Quốc hội thảo luận phân phối kinh phí công đoàn

Trần Nam
Trần Nam
Phản hồi: 0

Trần Nam

New member

Ngày 24/10, Quốc hội thảo luận hội trường về dự án Luật Công đoàn sửa đổi, trong đó có chính sách về tài chính công đoàn, phân phối kinh phí công đoàn.

Tại kỳ họp trước, một số đại biểu chưa đồng tình với mức kinh phí công đoàn 2% và đề nghị kinh phí công đoàn do tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng theo mức tự nguyện. Có đại biểu cho rằng nên xem xét giảm hoặc bỏ thu kinh phí công đoàn 2% đối với đơn vị đã có tổ chức đại diện của người lao động khác.
Báo cáo giải trình, Thường vụ Quốc hội cho rằng việc tiếp tục thu 2% kinh phí công đoàn nhằm duy trì nguồn lực hiện có, giữ vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc bảo đảm nguồn tài chính để Công đoàn Việt Nam, nhất là công đoàn cơ sở thực hiện nhiệm vụ. Đó là nguồn lực chăm lo phúc lợi xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; động viên, khích lệ người lao động gắn bó với đơn vị và cũng thúc đẩy doanh nghiệp có trách nhiệm hơn với người lao động của mình.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật đã bổ sung một số nhiệm vụ chi mới để phù hợp với thực tiễn như, chi cho công đoàn cơ sở khó khăn được miễn, giảm đóng kinh phí công đoàn; chi cho việc xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân thuê; xây dựng công trình công cộng cho đoàn viên, người lao động.
Bên cạnh đó, kinh phí công đoàn chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí của doanh nghiệp (khoảng 0,38%). "Do đó, vấn đề 2% kinh phí công đoàn không phải là gánh nặng cho doanh nghiệp và đề nghị giữ quy định về mức kinh phí công đoàn 2%", báo cáo nêu.
1729729199744.png

Công nhân làm việc tại Công ty cổ phần Dệt may 29/3, Đà Năng, tháng 6/2024. Ảnh: Nguyễn Đông
Một số đại biểu đề nghị cân nhắc không quy định cứng tỷ lệ phân phối kinh phí công đoàn trong dự thảo Luật mà theo hướng quy định tỷ lệ tối đa và tối thiểu nhằm bảo đảm linh hoạt trong việc điều tiết kinh phí công đoàn.
Có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định mang tính nguyên tắc trong quản lý, sử dụng tài chính công đoàn bảo đảm công khai, minh bạch; quy định rõ nội dung phân bổ nguồn kinh phí công đoàn cho những mục tiêu, hoạt động của công đoàn để làm cơ sở cho việc công khai tài chính.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, Thường vụ Quốc hội chỉnh lý, bổ sung quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn, rà soát nhiệm vụ chi kinh phí công đoàn đầy đủ hơn. Dự thảo cũng không quy định việc phân phối kinh phí công đoàn khi có nhiều tổ chức đại diện của người lao động để bảo đảm linh hoạt, hài hòa.
Sau khi thống nhất với Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu, phân cấp thu, phân phối và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của công đoàn. Dự luật cũng giao Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Sáng nay, Bộ trưởng Y tế trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Sau đó, các đại biểu thảo luận nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Buổi chiều, Quốc hội chia tổ thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và Dự án Luật Dữ liệu.
Nguồn: VnExpress
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top