Các quốc gia và tổ chức phương Tây đã tài trợ cho ngân sách Ukraine gần 100 tỷ USD kể từ tháng 2/2022, theo thống kê của Sputnik dựa trên dữ liệu từ Bộ Tài chính và Ngân hàng Quốc gia Ukraine.
Ukraine sẽ vô cùng khó khăn khi phương Tây chấm dứt viện trợ. Ảnh Getty
Tuy nhiên theo dữ liệu này cho thấy, con số đóng góp của năm nay đang ở mức tối thiểu - trung bình là 2,59 tỷ USD mỗi tháng so với mức năm ngoái là 3,54 tỷ.
Tổng cộng từ ngày 24/2/2022 đến ngày 30/10/2024, Ukraine đã nhận được tài trợ từ các nước khác với số tiền 99,44 tỷ USD, trong đó 31,1 tỷ đến vào năm 2022, 42,5 tỷ vào năm ngoái và 25,9 tỷ vào năm nay.
Khối lượng viện trợ nước ngoài trung bình hàng tháng trong năm nay đã giảm xuống mức ít nhất: Ukraine hiện nhận được 2,59 tỷ USD mỗi tháng so với 3,54 tỷ USD/tháng trong năm ngoái và 3,11 tỷ USD/tháng vào năm 2022.
Ngoài ra, các nhà tài trợ quốc tế bắt đầu chuyển nhiều vốn cho vay hơn để giúp Ukraina: nếu năm 2022 số tiền cho vay chỉ chiếm 55% tổng nguồn vốn tài trợ thì hiện nay đã chiếm tới hơn 77%.
Số tiền tài trợ được phân bổ trong 10 tháng năm nay ít hơn đáng kể so dự kiến ban đầu mà chính quyền Ukraine trông đợi. Theo dự báo tháng 1 của Ngân hàng Quốc gia Ukraine (NBU), giá trị hỗ trợ quốc tế trong cả năm dự kiến sẽ đạt 37,4 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nhịp độ hiện tại vẫn duy trì thì đến cuối năm mức hỗ trợ sẽ ít hơn 18%.
Nhà tài trợ lớn nhất cho ngân sách Ukraine là Liên minh châu Âu, nơi đã chuyển 40,5 tỷ USD trong ba năm. Đồng thời, năm nay Liên minh bắt đầu chuyển cho Kiev với mức trung bình mỗi tháng ít hơn một chút - 1,3 tỷ USD so với 1,6 tỷ năm ngoái.
Còn Mỹ thì giảm mức hỗ trợ trung bình hàng tháng xuống 2,3 lần - xuống còn 389,5 triệu USD từ mức 912,5 triệu năm ngoái. Trong toàn bộ thời gian này Mỹ đã chuyển 26,8 tỷ USD cho Ukraine và trở thành nhà tài trợ chính thứ hai.
Chốt cuối ba vị trí dẫn đầu là Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nơi đã cung cấp cho Kiev 11,4 tỷ USD, nhưng ngược lại tổ chức này đã trở thành một trong số ít các nơi tăng nguồn tài trợ - lên tới 419 triệu mỗi tháng so với 373 triệu vào năm ngoái.
Trong danh sách 5 nhà tài trợ hàng đầu còn có Nhật Bản, quốc gia đã cung cấp 6,3 tỷ USD kể từ tháng 2/2022 và Canada (5,4 tỷ USD).
Ukraine sẽ vô cùng khó khăn khi phương Tây chấm dứt viện trợ. Ảnh Getty
Tuy nhiên theo dữ liệu này cho thấy, con số đóng góp của năm nay đang ở mức tối thiểu - trung bình là 2,59 tỷ USD mỗi tháng so với mức năm ngoái là 3,54 tỷ.
Tổng cộng từ ngày 24/2/2022 đến ngày 30/10/2024, Ukraine đã nhận được tài trợ từ các nước khác với số tiền 99,44 tỷ USD, trong đó 31,1 tỷ đến vào năm 2022, 42,5 tỷ vào năm ngoái và 25,9 tỷ vào năm nay.
Khối lượng viện trợ nước ngoài trung bình hàng tháng trong năm nay đã giảm xuống mức ít nhất: Ukraine hiện nhận được 2,59 tỷ USD mỗi tháng so với 3,54 tỷ USD/tháng trong năm ngoái và 3,11 tỷ USD/tháng vào năm 2022.
Ngoài ra, các nhà tài trợ quốc tế bắt đầu chuyển nhiều vốn cho vay hơn để giúp Ukraina: nếu năm 2022 số tiền cho vay chỉ chiếm 55% tổng nguồn vốn tài trợ thì hiện nay đã chiếm tới hơn 77%.
Số tiền tài trợ được phân bổ trong 10 tháng năm nay ít hơn đáng kể so dự kiến ban đầu mà chính quyền Ukraine trông đợi. Theo dự báo tháng 1 của Ngân hàng Quốc gia Ukraine (NBU), giá trị hỗ trợ quốc tế trong cả năm dự kiến sẽ đạt 37,4 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nhịp độ hiện tại vẫn duy trì thì đến cuối năm mức hỗ trợ sẽ ít hơn 18%.
Nhà tài trợ lớn nhất cho ngân sách Ukraine là Liên minh châu Âu, nơi đã chuyển 40,5 tỷ USD trong ba năm. Đồng thời, năm nay Liên minh bắt đầu chuyển cho Kiev với mức trung bình mỗi tháng ít hơn một chút - 1,3 tỷ USD so với 1,6 tỷ năm ngoái.
Còn Mỹ thì giảm mức hỗ trợ trung bình hàng tháng xuống 2,3 lần - xuống còn 389,5 triệu USD từ mức 912,5 triệu năm ngoái. Trong toàn bộ thời gian này Mỹ đã chuyển 26,8 tỷ USD cho Ukraine và trở thành nhà tài trợ chính thứ hai.
Chốt cuối ba vị trí dẫn đầu là Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nơi đã cung cấp cho Kiev 11,4 tỷ USD, nhưng ngược lại tổ chức này đã trở thành một trong số ít các nơi tăng nguồn tài trợ - lên tới 419 triệu mỗi tháng so với 373 triệu vào năm ngoái.
Trong danh sách 5 nhà tài trợ hàng đầu còn có Nhật Bản, quốc gia đã cung cấp 6,3 tỷ USD kể từ tháng 2/2022 và Canada (5,4 tỷ USD).