Chi Le
Thành viên nổi tiếng
Chúng ta đều biết, trong nhiều năm qua, việc khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp đã được Nhà nước và các cơ quan chức năng tích cực triển khai. Tuy nhiên, kết quả chưa như kỳ vọng. Nhiều người nghĩ rằng hộ kinh doanh không muốn chuyển thành doanh nghiệp là vì muốn... trốn thuế! Thực tế, tôi nghĩ không phải như vậy. Thậm chí, ngược lại là đằng khác, nhiều người muốn được đóng thuế nhưng nguyên việc đi đăng ký đã thấy... ngại.
Nhưng đó không phải là lý do chính. Từ bản thân tôi thấy, rào cản lớn nhất ngăn hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp là yêu cầu chế độ kế toán, sổ sách với doanh nghiệp nhỏ như doanh nghiệp lớn, tức là quá phức tạp, tốn kém!
Bản thân tôi là chủ một doanh nghiệp có doanh thu 3-4 tỉ đồng mỗi năm, nhân sự chỉ khoảng 5–10 người – bản chất là một doanh nghiệp siêu nhỏ. Thế nhưng hiện nay doanh nghiệp tôi phải "gánh" bộ máy kế toán theo quy chuẩn doanh nghiệp, với hàng loạt biểu mẫu, quy định, thủ tục và yêu cầu về nghiệp vụ. Để đáp ứng được, tôi buộc phải thuê kế toán chuyên trách, sử dụng phần mềm phức tạp với chi phí không hề nhỏ. Chưa kể, cuối năm cần phải có đến hàng chục quyển sổ nghiệp vụ các loại. Với quy mô khiêm tốn, điều này không chỉ gây tốn kém mà còn tạo ra tâm lý ngán ngại – ngại sai, ngại bị xử phạt, ngại bị kiểm tra thuế.
Thực sự, tôi cho rằng những quy định về kế toán quá rườm rà này đã khiến nhiều hộ kinh doanh chùn bước.
Do đó, nếu thực sự muốn thúc đẩy quá trình chuyển đổi, cần thay đổi tư duy tiếp cận: hãy thiết kế một chế độ kế toán riêng, đơn giản và phù hợp hơn cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Điều này có thể thực hiện thông qua phần mềm kế toán đơn giản, tích hợp với cơ quan thuế, để chủ doanh nghiệp chỉ cần học vài buổi là có thể tự thực hiện các nghiệp vụ cơ bản. Sổ sách cũng nên tinh gọn, chỉ cần tập trung vào những thông tin thiết yếu cho quản lý và nộp thuế.
Khi gỡ được nỗi lo về kế toán – sổ sách, chắc chắn làn sóng chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều. Bởi lẽ, phần lớn người kinh doanh đều mong muốn hợp thức hóa, mở rộng quy mô, tiếp cận tín dụng và cơ hội phát triển, nhưng họ chỉ thực sự sẵn sàng khi cảm thấy việc vận hành một doanh nghiệp không quá phức tạp và gánh nặng.
Tôi rất mong các cơ quan quản lý lắng nghe ý kiến và có giải pháp tháo gỡ vấn đề này. #Nghịquyết68kinhtếtưnhân

Nhưng đó không phải là lý do chính. Từ bản thân tôi thấy, rào cản lớn nhất ngăn hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp là yêu cầu chế độ kế toán, sổ sách với doanh nghiệp nhỏ như doanh nghiệp lớn, tức là quá phức tạp, tốn kém!
Bản thân tôi là chủ một doanh nghiệp có doanh thu 3-4 tỉ đồng mỗi năm, nhân sự chỉ khoảng 5–10 người – bản chất là một doanh nghiệp siêu nhỏ. Thế nhưng hiện nay doanh nghiệp tôi phải "gánh" bộ máy kế toán theo quy chuẩn doanh nghiệp, với hàng loạt biểu mẫu, quy định, thủ tục và yêu cầu về nghiệp vụ. Để đáp ứng được, tôi buộc phải thuê kế toán chuyên trách, sử dụng phần mềm phức tạp với chi phí không hề nhỏ. Chưa kể, cuối năm cần phải có đến hàng chục quyển sổ nghiệp vụ các loại. Với quy mô khiêm tốn, điều này không chỉ gây tốn kém mà còn tạo ra tâm lý ngán ngại – ngại sai, ngại bị xử phạt, ngại bị kiểm tra thuế.
Thực sự, tôi cho rằng những quy định về kế toán quá rườm rà này đã khiến nhiều hộ kinh doanh chùn bước.

Do đó, nếu thực sự muốn thúc đẩy quá trình chuyển đổi, cần thay đổi tư duy tiếp cận: hãy thiết kế một chế độ kế toán riêng, đơn giản và phù hợp hơn cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Điều này có thể thực hiện thông qua phần mềm kế toán đơn giản, tích hợp với cơ quan thuế, để chủ doanh nghiệp chỉ cần học vài buổi là có thể tự thực hiện các nghiệp vụ cơ bản. Sổ sách cũng nên tinh gọn, chỉ cần tập trung vào những thông tin thiết yếu cho quản lý và nộp thuế.
Khi gỡ được nỗi lo về kế toán – sổ sách, chắc chắn làn sóng chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều. Bởi lẽ, phần lớn người kinh doanh đều mong muốn hợp thức hóa, mở rộng quy mô, tiếp cận tín dụng và cơ hội phát triển, nhưng họ chỉ thực sự sẵn sàng khi cảm thấy việc vận hành một doanh nghiệp không quá phức tạp và gánh nặng.
Tôi rất mong các cơ quan quản lý lắng nghe ý kiến và có giải pháp tháo gỡ vấn đề này. #Nghịquyết68kinhtếtưnhân
Sửa lần cuối: