cô Ba".
(Trong ảnh là tòa nhà từng là trụ sở của xà bông Cô Ba nằm ở số 20 đường Kim Biên, bên hông chợ Kim Biên)
2. Nước ngọt Con Cọp
Nước ngọt Con Cọp có mặt ở hầu hết hàng quán ăn uống trước năm 1975 do tập trung vào phân khúc tiêu dùng bình dân, trong khi Coca-Cola thời đó ở phân khúc cao hơn. Đây là sản phẩm của Usine Belgique, nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất miền Nam, thuộc tập đoàn BGI (Pháp). Nhà máy này cũng là nơi ra đời của bia Lade trái thơm và bia 33 Export.
(Tờ áp phích có dòng chữ "nước ngọt Con Cọp mỗi chai, là nguồn vui mạnh kéo dài tuổi xuân" quen thuộc với người tiêu dùng - Ảnh tư liệu.)
Hai năm sau ngày đất nước thống nhất, Tập đoàn BGI chuyển quyền sở hữu và bàn giao toàn bộ nhà máy cho nhà nước với tên gọi Nhà máy nước ngọt Chương Dương. Nhãn hiệu Con Cọp biến mất từ đó, thay bằng các dòng sản phẩm xá xị mang thương hiệu Chương Dương.
(Ảnh là vị trí Công ty nước ngọt BIG nay là trụ sở công ty nước giải khát Chương Dương, 606 Võ Văn Kiệt.)
3. Máy may Sinco
Máy may Sinco ban đầu được nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản, sau đó có nhà máy lắp ráp và đặt trụ sở chính trên đường Trần Hưng Đạo (quận 1 ngày nay). Nơi đây từng là biểu tượng quen thuộc của người dân Sài Gòn với biểu tượng máy may bàn đạp trên nóc tòa nhà. Hiện nay, tòa nhà đang được sử dụng làm cơ sở cho một phòng khám.
(Ảnh: Lynn Roylance)
Trước ngày đất nước thống nhất, Sinco có đại lý phân phối khắp nội thành Sài Gòn và các tỉnh. Trong các tờ rơi quảng cáo, thương hiệu này giới thiệu ưu điểm chính là "may khéo, thêu đẹp, sửa chữa miễn phí" và cam kết bảo hành 20 năm. Sinco nổi tiếng với độ bền cao, thao tác đơn giản nên được nhiều gia đình và xưởng dạy nghề may ưa dùng.
(Ảnh tư liệu)
Sau giải phóng, Sinco được quốc hữu hóa và trở thành Xí nghiệp liên hiệp Máy may Sinco. Doanh nghiệp này được cổ phần hóa những năm đầu 2000 và chuyển hướng sản xuất máy móc phục vụ công nghiệp và nông nghiệp như dây chuyền giết mổ gia cầm, chế biến lúa gạo, tiêu… Trụ sở công ty cũng được dời về huyện Bến Lức, Long An.
4. Kem đánh răng Hynos
Hynos là hãng kem đánh răng do một người Mỹ gốc Do Thái thành lập và chuyển giao cho ông Huỳnh Đạo Nghĩa sau khi về nước.
(Ảnh: Sách Made in Sài Gòn/Phương Nam Book)
Ông chủ mới nhanh chóng cải tiến mẫu mã và đưa Hynos tới gần người tiêu dùng bằng phương thức tiếp thị độc lạ thời đó: phát nhạc quảng cáo ra rả trên loa phóng thanh gần các cửa hàng bách hóa và đặt biển quảng cáo ở những vị trí đắc địa của Sài Gòn.
"Nụ cười anh Bảy Chà" và đoạn quảng cáo "trồng lúa mới có gạo mà ăn, thế mà có người đã phải trồng răng mới có răng mà ăn" làm nên thời kỳ hoàng kim của Hynos vào những năm cuối thập niên 60.
Không chỉ nổi tiếng trong nước, Hynos còn được bán sang các nước trong khu vực Đông Nam Á và Hong Kong, trở thành một trong những biểu tượng thương mại đương thời.
Giữa năm 1997, Tập đoàn Unilever đề nghị lập liên doanh trên tinh thần "win-win" với tổng vốn đầu tư hơn 17 triệu USD.
Trong thời gian hợp tác, Hóa phẩm P/S chỉ đảm nhận việc gia công vỏ hộp bằng nhôm mà không được sản xuất kem đánh răng như trước. Sáu năm sau ngày bắt tay, công ty bị đánh bật khỏi liên doanh kèm cam kết về sau không được sử dụng thương hiệu nổi tiếng bậc nhất lúc bấy giờ trên bất kỳ sản phẩm nào.
(Ảnh: Tommy Japan/Flickr)
Đầu năm 2007, những lãnh đạo cũ thành lập Công ty cổ phần P/S để gầy dựng lại hoạt động kinh doanh. Công ty ban đầu gia công vỏ nhôm cho các doanh nghiệp dược phẩm, sau đó sản xuất kem đánh răng mang dòng chữ Hynos cùng hình ảnh quen thuộc "nụ cười anh Bảy Chà". Hàng hóa được tiêu thụ trong các khách sạn, resort và cũng xuất hiện rải rác trên sàn thương mại điện tử.
5. Kem đánh răng Dạ Lan
Tương tự Hynos, kem đánh răng Dạ Lan cũng có một thời lừng lẫy đầu thập niên 90 khi chiếm tới 90% thị phần từ Đà Nẵng trở ra phía Bắc. Thương hiệu này từng có lợi nhuận vài lượng vàng mỗi ngày.
(Ảnh: Ông Trịnh Thành Nhơn cung cấp)
Ông Trịnh Thành Nhơn, người sáng lập Dạ Lan, tự nhận thương hiệu của mình thời đó "là con gái đang độ tuổi xuân sắc" nên được nhiều doanh nghiệp nước ngoài như Colgate, Unilever, P&G đặt vấn đề hợp tác.
Năm 1995, Dạ Lan ký hợp đồng liên doanh với Colgate - thương vụ mà ông Nhơn gọi là "sai lầm lớn nhất cuộc đời". Thương hiệu khi đó được định giá 3,2 triệu USD và ông nắm 30%, đồng thời giữ chức phó tổng giám đốc trong công ty liên doanh.
Chưa đầy một năm hợp tác, Colgate bảo Dạ Lan càng kinh doanh càng lỗ nên cần nhường chỗ cho sản phẩm mang nhãn hiệu của họ. Colgate sau đó thông báo đã dùng hết vốn góp và vay ngân hàng. Khi ông Nhơn đồng ý góp thêm 10 triệu USD với điều kiện được làm tổng giám đốc, có toàn quyền điều hành, đối tác bác bỏ và khơi mào việc phá sản.
(Ảnh: Anh Nguyên)
Sau vài lần đàm phán căng thẳng, Colgate mua lại cổ phần của ông Nhơn với giá 5 triệu USD kèm điều kiện ông không được tham gia ngành hàng này trong 5 năm tiếp theo.
Ông Nhơn nỗ lực vực dậy thương hiệu Dạ Lan từ khoảng 2016, nhưng tự thừa nhận khoảng cách với những đơn vị dẫn đầu như P/S hay Colgate còn rất xa.
Ông cho biết mỗi ngày đều cố gắng phát triển lại Dạ Lan để bàn giao cho thế hệ sau này. "Tôi không can tâm nhìn con cái tiếp quản một công ty thua lỗ triền miên do mình gây nên. Khi tiền bạc bây giờ không phải là ưu tiên hàng đầu, tôi có một điều bất di bất dịch là không được để mất thương hiệu Dạ Lan bằng bất cứ giá nào", ông nói.
1. Xà bông Cô Ba
Xà bông Cô Ba là nhãn hiệu do ông Trương Văn Bền thành lập năm 1932 ở khu vực chợ hóa chất Kim Biên (quận 5, TP HCM).

