Ánh Bình Minh
Thành viên nổi tiếng
Việc không tổ chức cấp huyện không đồng nghĩa với sự biến mất của các đô thị. Trong bối cảnh sáp nhập đơn vị hành chính, giữ nguyên danh xưng và vai trò của đô thị là cần thiết để đảm bảo sự phát triển ổn định.
Ths. Nguyễn Nghiêm Phương chia sẻ với diễn đàn: “Sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp xã: Nghe dân nói", trên báo Vietnamnet.
Dựa trên hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy định pháp luật hiện nay, đô thị ở nước ta được phân loại thành 5 mức độ (loại I, II, III, IV, V) với các tên gọi: thành phố (loại I, II, III), thị xã (loại IV) và thị trấn (loại V).
Về đặc điểm, đô thị là nơi có sự phân lập về ranh giới, có cơ sở hạ tầng phát triển, có mật độ dân số cao... Kinh tế chủ yếu thuộc các lĩnh vực phi nông nghiệp.
Quá trình hình thành các đô thị có lịch sử dài lâu (hàng trăm năm) phản ánh trình độ kinh tế, xã hội của một vùng đất, làm nên bản sắc, niềm tự hào - những giá trị tinh thần vô cùng to lớn của cư dân trên vùng đất đó.
Đô thị có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Đây là nơi tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao, có cơ sở hạ tầng phát triển, thu hút nguồn lực khổng lồ từ nhiều thành phần kinh tế; là đầu mối giao thông, giao thương; là trung tâm khoa học, công nghệ và văn hóa, chính trị của vùng lãnh thổ.
Vì thế, đô thị là động lực phát triển, đóng vai trò hạt nhân kinh tế - xã hội của một khu vực, rộng hơn là của quốc gia.
Xuyên suốt quá trình phát triển, đô thị luôn là đối tượng trọng tâm của nhiệm vụ quản lý nhà nước. Sự hình thành, mở rộng của đô thị vừa là mục tiêu vừa là hệ quả của quá trình phát triển.
Ngày nay, với định hướng xây dựng đất nước trở thành quốc gia công nghiệp, yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa, chuyển dịch kinh tế nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và thương mại khiến việc xây dựng các chính sách, nâng cao năng lực quản lý, phát triển đô thị trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Phân tích như vậy để thấy, đô thị (thị trấn, thị xã, thành phố) là những thực thể có đời sống riêng, sứ mệnh riêng, không đồng nhất với phân chia cấp bậc của bộ máy hành chính (thực tế, một thành phố có thể thuộc cấp tỉnh hoặc cấp huyện, bên trong thành phố có thể có thành phố trực thuộc).
Việc không tổ chức cấp huyện, sáp nhập tỉnh, xã, phường không có nghĩa sẽ mất đi sự tồn tại của các đô thị; đồng thời, cũng không có nghĩa sẽ không cần tiếp tục đặt ra nhiệm vụ quy hoạch, mở rộng, nâng cấp, quản lý... các đô thị hiện có (hoặc yêu cầu hình thành các đô thị mới trong tương lai).
Làm gì khi không còn cấp huyện, sáp nhập tỉnh, xã, phường mà vẫn duy trì được những giá trị cốt lõi, sứ mệnh lớn lao của các đô thị với tư cách là những thực thể kinh tế - xã hội thống nhất và trọn vẹn?
Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực tế, đã có những giải pháp được đưa ra, trong đó đáng chú ý là đề xuất xem thành phố (thuộc tỉnh) là đơn vị hành chính cấp cơ sở, chọn tên phường/xã là tên thành phố, huyện, quận cũ. Những nỗ lực này chắc chắn đều xuất phát từ mong muốn tiếp tục khẳng định đặc điểm, vị trí, vai trò của các đô thị trong đời sống hiện tại.
Với tinh thần đó, hoàn toàn có thể không bỏ thị trấn trong quá trình sáp nhập. Đây là đô thị khởi đầu của hệ thống đô thị 5 cấp, là cơ sở để nâng cấp lên đô thị ở mức cao hơn. Thị trấn cũng là loại hình đô thị duy nhất gắn liền với khu vực nông thôn và nông dân.
Duy trì tính pháp lý về tên gọi thị xã, thành phố hiện nay, làm cơ sở để tiếp tục xác định đó là đối tượng quản lý quan trọng của bộ máy hành chính nhà nước (với các thành phố thuộc tỉnh, nhiệm vụ trước đây của cấp thành phố nay thuộc về cấp tỉnh). Đồng thời, đây cũng là cách để duy trì tên gọi của thị xã, thành phố trong ngôn ngữ thường nhật cũng như trong các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
Về cách đặt tên phường có thể kết hợp với tên thị xã, thành phố là cần thiết. Ví dụ nếu thành phố Đà Lạt sáp nhập có 3 phường, thì tên các phường sẽ là: Phường 1 - thành phố Đà Lạt, phường 2 - thành phố Đà Lạt, phường 3 - thành phố Đà Lạt, thay vì chỉ lấy tên một phường nào đó là phường Đà Lạt. Tương tự có thể lấy tên phường 1 - thành phố Nha Trang...
