Kim Phát Tài
Thành viên nổi tiếng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) sẽ tạo nên một thể thống nhất hoàn chỉnh.
Hợp nhất Bộ TN-MT và NNPTNN sẽ tạo nên một thể thống nhất hoàn chỉnh
Phát biểu kết luận hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá cao những kết quả nổi bật mà Bộ TN-MT đã đạt được trong năm 2024. Đây là năm mà Bộ không chỉ vượt qua nhiều thách thức mà còn nêu ra rõ ràng những hạn chế và định hướng phát triển cho giai đoạn mới.
Về vấn đề hợp nhất Bộ TN-MT và Bộ NNPTNT, Phó Thủ tướng cho biết, từ đầu năm 2025, 2 bộ này sẽ chính thức hợp nhất, hình thành Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Phó Thủ tướng ví von, 2 Bộ có mối quan hệ như "môi với răng", nếu như trước đây "phần tâm hồn" ở Bộ TN-MT còn "phần thể xác" ở Bộ NNPTNT, thì nay sự hợp nhất này sẽ tạo nên một thể thống nhất hoàn chỉnh.
"Đây không chỉ là sự gắn bó về cơ cấu tổ chức mà còn là một triết lý phát triển mới, đặt môi trường làm trung tâm cho mọi định hướng phát triển. Chúng ta đang xây dựng một mô hình Bộ lớn, mạnh mẽ và có đủ năng lực để quản lý đất đai, phát triển nông nghiệp, và kinh tế tài nguyên hiệu quả nhất. Khi còn chia cắt, tư duy phát triển không thể xuyên suốt và hài hòa, dẫn đến lãng phí tiềm năng. Bộ mới sẽ giải quyết vấn đề này, đưa môi trường trở thành nền tảng cho sự phát triển bền vững,” Phó Thủ tướng khẳng định.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh rằng sự hợp nhất này không đơn thuần là phép cộng cơ học, mà là bước chuyển mang tính đột phá. Ông kỳ vọng Bộ mới sẽ dẫn dắt các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, và kinh tế phát thải thấp, góp phần làm sạch môi trường sống, cải thiện đời sống nhân dân.
"Năm 2025 được xem là cột mốc quan trọng. Tháng 2 là thời điểm bộ máy mới sẽ đi vào vận hành với yêu cầu phải đảm bảo tính liên tục trong công việc, tránh sự đình trệ. Bộ máy này cần mang tư duy đổi mới, tinh gọn và hiệu quả, tạo điều kiện để lãnh đạo, cán bộ phát huy tối đa sáng tạo, trách nhiệm.
Chuyển đổi số cũng được xem là yêu cầu tất yếu để Bộ mới có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Với sự đoàn kết và kế thừa truyền thống tốt đẹp, Phó Thủ tướng tin tưởng rằng 2 Bộ NNPTNT và TN-MT khi hợp nhất sẽ tạo ra những bước đột phá, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển xanh, bền vững, nơi người dân hạnh phúc và nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc.
Hai bộ hợp nhất có tên là Bộ Nông nghiệp và Môi trường
Trước đó, ngày 19/12, Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc hợp nhất Bộ NNPTNT và Bộ TN-MT. Trong đó, Phó Thủ tướng đã kết luận về việc thống nhất tên gọi của Bộ sau hợp nhất là: Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng yêu cầu 2 Bộ tiếp tục phối hợp rà soát, hoàn thiện phương án kiện toàn tổ chức bộ máy của bộ mới sau hợp nhất, lưu ý các nguyên tắc. Trong đó, một cơ quan có thể thực hiện nhiều việc nhưng một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính.
Việc hợp nhất cần kiện toàn, giải quyết các trùng lắp về nhiệm vụ của các lĩnh vực trong bộ mới và của bộ với các bộ khác (như giao thoa quản lý lĩnh vực nông thôn, tài nguyên nước, hạ tầng giữa Bộ Nông nghiệp và Môi trường với Bộ Xây dựng và Giao thông và các bộ khác). Xác định tên tổ chức trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, thể hiện toàn diện hiệu lực - hiệu quả - hiệu năng hoạt động.
Về các vấn đề còn giao thoa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị 2 Bộ phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan có liên quan rà soát lại các nội dung còn giao thoa như: thú y – chăn nuôi, thủy lợi – quản lý tài nguyên nước, khí tượng thủy văn – phòng chống thiên tai… bảo đảm không chồng chéo với nhiệm vụ của các bộ, cơ quan và tránh trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị thuộc Bộ, lấy ý kiến thành viên Ban cán sự Đảng 2 Bộ. Trường hợp cần thiết, báo cáo Ban Chỉ đạo của Chính phủ xem xét, quyết định.
Tại cuộc họp ngày 9/12 về việc hợp nhất 2 bộ, Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, việc sắp xếp, tinh gọn, hợp nhất của hai Bộ là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, không thể chậm đổi mới hơn nữa, nhằm giảm bớt các đầu mối quản lý Nhà nước chuyên ngành, theo nguyên tắc "1 việc không giao cho 2 người".
Hợp nhất Bộ TN-MT và NNPTNN sẽ tạo nên một thể thống nhất hoàn chỉnh
Phát biểu kết luận hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đánh giá cao những kết quả nổi bật mà Bộ TN-MT đã đạt được trong năm 2024. Đây là năm mà Bộ không chỉ vượt qua nhiều thách thức mà còn nêu ra rõ ràng những hạn chế và định hướng phát triển cho giai đoạn mới.
Về vấn đề hợp nhất Bộ TN-MT và Bộ NNPTNT, Phó Thủ tướng cho biết, từ đầu năm 2025, 2 bộ này sẽ chính thức hợp nhất, hình thành Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Phó Thủ tướng ví von, 2 Bộ có mối quan hệ như "môi với răng", nếu như trước đây "phần tâm hồn" ở Bộ TN-MT còn "phần thể xác" ở Bộ NNPTNT, thì nay sự hợp nhất này sẽ tạo nên một thể thống nhất hoàn chỉnh.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc hợp nhất 2 Bộ sẽ thành một thể thống nhất hoàn chỉnh
"Đây không chỉ là sự gắn bó về cơ cấu tổ chức mà còn là một triết lý phát triển mới, đặt môi trường làm trung tâm cho mọi định hướng phát triển. Chúng ta đang xây dựng một mô hình Bộ lớn, mạnh mẽ và có đủ năng lực để quản lý đất đai, phát triển nông nghiệp, và kinh tế tài nguyên hiệu quả nhất. Khi còn chia cắt, tư duy phát triển không thể xuyên suốt và hài hòa, dẫn đến lãng phí tiềm năng. Bộ mới sẽ giải quyết vấn đề này, đưa môi trường trở thành nền tảng cho sự phát triển bền vững,” Phó Thủ tướng khẳng định.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh rằng sự hợp nhất này không đơn thuần là phép cộng cơ học, mà là bước chuyển mang tính đột phá. Ông kỳ vọng Bộ mới sẽ dẫn dắt các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, và kinh tế phát thải thấp, góp phần làm sạch môi trường sống, cải thiện đời sống nhân dân.
"Năm 2025 được xem là cột mốc quan trọng. Tháng 2 là thời điểm bộ máy mới sẽ đi vào vận hành với yêu cầu phải đảm bảo tính liên tục trong công việc, tránh sự đình trệ. Bộ máy này cần mang tư duy đổi mới, tinh gọn và hiệu quả, tạo điều kiện để lãnh đạo, cán bộ phát huy tối đa sáng tạo, trách nhiệm.
Chuyển đổi số cũng được xem là yêu cầu tất yếu để Bộ mới có thể phát triển mạnh mẽ hơn. Với sự đoàn kết và kế thừa truyền thống tốt đẹp, Phó Thủ tướng tin tưởng rằng 2 Bộ NNPTNT và TN-MT khi hợp nhất sẽ tạo ra những bước đột phá, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển xanh, bền vững, nơi người dân hạnh phúc và nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc.
Hai bộ hợp nhất có tên là Bộ Nông nghiệp và Môi trường
Trước đó, ngày 19/12, Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc hợp nhất Bộ NNPTNT và Bộ TN-MT. Trong đó, Phó Thủ tướng đã kết luận về việc thống nhất tên gọi của Bộ sau hợp nhất là: Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng yêu cầu 2 Bộ tiếp tục phối hợp rà soát, hoàn thiện phương án kiện toàn tổ chức bộ máy của bộ mới sau hợp nhất, lưu ý các nguyên tắc. Trong đó, một cơ quan có thể thực hiện nhiều việc nhưng một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính.
Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường tại số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội. Ảnh: Thái Nguyễn
Việc hợp nhất cần kiện toàn, giải quyết các trùng lắp về nhiệm vụ của các lĩnh vực trong bộ mới và của bộ với các bộ khác (như giao thoa quản lý lĩnh vực nông thôn, tài nguyên nước, hạ tầng giữa Bộ Nông nghiệp và Môi trường với Bộ Xây dựng và Giao thông và các bộ khác). Xác định tên tổ chức trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, thể hiện toàn diện hiệu lực - hiệu quả - hiệu năng hoạt động.
Về các vấn đề còn giao thoa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị 2 Bộ phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan có liên quan rà soát lại các nội dung còn giao thoa như: thú y – chăn nuôi, thủy lợi – quản lý tài nguyên nước, khí tượng thủy văn – phòng chống thiên tai… bảo đảm không chồng chéo với nhiệm vụ của các bộ, cơ quan và tránh trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị thuộc Bộ, lấy ý kiến thành viên Ban cán sự Đảng 2 Bộ. Trường hợp cần thiết, báo cáo Ban Chỉ đạo của Chính phủ xem xét, quyết định.
Tại cuộc họp ngày 9/12 về việc hợp nhất 2 bộ, Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, việc sắp xếp, tinh gọn, hợp nhất của hai Bộ là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, không thể chậm đổi mới hơn nữa, nhằm giảm bớt các đầu mối quản lý Nhà nước chuyên ngành, theo nguyên tắc "1 việc không giao cho 2 người".
Nguồn: Dân Việt