Thanh Hải Lucky
Thanh Hải Lucky
Hà Nội và miền Bắc đang những ngày mưa xuân. Chính cái rét ngọt và nồm ẩm này làm cho mùa xuân Hà thành và đất Bắc khác rất nhiều xuân ở Nha Trang, biển Dốc Lết hay Sài Gòn. Có một điều mâu thuẫn, dùng dằng là khi mưa nồm ẩm thì mình thấy khổ sở vô cùng nhưng khi vào Nam thì lại nhớ quay quắt tiết xuân mưa phùn đất Bắc.
Và dù biết các nhà thơ, nhà văb lãng đãng, tiết trời khắc nghiệt này chả đi đến đâu nên “rảnh rỗi sinh nông nổi”, “tức cảnh sinh tình” thì làm thơ thôi chứ chắc chẳng có ý đồ gì vĩ đại cả nhưng phải công nhận “Mưa xuân” của thi sĩ Nguyễn Bính năm nào vào tầm này đọc vẫn thấy mê.
“Mưa xuân" là một thi phẩm để lại dấu ấn sâu đậm trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bính, đánh dấu bước chân đầu tiên của ông trên văn đàn vào năm 1936. Hiếm có tác phẩm đầu tay nào đạt đến mức độ tinh tế và hoàn hảo như vậy, ngay từ những câu thơ đầu tiên đã thể hiện rõ nét hồn thơ của Nguyễn Bính – mộc mạc, dân dã nhưng đầy lãng mạn, tinh tế.
Bài thơ kể về câu chuyện của một cô gái quê, trong một đêm mưa xuân, hẹn hò với chàng trai thôn Đoài trong hội hát chèo nhưng lại đợi chờ vô vọng. Những cảm xúc xốn xang, lo âu, sự khao khát được đáp trả chỉ nhận lại sự lỡ hẹn, và cô gái buồn bã trở về trong đêm lạnh. Từ đó, câu chuyện của nàng trở thành biểu tượng cho những ước mơ dang dở, những khát khao chưa được thỏa mãn trong những đêm mưa xuân.
Lại nghĩ thời nay, cảm giác thất tình của các bạn trẻ được sáng tác đại khái là “Cắt đôi nỗi sầu” anh đã thức, thức xuyên đêm, anh đã nã điện thoại, chat zalo fb mãi sao em không hồi âm, vân vân và mây mây rồi gào lên “Em ơi anh muốn mỗi tối đến anh không phải thất tình, muốn quên một bóng hình em để lại trong tim” kèm nhạc sàn giật đùng đùng rất rõ ràng quan điểm chứ không ẩn dụ kiểu “Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn. Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng”. Thời nay lớp Zenz là “không yêu trả dép bố về” chứ không có thời gian dùng dằng, dứt khoát để còn lên mạng chia sẻ nỗi niềm và tìm mối khác cho nhanh…
Hồi xưa, khi lên Thư viện Quốc gia đọc sách, làm luận văn, mình có quen và hay đàm đạo với nhà báo lão thành Bùi Hạnh Cẩn, ông cũng là nhà nghiên cứu chữ nôm, nghiên cứu văn hoá thâm sâu, ông là em họ nhà thơ Nguyễn Bính. Mỗi lần nhắc đến hồn thơ Nguyễn Bính là bao câu chuyện thời tuổi trẻ ở quê hương Nam Định lại ùa về qua lời kể hóm hỉnh của nhà báo Bùi Hạnh Cẩn mà giờ đã là “người của muôn năm cũ”.
Bài thơ này, với những vần thơ giản dị nhưng chan chứa cảm xúc, không chỉ là một bức tranh tình yêu dang dở, mà còn là một khúc hoài niệm về mùa xuân, về tuổi trẻ, và về những hy vọng, đợi chờ mong manh. "Mưa xuân" đã được nhạc sĩ Huy Thục phổ nhạc thành bài hát cùng tên, góp phần làm cho thi phẩm của Nguyễn Bính thêm phần sâu sắc và bền vững trong lòng người đọc.
Tôi thích thơ Nguyễn Bính, các học trò có chê tôi cổ hủ, tôi cũng xin nhận. Nhưng các bạn cứ đọc kỹ xem…
MƯA XUÂN
Nguyễn Bính
Em là con gái trong khung cửi,
Dệt lụa quanh năm với mẹ già.
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng,
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay,
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ,
Mẹ bảo: Thôn Đoài hát tối nay.
Lòng thấy giăng tơ một mối tình.
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh.
Hình như hai má em bừng đỏ,
Có lẽ là em nghĩ đến anh.
Bốn bên hàng xóm đã lên đèn,
Em ngửa bàn tay trước mái hiên.
Mưa thấm bàn tay từng chấm lạnh,
Thế nào anh ấy chẳng sang xem.
Em xin phép mẹ vội vàng đi,
Mẹ bảo: xem về kể mẹ nghe.
Mưa nhỏ nên em không ướt áo,
Thôn Đoài cách có một thôi đê.
Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm,
Em mải tìm anh chả thiết xem.
Chắc hẳn đêm nay đường cửi lạnh,
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.
Chờ mãi anh sang anh chả sang,
Thế mà hôm nọ hát bên làng.
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn,
Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng.
Mình em lầm lụi trên đường về,
Có ngắn gì đâu môt dải đê!
Áo mỏng che đầu, mưa nặng hạt,
Lạnh lùng em tủi với đêm khuya.
Em giận hờn anh cho đến sáng,
Hôm sau mẹ hỏi hát trò gì.
"- Thưa u họ hát..." Rồi em thấy
Nước mắt tràn ra, em ngoảnh đi.
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay,
Hoa xoan đã nát dưới chân giày.
