Phuong Chi
Thành viên nổi tiếng
Ngoài 11 tỉnh, thành không thực hiện sáp nhập, 52 tỉnh, thành phố còn lại được ghép thành 23 tỉnh, thành mới. Quy mô diện tích, dân số của các tỉnh có nhiều thay đổi sau khi mở rộng địa giới.
Theo Nghị quyết số 60 tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu).
Trung ương đồng ý kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 1/7 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 sửa đổi có hiệu lực thi hành.
Đồng thời, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng cũng thống nhất chủ trương về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại tờ trình và đề án của Đảng ủy Chính phủ.
Theo danh sách kèm theo Nghị quyết số 60, có 11 đơn vị cấp tỉnh (2 thành phố, 9 tỉnh) không thực hiện sáp nhập gồm: TP Hà Nội, TP Huế, các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cao Bằng.
Theo danh sách kèm theo nghị quyết, có 52 tỉnh, thành phố thực hiện sáp nhập, hợp nhất để hình thành 23 tỉnh, thành mới.
Căn cứ theo số liệu hết năm 2023 của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), diện tích và dân số của 23 tỉnh, thành sau sáp nhập dự kiến như sau:
Như vậy, việc sắp xếp, hợp nhất lần này sẽ dẫn tới sự thay đổi lớn trên "bảng xếp hạng" quy mô các tỉnh, thành cả nước so với hiện nay.
Tỉnh mới Lâm Đồng (hợp nhất Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận) sẽ trở thành địa phương rộng lớn nhất cả nước với tổng diện tích trên 24.200km2, vượt xa con số 16.000km2 của Nghệ An, tỉnh rộng nhất hiện nay.
Xếp hạng trên Nghệ An sẽ còn tỉnh mới Gia Lai (hợp nhất từ Gia Lai và Bình Định) với diện tích 21.500km2, Đắk Lắk (hợp nhất từ Đắk Lắk và Phú Yên) với diện tích 18.000km2.
Tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước hiện tại là Bắc Ninh, với chỉ 822km2 sau khi hợp nhất với Bắc Giang cũng sẽ có quy mô rộng lớn hơn nhiều tỉnh thành khác, với tổng diện tích vượt mức 4.000km2.
Tương tự, tỉnh có diện tích nhỏ thứ hai hiện nay là Hà Nam (860km2) tới đây thực hiện sáp nhập với Nam Định, Ninh Bình thành tỉnh mới Ninh Bình cũng có diện tích xấp xỉ 4.000km2, đứng trên nhiều tỉnh thành khác như Hưng Yên (hợp nhất với Thái Bình), Hải Phòng, Hà Nội...
Theo Nghị quyết số 60 tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu).
Trung ương đồng ý kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 1/7 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 sửa đổi có hiệu lực thi hành.
Đồng thời, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng cũng thống nhất chủ trương về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại tờ trình và đề án của Đảng ủy Chính phủ.
Theo danh sách kèm theo Nghị quyết số 60, có 11 đơn vị cấp tỉnh (2 thành phố, 9 tỉnh) không thực hiện sáp nhập gồm: TP Hà Nội, TP Huế, các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cao Bằng.
Theo danh sách kèm theo nghị quyết, có 52 tỉnh, thành phố thực hiện sáp nhập, hợp nhất để hình thành 23 tỉnh, thành mới.
Căn cứ theo số liệu hết năm 2023 của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), diện tích và dân số của 23 tỉnh, thành sau sáp nhập dự kiến như sau:



Như vậy, việc sắp xếp, hợp nhất lần này sẽ dẫn tới sự thay đổi lớn trên "bảng xếp hạng" quy mô các tỉnh, thành cả nước so với hiện nay.
Tỉnh mới Lâm Đồng (hợp nhất Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận) sẽ trở thành địa phương rộng lớn nhất cả nước với tổng diện tích trên 24.200km2, vượt xa con số 16.000km2 của Nghệ An, tỉnh rộng nhất hiện nay.
Xếp hạng trên Nghệ An sẽ còn tỉnh mới Gia Lai (hợp nhất từ Gia Lai và Bình Định) với diện tích 21.500km2, Đắk Lắk (hợp nhất từ Đắk Lắk và Phú Yên) với diện tích 18.000km2.
Tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước hiện tại là Bắc Ninh, với chỉ 822km2 sau khi hợp nhất với Bắc Giang cũng sẽ có quy mô rộng lớn hơn nhiều tỉnh thành khác, với tổng diện tích vượt mức 4.000km2.
Tương tự, tỉnh có diện tích nhỏ thứ hai hiện nay là Hà Nam (860km2) tới đây thực hiện sáp nhập với Nam Định, Ninh Bình thành tỉnh mới Ninh Bình cũng có diện tích xấp xỉ 4.000km2, đứng trên nhiều tỉnh thành khác như Hưng Yên (hợp nhất với Thái Bình), Hải Phòng, Hà Nội...
Nguồn: Dân Trí