Minh Phương
Thành viên nổi tiếng
Ông Hun Sen đã lên tiếng trên mạng xã hội sau khi căng thẳng biên giới Thái Lan - Campuchia leo thang. Phát ngôn viên quân đội Thái Lan cũng lên tiếng.
Khmer Times ngày 24/7 đưa tin, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen kêu gọi người dân Campuchia giữ bình tĩnh và tiếp tục cuộc sống bình thường sau cuộc đụng độ giữa binh sĩ 2 nước ở khu vực biên giới tranh chấp gần đền Ta Muen Thom.
Trong bài đăng trên Facebook sáng 24/7, ông Hun Sen cho rằng binh sĩ Thái Lan đã khơi mào trước và binh sĩ Campuchia phải tự vệ.
“Quân đội Campuchia không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đáp trả và tiến hành phản công”, ông Hun Sen tuyên bố.
Trong khi xác nhận giao tranh quân sự đang diễn ra ở một số khu vực biên giới tranh chấp thuộc các tỉnh Oddar Meanchey và Preah Vihear, ông Hun Sen nhấn mạnh rằng phần còn lại của đất nước vẫn yên bình và không bị ảnh hưởng. Ông kêu gọi tất cả người dân Campuchia không nên hoảng sợ hoặc phản ứng thái quá.
"Chúng tôi kêu gọi tất cả người dân Campuchia không hoảng loạn, tích trữ gạo, hàng hóa, hoặc tăng giá các mặt hàng thiết yếu", ông Hun Sen viết. "Xin hãy tiếp tục các hoạt động thường ngày như bình thường ở mọi lĩnh vực và khu vực, ngoại trừ các khu vực biên giới nơi đang diễn ra giao tranh".
Thủ tướng Campuchia Hun Manet kêu gọi toàn thể người dân Campuchia giữ bình tĩnh và đặt trọn niềm tin vào chính phủ và quân đội.
Theo The Nation Thailand, Thiếu tướng Winthai Suwaree, người phát ngôn của quân đội Hoàng gia Thái Lan, ngày 24/7 cho rằng binh sĩ Campuchia nổ súng vào binh sĩ Thái Lan trước, buộc phía Thái Lan phải đáp trả, và nhấn mạnh rằng Thái Lan sẽ không để bị lợi dụng hay tổn hại.
Về tinh thần của binh sĩ, ông Suwaree cho biết dù gần đây một số binh sĩ bị thương do mìn nổ khi đang tuần tra biên giới, tinh thần toàn quân vẫn rất vững vàng.
Ông Suwaree nói thêm: “Trong tình hình khó khăn này, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu theo đúng luật pháp và các nguyên tắc quốc tế. Tôi mong người dân Thái hãy tin tưởng vào sức mạnh của quân đội".
Quyền Thủ tướng Thái Lan Phumtham Wechayachai kêu gọi cần “thận trọng” trong cách xử lý tình hình căng thẳng tại khu vực biên giới với Campuchia.
Phát biểu với báo giới tại Tòa nhà Chính phủ ở Bangkok ngày 24/7, ông Wechayachai cho biết sẽ chủ trì một cuộc họp khẩn của Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan.
Vụ nổ súng mới nhất diễn ra sau khi Thái Lan và Campuchia cùng hạ cấp quan hệ ngoại giao, liên quan đến căng thẳng biên giới gần đây.
Quân khu 2 của Thái Lan thông báo trên Facebook rằng các cuộc giao tranh hiện đã lan rộng ra 6 khu vực: Prasat Ta Muen Thom, Prasat Ta Kwai, Chong Bok, Khao Phra Wihan (Preah Vihear), Chong An Ma và Chong Chom.
Thông báo cho biết một máy bay chiến đấu F-16 đã được triển khai và đã thực hiện không kích vào một vị trí quân sự của Campuchia. Tờ The Nation của Thái Lan đưa tin, F-16 của Thái Lan đã tấn công một căn cứ quân sự của Campuchia gần khu vực biên giới.
“Chúng tôi đã sử dụng không lực để tấn công các mục tiêu quân sự theo đúng kế hoạch", đại tá Richa Suksuwanon, phó phát ngôn viên quân đội Thái Lan, nói với phóng viên Channel News Asia.