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ,
Mẹ bảo mùa xuân đã cạn ngày.
Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày!
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ Hội Đặng đi ngang ngõ,
Để mẹ em rằng hát tối nay?
1936
Và dù biết các nhà thơ, nhà văb lãng đãng, tiết trời khắc nghiệt này chả đi đến đâu nên “rảnh rỗi sinh nông nổi”, “tức cảnh sinh tình” thì làm thơ thôi chứ chắc chẳng có ý đồ gì vĩ đại cả nhưng phải công nhận “Mưa xuân” của thi sĩ Nguyễn Bính năm nào vào tầm này đọc vẫn thấy mê.
![1738906503694.png 1738906503694.png](https://homevn.s3.hn-1.cloud.cmctelecom.vn/data/attachments/12/12526-116208adcff4cc80fa7725d87588f39b.jpg)
“Mưa xuân" là một thi phẩm để lại dấu ấn sâu đậm trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bính, đánh dấu bước chân đầu tiên của ông trên văn đàn vào năm 1936. Hiếm có tác phẩm đầu tay nào đạt đến mức độ tinh tế và hoàn hảo như vậy, ngay từ những câu thơ đầu tiên đã thể hiện rõ nét hồn thơ của Nguyễn Bính – mộc mạc, dân dã nhưng đầy lãng mạn, tinh tế.
Bài thơ kể về câu chuyện của một cô gái quê, trong một đêm mưa xuân, hẹn hò với chàng trai thôn Đoài trong hội hát chèo nhưng lại đợi chờ vô vọng. Những cảm xúc xốn xang, lo âu, sự khao khát được đáp trả chỉ nhận lại sự lỡ hẹn, và cô gái buồn bã trở về trong đêm lạnh. Từ đó, câu chuyện của nàng trở thành biểu tượng cho những ước mơ dang dở, những khát khao chưa được thỏa mãn trong những đêm mưa xuân.
Lại nghĩ thời nay, cảm giác thất tình của các bạn trẻ được sáng tác đại khái là “Cắt đôi nỗi sầu” anh đã thức, thức xuyên đêm, anh đã nã điện thoại, chat zalo fb mãi sao em không hồi âm, vân vân và mây mây rồi gào lên “Em ơi anh muốn mỗi tối đến anh không phải thất tình, muốn quên một bóng hình em để lại trong tim” kèm nhạc sàn giật đùng đùng rất rõ ràng quan điểm chứ không ẩn dụ kiểu “Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn. Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng”. Thời nay lớp Zenz là “không yêu trả dép bố về” chứ không có thời gian dùng dằng, dứt khoát để còn lên mạng chia sẻ nỗi niềm và tìm mối khác cho nhanh…
Hồi xưa, khi lên Thư viện Quốc gia đọc sách, làm luận văn, mình có quen và hay đàm đạo với nhà báo lão thành Bùi Hạnh Cẩn, ông cũng là nhà nghiên cứu chữ nôm, nghiên cứu văn hoá thâm sâu, ông là em họ nhà thơ Nguyễn Bính. Mỗi lần nhắc đến hồn thơ Nguyễn Bính là bao câu chuyện thời tuổi trẻ ở quê hương Nam Định lại ùa về qua lời kể hóm hỉnh của nhà báo Bùi Hạnh Cẩn mà giờ đã là “người của muôn năm cũ”.
Bài thơ này, với những vần thơ giản dị nhưng chan chứa cảm xúc, không chỉ là một bức tranh tình yêu dang dở, mà còn là một khúc hoài niệm về mùa xuân, về tuổi trẻ, và về những hy vọng, đợi chờ mong manh. "Mưa xuân" đã được nhạc sĩ Huy Thục phổ nhạc thành bài hát cùng tên, góp phần làm cho thi phẩm của Nguyễn Bính thêm phần sâu sắc và bền vững trong lòng người đọc.
Tôi thích thơ Nguyễn Bính, các học trò có chê tôi cổ hủ, tôi cũng xin nhận. Nhưng các bạn cứ đọc kỹ xem…
MƯA XUÂN
Nguyễn Bính
Em là con gái trong khung cửi,
Dệt lụa quanh năm với mẹ già.
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng,
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay,
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ,
Mẹ bảo: Thôn Đoài hát tối nay.
Lòng thấy giăng tơ một mối tình.
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh.
Hình như hai má em bừng đỏ,
Có lẽ là em nghĩ đến anh.
Bốn bên hàng xóm đã lên đèn,
Em ngửa bàn tay trước mái hiên.
Mưa thấm bàn tay từng chấm lạnh,
Thế nào anh ấy chẳng sang xem.
Em xin phép mẹ vội vàng đi,
Mẹ bảo: xem về kể mẹ nghe.
Mưa nhỏ nên em không ướt áo,
Thôn Đoài cách có một thôi đê.
Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm,
Em mải tìm anh chả thiết xem.
Chắc hẳn đêm nay đường cửi lạnh,
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.
Chờ mãi anh sang anh chả sang,
Thế mà hôm nọ hát bên làng.
Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn,
Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng.
Mình em lầm lụi trên đường về,
Có ngắn gì đâu môt dải đê!
Áo mỏng che đầu, mưa nặng hạt,
Lạnh lùng em tủi với đêm khuya.
Em giận hờn anh cho đến sáng,
Hôm sau mẹ hỏi hát trò gì.
"- Thưa u họ hát..." Rồi em thấy
Nước mắt tràn ra, em ngoảnh đi.
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay,
Hoa xoan đã nát dưới chân giày.
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ,
Mẹ bảo mùa xuân đã cạn ngày.
Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày!
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ Hội Đặng đi ngang ngõ,
Để mẹ em rằng hát tối nay?
1936