Trong cuốn Sài Gòn tạp pín lù, học giả Vương Hồng Sển nói rằng hình ảnh in trên bao bì viên xà bông là cô Ba Thiệu, con thầy Thông Chánh, quê gốc Trà Vinh. Bà là người đăng quang cuộc thi hoa hậu đầu tiên tổ chức năm 1865 ở Sài Gòn. Tuy nhiên, cũng có thông tin khác cho rằng người phụ nữ này là vợ ông Trương Văn Bền. Ảnh: Sách Made in Sài Gòn/Phương Nam Book
Xà bông Cô Ba được ưa chuộng khắp miền Nam lúc bấy giờ nhờ chất lượng tốt, giá thành phải chăng. Theo lời học giả Vương Hồng Sển, xà bông "bán chạy vo vo", sản xuất đến đâu hết đến đó. Thương hiệu này có giai đoạn đánh bật sự độc quyền của Hãng xà bông Marseille (Pháp).
Đất nước thống nhất, công ty của ông Trương Văn Bền hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhà nước với tên gọi Nhà máy công tư hợp doanh xà bông Việt Nam, sau đó đổi tên thành Công ty Sản xuất và Thương mại Phương Đông. Sản phẩm xà bông Cô Ba dần vắng bóng khỏi thị trường.
Cuối năm 2017, Công ty Bất động sản An Dương Thảo Điền mua 48,68% cổ phần Công ty Phương Đông. Lãnh đạo công ty nói rằng Xà bông Cô Ba vẫn có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng nên sẽ khôi phục dây chuyền sản xuất với sản lượng ước tính vài chục tấn mỗi năm, chủ yếu để bảo tồn thương hiệu gần trăm tuổi.
Chia sẻ, lãnh đạo An Dương Thảo Điền từng nói: "Tham gia ngành hàng tiêu dùng nhanh là cuộc chơi đòi hỏi vốn lớn và nhiều rủi ro, trong khi đây không phải thế mạnh của chúng tôi nên phương án được ưu tiên là hợp tác với các nhà sản xuất, phân phối có kinh nghiệm. Chúng tôi sẽ đóng góp công thức, bản quyền thương hiệu... để thành lập một liên doanh khôi phục Xà bông Cô Ba".