Theo CNA, Bộ Quốc phòng Campuchia ngày 24/7 xác nhận chiến đấu cơ Thái Lan đã được triển khai và đã thả hai quả bom xuống một tuyến đường ở vùng biên giới tranh chấp do Campuchia kiểm soát.
Bộ Quốc phòng Campuchia lên án hành động này của Thái Lan.
Ngày 24/7, Đại sứ quán Thái Lan tại Phnom Penh đã khuyến cáo công dân rời khỏi Campuchia trừ khi có lý do thực sự cấp thiết để ở lại.
Trong thông báo, đại sứ quán cũng nhấn mạnh rằng các công dân Thái Lan không nên đến Campuchia trong thời điểm hiện tại nếu chưa thật sự cần thiết, và nên chờ đến khi tình hình ổn định hơn.
Thái Lan lên tiếng về tin “chiến đấu cơ F-16 bị Campuchia bắn rơi”
Theo tờ The Nation Thailand, lực lượng Không quân Hoàng gia Thái Lan (RTAF) chiều 24/7 bác bỏ thông tin từ truyền thông Campuchia cho rằng một chiến đấu cơ F-16 của Thái đã bị bắn hạ trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại khu vực biên giới 2 nước.
Trước đó cùng ngày, tờ Khmer Times dẫn một nguồn tin giấu tên cho rằng quân đội Campuchia đã bắn rơi một chiếc F-16 của Thái Lan lúc 10h58 sáng 24/7, khi chiếc máy bay này tham gia tấn công sau các vụ đụng độ gần đền Ta Muen Thom – khu vực biên giới giữa tỉnh Oddar Meanchey (Campuchia) và Ubon Ratchathani (Thái Lan). Theo tờ báo, Thái Lan đã triển khai 6 chiến đấu cơ F-16 từ Bộ Tư lệnh Quân khu 2 để không kích một vị trí quân sự Campuchia.
Tuy nhiên, Không quân Thái Lan khẳng định trên Facebook rằng “thông tin chiếc F-16 bị bắn rơi là sai sự thật”. Theo cơ quan này, toàn bộ máy bay đã hoàn thành nhiệm vụ và quay trở về căn cứ an toàn sau khi tiến hành “nhiệm vụ không kích vào một vị trí quân sự của Campuchia”.
Hiện chưa có phản hồi chính thức từ phía quân đội Campuchia.
Theo Reuters, trong một tuyên bố, quân đội Thái Lan cho biết binh sĩ Campuchia đã nổ súng tại khu vực gần đền Ta Muen Thom, nơi đang có tranh chấp giữa 2 nước. Thái Lan cho rằng Campuchia đã triển khai một máy bay không người lái (UAV) trinh sát trước khi đưa binh lính mang theo vũ khí hạng nặng vào khu vực này.
Theo trang The Nation Thailand, sáng 24/7, đại tá Ritcha Suksuwanon, Phó phát ngôn viên quân đội Thái Lan, cho biết, vào lúc 7 giờ 35 phút, đơn vị đặc nhiệm Thái Lan đóng tại khu vực đã báo cáo nghe thấy tiếng động cơ của một UAV, được cho là từ phía Campuchia, lượn quanh khu vực phía trước đền Ta Muen Thom. Dù họ không trông thấy UAV, nhưng âm thanh đặc trưng cho thấy rõ sự hiện diện của nó.
Ngay sau đó, phía Thái Lan cho biết binh sĩ Campuchia tiến sát hàng rào kẽm gai gần căn cứ tiền phương của Thái Lan, mang theo vũ khí vào vị trí sẵn sàng. Sáu binh sĩ Campuchia có vũ trang đầy đủ, trong đó có một người mang theo súng phóng lựu chống tăng (RPG), đã áp sát khu vực giới hạn. Đáp lại, lực lượng Thái Lan cố gắng giảm căng thẳng bằng cách hô lớn cảnh báo, đồng thời tăng cường giám sát an ninh biên giới.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia nói rằng vụ việc bắt nguồn từ một cuộc xâm nhập “không lý do” của binh sĩ Thái Lan, và lực lượng Campuchia chỉ hành động để tự vệ.
Theo Khmer Times, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia Mali Socheata cho biết: "Các cuộc đụng độ vũ trang diễn ra dọc biên giới Campuchia - Thái Lan ở tỉnh Oddar Meanchey".
“Quân đội Thái Lan đã phát động cuộc tấn công vũ trang trước vào lực lượng Campuchia. Lực lượng Campuchia đã hành động hoàn toàn trong phạm vi tự vệ, đáp trả cuộc xâm nhập vô cớ của quân đội Thái Lan vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi", ông Socheata nói.
Ít nhất 2 binh sĩ Thái Lan đã bị thương trong cuộc giao tranh, truyền thông Thái Lan dẫn lời đại tá Suksuwanont – phó phát ngôn viên quân đội Thái Lan.
Theo SCMP, một quan chức địa phương Thái Lan cho biết, ít nhất hai người đã thiệt mạng và hai người khác bị thương trong vụ đụng độ ở biên giới.
Khoảng 40.000 người dân từ 86 ngôi làng tại Thái Lan cũng đã được sơ tán đến các khu vực an toàn hơn, theo một quan chức ở tỉnh Surin.
Theo SCMP, một trung đoàn quân đội Thái Lan thông báo trên mạng xã hội rằng nước này đã triển khai một máy bay chiến đấu F-16 trong tình trạng sẵn sàng, liên quan đến căng thẳng biên giới với Campuchia.
Theo Khmer Times, vụ đụng độ được cho là bắt đầu vào khoảng 7 giờ 30 sáng 24/7 gần khu vực biên giới tranh chấp ở tỉnh Oddar Meanchey. Người dân địa phương nói với báo chí Campuchia rằng họ nghe thấy tiếng súng và tiếng nổ dữ dội, cho thấy cả hai bên có thể đang triển khai vũ khí hạng nặng.
Tình hình vẫn căng thẳng khi cả hai bên đều tăng cường lực lượng dọc biên giới.
Cuộc đụng độ diễn ra sau khi Thái Lan triệu hồi đại sứ tại Campuchia vào ngày 23/7 và tuyên bố sẽ trục xuất đại sứ Campuchia tại Bangkok, sau khi một số binh sĩ Thái Lan bị thương do nổ mìn khi đang tuần tra dọc biên giới 2 nước.
Đáp lại, Campuchia tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao xuống mức thấp nhất với Thái Lan, và ra lệnh cho tất cả các nhân viên ngoại giao Campuchia khác tại Đại sứ quán Campuchia ở Bangkok trở về nước. Cơ quan ngoại giao Thái Lan tại Phnom Penh cũng cần phải làm điều tương tự.
Phía Thái Lan cho rằng các quả mìn này vừa mới được đặt gần đây, điều mà Campuchia bác bỏ và gọi là cáo buộc vô căn cứ. Campuchia vẫn còn hàng triệu quả mìn sót lại từ thời nội chiến cách đây hàng chục năm, theo các tổ chức rà phá bom mìn.
UAV từ nước ngoài rơi xuống lãnh thổ Thái Lan, không gây thương vong
Hôm 23/7, quân đội Thái Lan cho biết, chiếc UAV quân sự rơi xuống rừng Ban Khun Mae Wa, gần làng Khun Mae Woei, huyện Tha Song Yang, tỉnh Tak (biên giới phía bắc Thái Lan) và được dân làng báo cho Trung đoàn biệt kích số 35.
Vị trí UAV rơi cách biên giới Thái Lan – Myanmar khoảng 15km.
“Không có thương vong hay thiệt hại về tài sản”, quân đội Thái Lan thông báo.
Theo quân đội Thái Lan, loại UAV này thường được quân đội Myanmar sử dụng để tập kích vị trí của nhóm phiến quân có tên “Lực lượng giải phóng dân tộc Karen” (KNLA).
Bangkok Post đưa tin, giới chức Thái Lan đã xử lý đầu đạn nổ của UAV và gửi công hàm phản đối thông qua Ủy ban Biên giới Thái Lan – Myanmar (TBC).
Myanmar chưa bình luận về vụ việc.

Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen kêu gọi người dân Campuchia bình tĩnh khi căng thẳng biên giới với Thái Lan leo thang. Ảnh: AFP
Khmer Times ngày 24/7 đưa tin, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen kêu gọi người dân Campuchia giữ bình tĩnh và tiếp tục cuộc sống bình thường sau cuộc đụng độ giữa binh sĩ 2 nước ở khu vực biên giới tranh chấp gần đền Ta Muen Thom.
Trong bài đăng trên Facebook sáng 24/7, ông Hun Sen cho rằng binh sĩ Thái Lan đã khơi mào trước và binh sĩ Campuchia phải tự vệ.
“Quân đội Campuchia không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đáp trả và tiến hành phản công”, ông Hun Sen tuyên bố.
Trong khi xác nhận giao tranh quân sự đang diễn ra ở một số khu vực biên giới tranh chấp thuộc các tỉnh Oddar Meanchey và Preah Vihear, ông Hun Sen nhấn mạnh rằng phần còn lại của đất nước vẫn yên bình và không bị ảnh hưởng. Ông kêu gọi tất cả người dân Campuchia không nên hoảng sợ hoặc phản ứng thái quá.
"Chúng tôi kêu gọi tất cả người dân Campuchia không hoảng loạn, tích trữ gạo, hàng hóa, hoặc tăng giá các mặt hàng thiết yếu", ông Hun Sen viết. "Xin hãy tiếp tục các hoạt động thường ngày như bình thường ở mọi lĩnh vực và khu vực, ngoại trừ các khu vực biên giới nơi đang diễn ra giao tranh".
Thủ tướng Campuchia Hun Manet kêu gọi toàn thể người dân Campuchia giữ bình tĩnh và đặt trọn niềm tin vào chính phủ và quân đội.

Thiếu tướng Winthai Suwaree, người phát ngôn của quân đội Hoàng gia Thái Lan. Ảnh: BF
Theo The Nation Thailand, Thiếu tướng Winthai Suwaree, người phát ngôn của quân đội Hoàng gia Thái Lan, ngày 24/7 cho rằng binh sĩ Campuchia nổ súng vào binh sĩ Thái Lan trước, buộc phía Thái Lan phải đáp trả, và nhấn mạnh rằng Thái Lan sẽ không để bị lợi dụng hay tổn hại.
Về tinh thần của binh sĩ, ông Suwaree cho biết dù gần đây một số binh sĩ bị thương do mìn nổ khi đang tuần tra biên giới, tinh thần toàn quân vẫn rất vững vàng.
Ông Suwaree nói thêm: “Trong tình hình khó khăn này, chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu theo đúng luật pháp và các nguyên tắc quốc tế. Tôi mong người dân Thái hãy tin tưởng vào sức mạnh của quân đội".
Quyền Thủ tướng Thái Lan Phumtham Wechayachai kêu gọi cần “thận trọng” trong cách xử lý tình hình căng thẳng tại khu vực biên giới với Campuchia.
Phát biểu với báo giới tại Tòa nhà Chính phủ ở Bangkok ngày 24/7, ông Wechayachai cho biết sẽ chủ trì một cuộc họp khẩn của Hội đồng An ninh Quốc gia Thái Lan.
Vụ nổ súng mới nhất diễn ra sau khi Thái Lan và Campuchia cùng hạ cấp quan hệ ngoại giao, liên quan đến căng thẳng biên giới gần đây.
Quân khu 2 của Thái Lan thông báo trên Facebook rằng các cuộc giao tranh hiện đã lan rộng ra 6 khu vực: Prasat Ta Muen Thom, Prasat Ta Kwai, Chong Bok, Khao Phra Wihan (Preah Vihear), Chong An Ma và Chong Chom.
Thông báo cho biết một máy bay chiến đấu F-16 đã được triển khai và đã thực hiện không kích vào một vị trí quân sự của Campuchia. Tờ The Nation của Thái Lan đưa tin, F-16 của Thái Lan đã tấn công một căn cứ quân sự của Campuchia gần khu vực biên giới.
“Chúng tôi đã sử dụng không lực để tấn công các mục tiêu quân sự theo đúng kế hoạch", đại tá Richa Suksuwanon, phó phát ngôn viên quân đội Thái Lan, nói với phóng viên Channel News Asia.
Theo CNA, Bộ Quốc phòng Campuchia ngày 24/7 xác nhận chiến đấu cơ Thái Lan đã được triển khai và đã thả hai quả bom xuống một tuyến đường ở vùng biên giới tranh chấp do Campuchia kiểm soát.
Bộ Quốc phòng Campuchia lên án hành động này của Thái Lan.
Ngày 24/7, Đại sứ quán Thái Lan tại Phnom Penh đã khuyến cáo công dân rời khỏi Campuchia trừ khi có lý do thực sự cấp thiết để ở lại.
Trong thông báo, đại sứ quán cũng nhấn mạnh rằng các công dân Thái Lan không nên đến Campuchia trong thời điểm hiện tại nếu chưa thật sự cần thiết, và nên chờ đến khi tình hình ổn định hơn.
Thái Lan lên tiếng về tin “chiến đấu cơ F-16 bị Campuchia bắn rơi”
Theo tờ The Nation Thailand, lực lượng Không quân Hoàng gia Thái Lan (RTAF) chiều 24/7 bác bỏ thông tin từ truyền thông Campuchia cho rằng một chiến đấu cơ F-16 của Thái đã bị bắn hạ trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại khu vực biên giới 2 nước.
Trước đó cùng ngày, tờ Khmer Times dẫn một nguồn tin giấu tên cho rằng quân đội Campuchia đã bắn rơi một chiếc F-16 của Thái Lan lúc 10h58 sáng 24/7, khi chiếc máy bay này tham gia tấn công sau các vụ đụng độ gần đền Ta Muen Thom – khu vực biên giới giữa tỉnh Oddar Meanchey (Campuchia) và Ubon Ratchathani (Thái Lan). Theo tờ báo, Thái Lan đã triển khai 6 chiến đấu cơ F-16 từ Bộ Tư lệnh Quân khu 2 để không kích một vị trí quân sự Campuchia.
Tuy nhiên, Không quân Thái Lan khẳng định trên Facebook rằng “thông tin chiếc F-16 bị bắn rơi là sai sự thật”. Theo cơ quan này, toàn bộ máy bay đã hoàn thành nhiệm vụ và quay trở về căn cứ an toàn sau khi tiến hành “nhiệm vụ không kích vào một vị trí quân sự của Campuchia”.
Hiện chưa có phản hồi chính thức từ phía quân đội Campuchia.
Theo Reuters, trong một tuyên bố, quân đội Thái Lan cho biết binh sĩ Campuchia đã nổ súng tại khu vực gần đền Ta Muen Thom, nơi đang có tranh chấp giữa 2 nước. Thái Lan cho rằng Campuchia đã triển khai một máy bay không người lái (UAV) trinh sát trước khi đưa binh lính mang theo vũ khí hạng nặng vào khu vực này.
Theo trang The Nation Thailand, sáng 24/7, đại tá Ritcha Suksuwanon, Phó phát ngôn viên quân đội Thái Lan, cho biết, vào lúc 7 giờ 35 phút, đơn vị đặc nhiệm Thái Lan đóng tại khu vực đã báo cáo nghe thấy tiếng động cơ của một UAV, được cho là từ phía Campuchia, lượn quanh khu vực phía trước đền Ta Muen Thom. Dù họ không trông thấy UAV, nhưng âm thanh đặc trưng cho thấy rõ sự hiện diện của nó.
Ngay sau đó, phía Thái Lan cho biết binh sĩ Campuchia tiến sát hàng rào kẽm gai gần căn cứ tiền phương của Thái Lan, mang theo vũ khí vào vị trí sẵn sàng. Sáu binh sĩ Campuchia có vũ trang đầy đủ, trong đó có một người mang theo súng phóng lựu chống tăng (RPG), đã áp sát khu vực giới hạn. Đáp lại, lực lượng Thái Lan cố gắng giảm căng thẳng bằng cách hô lớn cảnh báo, đồng thời tăng cường giám sát an ninh biên giới.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia nói rằng vụ việc bắt nguồn từ một cuộc xâm nhập “không lý do” của binh sĩ Thái Lan, và lực lượng Campuchia chỉ hành động để tự vệ.
Theo Khmer Times, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Campuchia Mali Socheata cho biết: "Các cuộc đụng độ vũ trang diễn ra dọc biên giới Campuchia - Thái Lan ở tỉnh Oddar Meanchey".
“Quân đội Thái Lan đã phát động cuộc tấn công vũ trang trước vào lực lượng Campuchia. Lực lượng Campuchia đã hành động hoàn toàn trong phạm vi tự vệ, đáp trả cuộc xâm nhập vô cớ của quân đội Thái Lan vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi", ông Socheata nói.
Ít nhất 2 binh sĩ Thái Lan đã bị thương trong cuộc giao tranh, truyền thông Thái Lan dẫn lời đại tá Suksuwanont – phó phát ngôn viên quân đội Thái Lan.
Theo SCMP, một quan chức địa phương Thái Lan cho biết, ít nhất hai người đã thiệt mạng và hai người khác bị thương trong vụ đụng độ ở biên giới.
Khoảng 40.000 người dân từ 86 ngôi làng tại Thái Lan cũng đã được sơ tán đến các khu vực an toàn hơn, theo một quan chức ở tỉnh Surin.
Theo SCMP, một trung đoàn quân đội Thái Lan thông báo trên mạng xã hội rằng nước này đã triển khai một máy bay chiến đấu F-16 trong tình trạng sẵn sàng, liên quan đến căng thẳng biên giới với Campuchia.
Theo Khmer Times, vụ đụng độ được cho là bắt đầu vào khoảng 7 giờ 30 sáng 24/7 gần khu vực biên giới tranh chấp ở tỉnh Oddar Meanchey. Người dân địa phương nói với báo chí Campuchia rằng họ nghe thấy tiếng súng và tiếng nổ dữ dội, cho thấy cả hai bên có thể đang triển khai vũ khí hạng nặng.
Tình hình vẫn căng thẳng khi cả hai bên đều tăng cường lực lượng dọc biên giới.
Cuộc đụng độ diễn ra sau khi Thái Lan triệu hồi đại sứ tại Campuchia vào ngày 23/7 và tuyên bố sẽ trục xuất đại sứ Campuchia tại Bangkok, sau khi một số binh sĩ Thái Lan bị thương do nổ mìn khi đang tuần tra dọc biên giới 2 nước.
Đáp lại, Campuchia tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao xuống mức thấp nhất với Thái Lan, và ra lệnh cho tất cả các nhân viên ngoại giao Campuchia khác tại Đại sứ quán Campuchia ở Bangkok trở về nước. Cơ quan ngoại giao Thái Lan tại Phnom Penh cũng cần phải làm điều tương tự.
Phía Thái Lan cho rằng các quả mìn này vừa mới được đặt gần đây, điều mà Campuchia bác bỏ và gọi là cáo buộc vô căn cứ. Campuchia vẫn còn hàng triệu quả mìn sót lại từ thời nội chiến cách đây hàng chục năm, theo các tổ chức rà phá bom mìn.
UAV từ nước ngoài rơi xuống lãnh thổ Thái Lan, không gây thương vong
Hôm 23/7, quân đội Thái Lan cho biết, chiếc UAV quân sự rơi xuống rừng Ban Khun Mae Wa, gần làng Khun Mae Woei, huyện Tha Song Yang, tỉnh Tak (biên giới phía bắc Thái Lan) và được dân làng báo cho Trung đoàn biệt kích số 35.
Vị trí UAV rơi cách biên giới Thái Lan – Myanmar khoảng 15km.
“Không có thương vong hay thiệt hại về tài sản”, quân đội Thái Lan thông báo.

UAV rơi xuống một khu rừng ở Thái Lan (ảnh: Nation Thailand)
Theo quân đội Thái Lan, loại UAV này thường được quân đội Myanmar sử dụng để tập kích vị trí của nhóm phiến quân có tên “Lực lượng giải phóng dân tộc Karen” (KNLA).
Bangkok Post đưa tin, giới chức Thái Lan đã xử lý đầu đạn nổ của UAV và gửi công hàm phản đối thông qua Ủy ban Biên giới Thái Lan – Myanmar (TBC).
Myanmar chưa bình luận về vụ việc.
Nguồn: kienthuc.net.vn, nguoiduatin.vn