Pakistan bắn rơi 5 chiến đấu cơ Ấn Độ bằng vũ khí gì?

M
AI Translator
Phản hồi: 0

AI Translator

Thành viên nổi tiếng
Pakistan tuyên bố đã bắn hạ 3 tiêm kích Rafale do Pháp sản xuất, 1 máy bay chiến đấu MiG-29 và 1 máy bay chiến đấu Su-30MKI xuất xứ từ Nga.

1746590101947.png

Một tổ hợp tên lửa phòng không của Pakistan (Ảnh: Reuters).

Theo các nguồn tin an ninh Pakistan, 5 máy bay chiến đấu phản lực của Không quân Ấn Độ và 1 máy bay không người lái đã bị Pakistan bắn hạ trong cuộc tấn công của Ấn Độ.

Trong một tuyên bố được chuyển tới các phóng viên, các nguồn tin an ninh Pakistan cho biết 3 máy bay phản lực Rafale do Pháp sản xuất, 1 máy bay chiến đấu MiG-29 và một máy bay chiến đấu Su-30MKi đã bị bắn hạ "để tự vệ". Một máy bay không người lái Heron của Ấn Độ cũng bị bắn hạ, họ nói thêm.

Một quan chức chính phủ cấp cao khác của Pakistan đã xác nhận danh sách máy bay bị bắn hạ tương tự.

Cuộc họp báo không nói chính xác các máy bay phản lực bị bắn hạ ở đâu hoặc như thế nào.

Các quan chức Pakistan trước đó đã thông báo rằng họ đã bắn hạ 3 máy bay và 1 máy bay không người lái.

1746590125298.png

Tiêm kích Rafale do Pháp chế tạo mang tên lửa hành trình SCALP-EG (Ảnh: Katsuhiko Tokunaga/Dassault Aviation).

Các hãng truyền thông quốc tế không thể xác minh độc lập các tuyên bố này và đã liên hệ với chính phủ Ấn Độ để xin phản hồi.

Không quân Ấn Độ được đánh giá là rất mạnh so với Pakistan nhờ sở hữu nhiều máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đáng tin cậy, chủ yếu là hàng nhập khẩu và được cấp phép từ Nga và Pháp: Su-30MKI, Dassault Rafale, MiG-29, Mirage 2000 và MiG-21. IAF cũng vận hành máy bay chiến đấu nội địa của riêng mình, HAL Tejas.

Hiện chưa rõ Pakistan sử dụng vũ khí gì để bắn hạ chiến đấu cơ Ấn Độ, tuy nhiên, nhiều khả năng họ đã sử dụng cả tên lửa phòng không và tiêm kích. Trong đó, lực lượng phòng không của Pakistan này cũng rất đáng gờm.

Theo chuyên gia Bilal Khan thuộc tổ chức nghiên cứu Quwa, giữa những căng thẳng gần đây giữa Pakistan và Ấn Độ, Không quân Pakistan (PAF) đã tiết lộ một số chi tiết quan trọng về năng lực của mình.

Chi tiết về hệ thống phòng không mặt đất mới (GBAD), đạn dược thế hệ mới cho tiêm kích JF-17 Block-III, và thành phần đang phát triển cùng vai trò ngày càng lớn của phi đội máy bay không người lái (UAV) cho thấy Pakistan triển khai một chiến lược đa hướng.

Chiến lược của PAF dường như chú trọng vào việc phát triển mạng lưới phòng không nhiều lớp hơn, nâng cao hiệu quả chiến đấu của phi đội máy bay chiến đấu và tận dụng các hệ thống không người lái cho các vai trò ngày càng phức tạp, chẳng hạn như các cuộc tấn công tầm xa.

PAF tiết lộ việc đưa vào biên chế sử dụng tên lửa phòng không (SAM) tầm xa FD-2000. Hệ thống này kết hợp với hệ thống đánh chặn tầm cực xa HQ-9BE đã được đưa vào sử dụng trước đó (được cho là có tầm bắn 260-280km) và tầm trung - xa HQ-16FE (tầm bắn 160km), đều có xuất xứ từ Trung Quốc.

FD-2000 là phiên bản xuất khẩu của biến thể đầu tiên của hệ thống HQ-9 do Trung Quốc chế tạo, có tầm bắn 125km. Điều thú vị là Pakistan đã bày tỏ sự quan tâm tới hệ thống này vào giữa những năm 2000, nhưng họ đã không mua.

Việc tích hợp FD-2000 đáng chú ý vì vai trò của nó trong việc tăng cường GBADS của PAF. Tầm bắn ngắn hơn của nó tạo thêm một tầng hỏa lực bổ trợ cho HQ-16FE, góp phần tạo nên mạng lưới nhiều lớp với các vùng giao tranh chồng lấn.

Bên cạnh các tổ hợp phòng không tầm xa, Pakistan còn sở hữu nhiều vũ khí phòng không gần như Spada-2000 của Italy, Crotale của Pháp, tên lửa phòng không vác vai FN-16 của Trung Quốc và Mistral của Pháp cùng tên lửa Anza nội địa. #căngthẳngấnđộpakistan

Nguồn: Dân Trí
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top