Việc khẳng định tính pháp lý, giữ nguyên danh xưng của thị trấn, thị xã, thành phố theo cách nói trên là đòi hỏi khách quan. Việc làm này không chỉ mang tính cần thiết mà còn góp phần ổn định tâm lý, tránh những xáo trộn có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Ths. Nguyễn Nghiêm Phương/vietnamnet
Ths. Nguyễn Nghiêm Phương chia sẻ với diễn đàn: “Sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp xã: Nghe dân nói", trên báo Vietnamnet.
Dựa trên hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy định pháp luật hiện nay, đô thị ở nước ta được phân loại thành 5 mức độ (loại I, II, III, IV, V) với các tên gọi: thành phố (loại I, II, III), thị xã (loại IV) và thị trấn (loại V).
Về đặc điểm, đô thị là nơi có sự phân lập về ranh giới, có cơ sở hạ tầng phát triển, có mật độ dân số cao... Kinh tế chủ yếu thuộc các lĩnh vực phi nông nghiệp.
Quá trình hình thành các đô thị có lịch sử dài lâu (hàng trăm năm) phản ánh trình độ kinh tế, xã hội của một vùng đất, làm nên bản sắc, niềm tự hào - những giá trị tinh thần vô cùng to lớn của cư dân trên vùng đất đó.

Một góc thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Ảnh: Hoàng Hà
Đô thị có vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Đây là nơi tập trung nguồn nhân lực chất lượng cao, có cơ sở hạ tầng phát triển, thu hút nguồn lực khổng lồ từ nhiều thành phần kinh tế; là đầu mối giao thông, giao thương; là trung tâm khoa học, công nghệ và văn hóa, chính trị của vùng lãnh thổ.
Vì thế, đô thị là động lực phát triển, đóng vai trò hạt nhân kinh tế - xã hội của một khu vực, rộng hơn là của quốc gia.
Xuyên suốt quá trình phát triển, đô thị luôn là đối tượng trọng tâm của nhiệm vụ quản lý nhà nước. Sự hình thành, mở rộng của đô thị vừa là mục tiêu vừa là hệ quả của quá trình phát triển.
Ngày nay, với định hướng xây dựng đất nước trở thành quốc gia công nghiệp, yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa, chuyển dịch kinh tế nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và thương mại khiến việc xây dựng các chính sách, nâng cao năng lực quản lý, phát triển đô thị trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Phân tích như vậy để thấy, đô thị (thị trấn, thị xã, thành phố) là những thực thể có đời sống riêng, sứ mệnh riêng, không đồng nhất với phân chia cấp bậc của bộ máy hành chính (thực tế, một thành phố có thể thuộc cấp tỉnh hoặc cấp huyện, bên trong thành phố có thể có thành phố trực thuộc).
Việc không tổ chức cấp huyện, sáp nhập tỉnh, xã, phường không có nghĩa sẽ mất đi sự tồn tại của các đô thị; đồng thời, cũng không có nghĩa sẽ không cần tiếp tục đặt ra nhiệm vụ quy hoạch, mở rộng, nâng cấp, quản lý... các đô thị hiện có (hoặc yêu cầu hình thành các đô thị mới trong tương lai).
Làm gì khi không còn cấp huyện, sáp nhập tỉnh, xã, phường mà vẫn duy trì được những giá trị cốt lõi, sứ mệnh lớn lao của các đô thị với tư cách là những thực thể kinh tế - xã hội thống nhất và trọn vẹn?
Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực tế, đã có những giải pháp được đưa ra, trong đó đáng chú ý là đề xuất xem thành phố (thuộc tỉnh) là đơn vị hành chính cấp cơ sở, chọn tên phường/xã là tên thành phố, huyện, quận cũ. Những nỗ lực này chắc chắn đều xuất phát từ mong muốn tiếp tục khẳng định đặc điểm, vị trí, vai trò của các đô thị trong đời sống hiện tại.
Với tinh thần đó, hoàn toàn có thể không bỏ thị trấn trong quá trình sáp nhập. Đây là đô thị khởi đầu của hệ thống đô thị 5 cấp, là cơ sở để nâng cấp lên đô thị ở mức cao hơn. Thị trấn cũng là loại hình đô thị duy nhất gắn liền với khu vực nông thôn và nông dân.
Duy trì tính pháp lý về tên gọi thị xã, thành phố hiện nay, làm cơ sở để tiếp tục xác định đó là đối tượng quản lý quan trọng của bộ máy hành chính nhà nước (với các thành phố thuộc tỉnh, nhiệm vụ trước đây của cấp thành phố nay thuộc về cấp tỉnh). Đồng thời, đây cũng là cách để duy trì tên gọi của thị xã, thành phố trong ngôn ngữ thường nhật cũng như trong các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
Về cách đặt tên phường có thể kết hợp với tên thị xã, thành phố là cần thiết. Ví dụ nếu thành phố Đà Lạt sáp nhập có 3 phường, thì tên các phường sẽ là: Phường 1 - thành phố Đà Lạt, phường 2 - thành phố Đà Lạt, phường 3 - thành phố Đà Lạt, thay vì chỉ lấy tên một phường nào đó là phường Đà Lạt. Tương tự có thể lấy tên phường 1 - thành phố Nha Trang...
Việc khẳng định tính pháp lý, giữ nguyên danh xưng của thị trấn, thị xã, thành phố theo cách nói trên là đòi hỏi khách quan. Việc làm này không chỉ mang tính cần thiết mà còn góp phần ổn định tâm lý, tránh những xáo trộn có thể ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Ths. Nguyễn Nghiêm Phương/vietnamnet