Phiên chất vấn và trả lời chất vấn với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đang diễn ra. Nhiều đại biểu đặt câu hỏi xoay quanh quản lý thị trường vàng.
Theo chương trình, 8h10 ngày 11/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng.
Phiên chất vấn nằm trong khuôn khổ tuần làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (từ ngày 11/11 đến 13/11). Chủ tịch Quốc hội, Trần Thanh Mẫn sẽ chủ trì điều hành chất vấn.
Sao ngân hàng chỉ bán vàng ở Hà Nội, TPHCM mà không bán khắp tỉnh thành cả nước?
Đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp):
Việc bán vàng miếng điều tiết, bán không mua, dân muốn bán mà không mua thì bán ở đâu? Ngân hàng bán thì chỉ ở Hà Nội và TPHCM mà không bán khắp cả nước? Ngân hàng không mua thì các cửa hàng cũng không mua.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Ảnh: Phạm Thắng).
Bên cạnh đó, kiều hối gửi về nước hiện nay rất nhiều mà gửi thì lãi suất 0%, tại sao ngân hàng Nhà nước không vay của dân, có lợi cho dân mà lại đi vay nước ngoài, trong khi có thể vay của dân lãi suất thấp hơn vay nước ngoài?
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Tại sao NHNN chỉ bán mà không mua, bà Hồng cho biết NHNN cung vàng. NHNN chưa đặt vấn đề mua lại mà chủ yếu tăng cung vàng. Hiện có 22 TCTD và 16 doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng.
Còn câu chuyện doanh nghiệp không mua vàng của cá nhân có thể vì lý do cân đối tiền, không mua.
NHNN chỉ cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng, các đơn vị chủ động xem xét, mở địa điểm. Chúng tôi thấy nhu cầu mua bán vàng chủ yếu ở Hà Nội, TPHCM và chủ yếu ở thành phố lớn.
#Chấtvấnvềgiávàng
Theo chương trình, 8h10 ngày 11/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng.
Phiên chất vấn nằm trong khuôn khổ tuần làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (từ ngày 11/11 đến 13/11). Chủ tịch Quốc hội, Trần Thanh Mẫn sẽ chủ trì điều hành chất vấn.
Sao ngân hàng chỉ bán vàng ở Hà Nội, TPHCM mà không bán khắp tỉnh thành cả nước?
Đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp):
Việc bán vàng miếng điều tiết, bán không mua, dân muốn bán mà không mua thì bán ở đâu? Ngân hàng bán thì chỉ ở Hà Nội và TPHCM mà không bán khắp cả nước? Ngân hàng không mua thì các cửa hàng cũng không mua.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Ảnh: Phạm Thắng).
Bên cạnh đó, kiều hối gửi về nước hiện nay rất nhiều mà gửi thì lãi suất 0%, tại sao ngân hàng Nhà nước không vay của dân, có lợi cho dân mà lại đi vay nước ngoài, trong khi có thể vay của dân lãi suất thấp hơn vay nước ngoài?
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Tại sao NHNN chỉ bán mà không mua, bà Hồng cho biết NHNN cung vàng. NHNN chưa đặt vấn đề mua lại mà chủ yếu tăng cung vàng. Hiện có 22 TCTD và 16 doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng.
Còn câu chuyện doanh nghiệp không mua vàng của cá nhân có thể vì lý do cân đối tiền, không mua.
NHNN chỉ cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng, các đơn vị chủ động xem xét, mở địa điểm. Chúng tôi thấy nhu cầu mua bán vàng chủ yếu ở Hà Nội, TPHCM và chủ yếu ở thành phố lớn.
#Chấtvấnvềgiávàng
Về phía cung, từ năm 2014 đến năm 2023, NHNN không tăng cung vàng miếng SJC ra thị trường. Tuy nhiên, từ tháng 4 đến nay, NHNN thực hiện can thiệp thị trường vàng qua đấu thầu và bán vàng miếng trực tiếp để bổ sung nguồn cung vàng miếng SJC cho thị trường, hạn chế tác động đến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, ngoại hối.
Về phía cầu, giá vàng thế giới liên tục tăng cao, cùng những khó khăn của các kênh đầu tư khác (bất động sản đóng băng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ảm đạm, lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp…) khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, theo NHNN, qua theo dõi của các đơn vị trong hệ thống phản ánh nhu cầu mua vàng chủ yếu tập trung tại TP Hà Nội, TPHCM và có yếu tố tâm lý, kỳ vọng.
Bên cạnh các lý do nêu trên, NHNN cho rằng, không loại trừ khả năng có sự tồn tại của các hành vi thao túng thị trường, vi phạm các quy định liên quan của pháp luật về thuế, cạnh tranh… dẫn đến tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước (đặc biệt là vàng SJC) và thế giới.
Theo NHNN, hiện vẫn còn chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế. Thị trường vẫn chưa thực sự ổn định bền vững, vẫn chịu tác động bởi yếu tố tâm lý, kỳ vọng, tiềm ẩn rủi ro tác động đến thị trường tiền tệ, ngoại hối; chưa khuyến khích người dân bán vàng chuyển thành Việt Nam đồng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, có một số sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ có hàm lượng 99,99% được sử dụng có tính chất như vàng miếng (không ngoại trừ nguồn nguyên liệu để sản xuất từ nguồn vàng nhập lậu)
Theo NHNN, hiện tượng này dễ bị lợi dụng làm giảm hiệu quả quản lý chặt chẽ thị trường vàng miếng của Nghị định 24/2012.
Trong thời gian tới, NHNN cân nhắc can thiệp thị trường vàng (nếu cần thiết) với khối lượng, tần suất phù hợp nhằm mục tiêu ổn định thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ.
Sửa lần cuối: