Trước vấn đề đang thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận là dạy thêm, học thêm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tập hợp dư luận để có điều chỉnh, tránh tiêu cực
Sáng 7-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 1-2025; cho ý kiến đối với một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.
Ở cả 2 nội dung này, qua thảo luận, nhiều ý kiến bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề dạy thêm, học thêm. Theo các đại biểu, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành thông tư về dạy thêm, học thêm đang được dư luận rất chú ý.
Trưởng ban Công tác Đại biểu thuộc UBTVQH Nguyễn Thanh Hải cho rằng, mặc dù Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30-12-2024 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm có những biện pháp “hơi mạnh” nhưng cần thiết để tránh tiêu cực phát sinh.
“Bảo đảm nhu cầu dạy thêm, học thêm chính đáng: Giáo viên giỏi có quyền dạy thêm để có thêm thu nhập, học sinh thiếu hụt về kiến thức hoặc muốn học giỏi hơn nên cần học thêm; nhưng phải tránh xảy ra những tiêu cực gây bức xúc trong xã hội” - bà Nguyễn Thanh Hải nói.
“Hành vi cấm là ép buộc người học tham gia học thêm, nhưng nếu người học thêm tự nguyện thì vẫn được?” - bà Hải đặt vấn đề. “Việc ép buộc hay không ép buộc rất khó, vì không ép buộc thì có đơn tự nguyện và phụ huynh cũng phải viết đơn tự nguyện đấy” - bà Hải dẫn chứng thêm, đồng thời chỉ ra, “học sinh có thể không muốn đi học thêm, nhưng nếu không đi lại có khi lại bị phân biệt đối xử”.
#Thôngtư29cấmdạythêm
![1739059991388.png 1739059991388.png](https://homevn.s3.hn-1.cloud.cmctelecom.vn/data/attachments/12/12630-2042bb2462dd6ab6943e198afab9fb7c.jpg)
Sáng 7-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 1-2025; cho ý kiến đối với một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.
Ở cả 2 nội dung này, qua thảo luận, nhiều ý kiến bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề dạy thêm, học thêm. Theo các đại biểu, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành thông tư về dạy thêm, học thêm đang được dư luận rất chú ý.
Trưởng ban Công tác Đại biểu thuộc UBTVQH Nguyễn Thanh Hải cho rằng, mặc dù Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30-12-2024 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm có những biện pháp “hơi mạnh” nhưng cần thiết để tránh tiêu cực phát sinh.
“Bảo đảm nhu cầu dạy thêm, học thêm chính đáng: Giáo viên giỏi có quyền dạy thêm để có thêm thu nhập, học sinh thiếu hụt về kiến thức hoặc muốn học giỏi hơn nên cần học thêm; nhưng phải tránh xảy ra những tiêu cực gây bức xúc trong xã hội” - bà Nguyễn Thanh Hải nói.
Trưởng Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thanh Hải dẫn lại việc dự thảo Luật Nhà giáo quy định nhiều nội dung liên quan những việc nhà giáo không được làm, trong đó có việc “ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức”. “Hành vi cấm là ép buộc người học tham gia học thêm, nhưng nếu người học thêm tự nguyện thì vẫn được?” - bà Hải đặt vấn đề. “Việc ép buộc hay không ép buộc rất khó, vì không ép buộc thì có đơn tự nguyện và phụ huynh cũng phải viết đơn tự nguyện đấy” - bà Hải dẫn chứng thêm, đồng thời chỉ ra, “học sinh có thể không muốn đi học thêm, nhưng nếu không đi lại có khi lại bị phân biệt đối xử”.
#Thôngtư29cấmdạythêm