(Trong ảnh là tòa nhà từng là trụ sở của xà bông Cô Ba nằm ở số 20 đường Kim Biên, bên hông chợ Kim Biên)
2. Nước ngọt Con Cọp
Nước ngọt Con Cọp có mặt ở hầu hết hàng quán ăn uống trước năm 1975 do tập trung vào phân khúc tiêu dùng bình dân, trong khi Coca-Cola thời đó ở phân khúc cao hơn. Đây là sản phẩm của Usine Belgique, nhà máy sản xuất nước giải khát lớn nhất miền Nam, thuộc tập đoàn BGI (Pháp). Nhà máy này cũng là nơi ra đời của bia Lade trái thơm và bia 33 Export.

(Tờ áp phích có dòng chữ "nước ngọt Con Cọp mỗi chai, là nguồn vui mạnh kéo dài tuổi xuân" quen thuộc với người tiêu dùng - Ảnh tư liệu.)
Hai năm sau ngày đất nước thống nhất, Tập đoàn BGI chuyển quyền sở hữu và bàn giao toàn bộ nhà máy cho nhà nước với tên gọi Nhà máy nước ngọt Chương Dương. Nhãn hiệu Con Cọp biến mất từ đó, thay bằng các dòng sản phẩm xá xị mang thương hiệu Chương Dương.

(Ảnh là vị trí Công ty nước ngọt BIG nay là trụ sở công ty nước giải khát Chương Dương, 606 Võ Văn Kiệt.)
3. Máy may Sinco
Máy may Sinco ban đầu được nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản, sau đó có nhà máy lắp ráp và đặt trụ sở chính trên đường Trần Hưng Đạo (quận 1 ngày nay). Nơi đây từng là biểu tượng quen thuộc của người dân Sài Gòn với biểu tượng máy may bàn đạp trên nóc tòa nhà. Hiện nay, tòa nhà đang được sử dụng làm cơ sở cho một phòng khám.

(Ảnh: Lynn Roylance)
Trước ngày đất nước thống nhất, Sinco có đại lý phân phối khắp nội thành Sài Gòn và các tỉnh. Trong các tờ rơi quảng cáo, thương hiệu này giới thiệu ưu điểm chính là "may khéo, thêu đẹp, sửa chữa miễn phí" và cam kết bảo hành 20 năm. Sinco nổi tiếng với độ bền cao, thao tác đơn giản nên được nhiều gia đình và xưởng dạy nghề may ưa dùng.

(Ảnh tư liệu)
Sau giải phóng, Sinco được quốc hữu hóa và trở thành Xí nghiệp liên hiệp Máy may Sinco. Doanh nghiệp này được cổ phần hóa những năm đầu 2000 và chuyển hướng sản xuất máy móc phục vụ công nghiệp và nông nghiệp như dây chuyền giết mổ gia cầm, chế biến lúa gạo, tiêu… Trụ sở công ty cũng được dời về huyện Bến Lức, Long An.
4. Kem đánh răng Hynos
Hynos là hãng kem đánh răng do một người Mỹ gốc Do Thái thành lập và chuyển giao cho ông Huỳnh Đạo Nghĩa sau khi về nước.

(Ảnh: Sách Made in Sài Gòn/Phương Nam Book)
Ông chủ mới nhanh chóng cải tiến mẫu mã và đưa Hynos tới gần người tiêu dùng bằng phương thức tiếp thị độc lạ thời đó: phát nhạc quảng cáo ra rả trên loa phóng thanh gần các cửa hàng bách hóa và đặt biển quảng cáo ở những vị trí đắc địa của Sài Gòn.
"Nụ cười anh Bảy Chà" và đoạn quảng cáo "trồng lúa mới có gạo mà ăn, thế mà có người đã phải trồng răng mới có răng mà ăn" làm nên thời kỳ hoàng kim của Hynos vào những năm cuối thập niên 60.
Không chỉ nổi tiếng trong nước, Hynos còn được bán sang các nước trong khu vực Đông Nam Á và Hong Kong, trở thành một trong những biểu tượng thương mại đương thời.

(Ảnh: Bill Mullin)
Thực hiện chính sách quốc hữu hóa sau ngày giải phóng, Hynos được nhà nước tiếp quản và sáp nhập với một công ty cùng lĩnh vực thành Xí nghiệp Kem đánh răng Phong Lan, sau đó đổi tên thành Công ty Hóa phẩm P/S. Công ty có giai đoạn chiếm tới 60% thị phần kem đánh răng ở miền Nam.
Giữa năm 1997, Tập đoàn Unilever đề nghị lập liên doanh trên tinh thần "win-win" với tổng vốn đầu tư hơn 17 triệu USD.
Trong thời gian hợp tác, Hóa phẩm P/S chỉ đảm nhận việc gia công vỏ hộp bằng nhôm mà không được sản xuất kem đánh răng như trước. Sáu năm sau ngày bắt tay, công ty bị đánh bật khỏi liên doanh kèm cam kết về sau không được sử dụng thương hiệu nổi tiếng bậc nhất lúc bấy giờ trên bất kỳ sản phẩm nào.

(Ảnh: Tommy Japan/Flickr)
Đầu năm 2007, những lãnh đạo cũ thành lập Công ty cổ phần P/S để gầy dựng lại hoạt động kinh doanh. Công ty ban đầu gia công vỏ nhôm cho các doanh nghiệp dược phẩm, sau đó sản xuất kem đánh răng mang dòng chữ Hynos cùng hình ảnh quen thuộc "nụ cười anh Bảy Chà". Hàng hóa được tiêu thụ trong các khách sạn, resort và cũng xuất hiện rải rác trên sàn thương mại điện tử.
5. Kem đánh răng Dạ Lan
Tương tự Hynos, kem đánh răng Dạ Lan cũng có một thời lừng lẫy đầu thập niên 90 khi chiếm tới 90% thị phần từ Đà Nẵng trở ra phía Bắc. Thương hiệu này từng có lợi nhuận vài lượng vàng mỗi ngày.

(Ảnh: Ông Trịnh Thành Nhơn cung cấp)
Năm 1995, Dạ Lan ký hợp đồng liên doanh với Colgate - thương vụ mà ông Nhơn gọi là "sai lầm lớn nhất cuộc đời". Thương hiệu khi đó được định giá 3,2 triệu USD và ông nắm 30%, đồng thời giữ chức phó tổng giám đốc trong công ty liên doanh.
Chưa đầy một năm hợp tác, Colgate bảo Dạ Lan càng kinh doanh càng lỗ nên cần nhường chỗ cho sản phẩm mang nhãn hiệu của họ. Colgate sau đó thông báo đã dùng hết vốn góp và vay ngân hàng. Khi ông Nhơn đồng ý góp thêm 10 triệu USD với điều kiện được làm tổng giám đốc, có toàn quyền điều hành, đối tác bác bỏ và khơi mào việc phá sản.

(Ảnh: Anh Nguyên)
Sau vài lần đàm phán căng thẳng, Colgate mua lại cổ phần của ông Nhơn với giá 5 triệu USD kèm điều kiện ông không được tham gia ngành hàng này trong 5 năm tiếp theo.
Ông Nhơn nỗ lực vực dậy thương hiệu Dạ Lan từ khoảng 2016, nhưng tự thừa nhận khoảng cách với những đơn vị dẫn đầu như P/S hay Colgate còn rất xa.
Ông cho biết mỗi ngày đều cố gắng phát triển lại Dạ Lan để bàn giao cho thế hệ sau này. "Tôi không can tâm nhìn con cái tiếp quản một công ty thua lỗ triền miên do mình gây nên. Khi tiền bạc bây giờ không phải là ưu tiên hàng đầu, tôi có một điều bất di bất dịch là không được để mất thương hiệu Dạ Lan bằng bất cứ giá nào", ông nói.
Trích nguồn tin: vnexpress.net
Sửa lần cuối: