Sáp nhập Quảng Nam với Đà Nẵng lần này không phải là trở về 30 năm trước

B
Ánh Bình Minh
Phản hồi: 2

Ánh Bình Minh

Thành viên nổi tiếng
Trong câu chuyện của những người từng giữ các vị trí chủ chốt của Quảng Nam - Đà Nẵng xưa và nay, ai cũng phấn chấn và không ngần ngại chia sẻ: 30 năm trước tách ra là hợp lý và nay Đà Nẵng - Quảng Nam về “một nhà” để vươn ra biển lớn.
Ở tuổi 82, ông Nguyễn Hoàng Long, từng giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng từ năm 1994-1997, và Phó chủ tịch TP Đà Nẵng từ năm 1998-2005 nhớ lại, việc tách Quảng Nam - Đà Nẵng thành 2 đơn vị hành chính là quyết sách mang tính chiến lược đối với sự phát triển của 2 địa phương vào thời điểm năm 1997.
“Thực tiễn sau khi chia tách từ năm 1998 đến nay, cả 2 địa phương đã tạo ra những thành tựu để chứng minh cho quyết định của gần 30 năm trước là đúng. Nhờ sự chia tách này, tỉnh Quảng Nam, TP Đà Nẵng đã phát triển mạnh”, ông Long nói.


1744507414966.png

Ông Nguyễn Hoàng Long. Ảnh: N.Hiền
Đồng quan điểm, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng Bùi Văn Tiếng khẳng định, chủ trương tách Quảng Nam - Đà Nẵng ở thời điểm ấy là rất đúng đắn. Bởi khi đó, nguồn lực của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng không đủ để có thể quán xuyến cả một vùng rộng lớn từ Hải Vân cho đến Dốc Sỏi.
Sau gần 30 năm chia tách, Quảng Nam từ một trong những tỉnh nghèo nhất nước, phải nhận trợ cấp hơn 70% của Trung ương nay đã trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung.


1744507397963.png

Diện mạo tuyến đường Võ Nguyên Giáp - địa điểm thu hút đông đảo du khách. Ảnh: Hồ Giáp

Quy mô nền kinh tế của Quảng Nam hiện đạt khoảng 129.000 tỷ đồng, tăng hơn 50 lần so với ngày đầu tái lập; GRDP bình quân đầu người khoảng 84 triệu đồng/năm.

Từ năm 2017, Quảng Nam tự chủ ngân sách và có đóng góp về Trung ương. Năm 2024, tổng thu ngân sách đạt hơn 27.600 tỷ đồng, gấp hơn 217 lần so với năm 1997.

Còn Đà Nẵng cũng đã vươn mình trở thành một thành phố "hình mẫu lý tưởng" của những thành phố trẻ, năng động, đáng sống và tiếp tục vươn lên để xác lập "Đô thị biển đáng sống của châu Á"…

Đà Nẵng - Quảng Nam về 'một nhà' là tất yếu

Theo ông Nguyễn Hoàng Long, khi Đà Nẵng - Quảng Nam về “một nhà” sẽ không tránh khỏi băn khoăn, nhưng sau một thời kỳ phát triển thì cả Quảng Nam và Đà Nẵng đều nhận thấy không gian phát triển bị hạn chế. Muốn phát triển trong kỷ nguyên mới thì việc nhập lại như một sự tất yếu.

“Việc nhập lại sẽ tạo ra những thời cơ, điều kiện thuận lợi hơn nhiều”, ông Long nêu quan điểm.

Thứ nhất, có dư địa, không gian phát triển, nhiều đất đai, nhiều vùng biển và vùng trung du. Trước đây, có những dự án khi triển khai còn băn khoăn về mặt bằng, diện tích, thì nay nhập lại sẽ không còn khó khăn như thời TP Đà Nẵng nhỏ bé hay tỉnh Quảng Nam độc lập.

Thứ 2, sáp nhập sẽ tinh gọn được bộ máy, sắp xếp hiệu quả hơn. Đây là cơ hội sàng lọc để chọn những người tài, người có năng lực giữ vai trò trọng trách và tất nhiên nhiệm vụ nặng nề hơn.

“Nhập lại để bước sang kỷ nguyên mới bởi bây giờ 'chiếc áo cũ' về mặt hành chính địa lý không còn phù hợp nữa, cần nhập lại để tạo cơ hội cho Quảng Nam -Đà Nẵng phát triển", ông Long nói.

1744507547982.png

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng tại lễ thông xe kỹ thuật cầu Quảng Đà kết nối 2 địa phương. Ảnh: Hồ Giáp​

Ông Bùi Văn Tiếng cũng nhận định, chủ trương hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng về "một nhà" là hợp lý. Đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sẽ tạo nên một dư địa phát triển, đặc biệt về nguồn lực, đất đai, dân số...

Trước đây chia tách Quảng Nam – Đà Nẵng là đúng, giờ nhập lại là rất đúng. Bởi vì hiện nay không gian phát triển của TP Đà Nẵng đang rất chật chội, ngược lại Quảng Nam thì hết sức rộng mở…

Do đó, chủ trương sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam về "một nhà" là hoàn toàn đúng đắn. Hai địa phương nhập lại để có không gian phát triển mạnh hơn là điều vô cùng đúng.

Theo ông, việc hợp nhất lần này không phải là sự trở về các mô hình hay thực trạng của năm 1997 trở về trước - không trở về với một tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trước 1997.

Lần hợp nhất này hoàn toàn có thể yên tâm rằng đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sẽ có điều kiện để giải được những vấn đề trước đó đã đặt ra.

“Và khi được tiếp sức với Quảng Nam thì rõ ràng, Đà Nẵng chắc chắn sẽ có điều kiện bứt phá hơn nữa”, ông Tiếng tin tưởng.

Từng làm Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đại biểu Quốc hội khóa 8, anh hùng lao động Lê Công Cơ cũng bày tỏ, sau gần 30 năm tách để phát triển, bây giờ Đà Nẵng nhập lại với Quảng Nam để có không gian phát triển bứt phá hơn.

"So với các tỉnh sáp nhập tới đây thì Đà Nẵng và Quảng Nam ghép lại một tỉnh có thể nói là 'đẹp nhất', không tỉnh nào đẹp bằng. Bởi một tỉnh có hai sân bay quốc tế Chu Lai và Đà Nẵng, 2 cảng lớn và 2 di sản quốc tế… tạo ra một không gian lớn để phát triển trong một kỷ nguyên mới", ông Cơ nhấn mạnh.

Còn mang tư tưởng nhiệm kỳ sẽ khó đến được đích

“Nhập tỉnh cũng là cơ hội để sắp xếp lại bộ máy cồng kềnh, tinh giản biên chế để theo kịp các nước”, ông Cơ chia sẻ và dẫn chứng so sánh biên chế của Việt Nam đang lớn quá.

Do vậy, theo ông, cần có cuộc cách mạng về tổ chức. Đà Nẵng và Quảng Nam thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sẽ có sức mạnh mà không tỉnh nào theo kịp trừ Hà Nội, TPHCM.

Tất nhiên, nhập lại thì có những khó khăn như: Địa bàn rộng, đa dạng và có vùng nông thôn, đặc biệt là miền núi rộng lớn. Điều kiện phát triển kinh tế, những vấn đề xã hội, văn hóa… sẽ có những khó khăn.

Yêu cầu các cấp cán bộ của giai đoạn mới này phải nâng tầm trình độ lên, bắt nhịp với sự phát triển khoa học công nghệ thì mới làm tốt công tác quản lý một địa bàn rộng lớn như Quảng Nam - Đà Nẵng.

Để thực hiện sứ mệnh vươn mình, ông Lê Công Cơ khẳng định cần có đội ngũ cán bộ có tài, có tâm, có tầm và hết lòng vì quê hương. Còn mang tư tưởng nhiệm kỳ thì sẽ khó đến được đích.

Ông Nguyễn Hoàng Long cũng lưu ý, việc chia tách là tất yếu nhưng động chạm đến công ăn việc làm, quyền lợi, đến địa vị, tâm lý… nên việc sắp xếp cán bộ cần hết sức thận trọng, chặt chẽ.

Do đó, yếu tố hàng đầu của việc sáp nhập chính là công tác tư tưởng, phải làm cho mỗi cán bộ, đặc biệt là những người liên quan ý thức rõ "đây là cuộc cách mạng", để tránh những nhận thức lệch lạc.

Mặt khác, bản thân những người liên quan đến việc sáp nhập phải làm việc hết sức công tâm, trong sáng, minh bạch, công khai để mọi người thấy rằng việc sắp xếp này thực hiện theo yêu cầu khách quan chứ không phải theo ý chí chủ quan nào.

Ông Bùi Văn Tiếng nêu thực tế, lần này ngoài việc hợp nhất các tỉnh, thành phố, còn có câu chuyện kết thúc nhiệm vụ lịch sử của cấp huyện.

"Ở đây là kết thúc nhiệm vụ cấp huyện chứ không phải kết thúc nhiệm vụ của cán bộ cấp huyện", ông Tiếng lưu ý. Theo ông, cán bộ cấp huyện cũng phải được huy động để giữ chân những người giỏi.

1744507611677.png

Một góc phố cổ Hội An. Ảnh: N.Nam

Theo ông Tiếng, trong xây dựng cơ chế, cần quan tâm đến sự phân cấp. Trung ương phân cấp cho đơn vị hành chính cấp tỉnh mới mạnh hơn. Đơn vị hành chính cấp tỉnh mới cũng phải phân cấp cho các phường, xã mới, đặc khu mới cũng phải mạnh hơn thì mới có điều kiện để loại trừ yếu tố trung gian.

Để Quảng Nam – Đà Nẵng vươn ra biển lớn

Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu gợi mở, định hướng xây dựng Đà Nẵng - Quảng Nam mới bảo đảm trở thành cực tăng trưởng của Việt Nam và là một trong những thành phố có năng lực cạnh tranh cao của quốc gia và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Một Đà Nẵng - Quảng Nam mới cần định vị không chỉ là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung, mà còn thể hiện vai trò tiên phong trong quá trình phát triển hiện đại.

Tổng Bí thư đề nghị Quảng Nam và Đà Nẵng đẩy mạnh tái cấu trúc kinh tế theo hướng nâng cao năng suất lao động, phát huy tối đa tiềm năng lợi thế, xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế, khu thương mại tự do, khu đô thị hiện đại, trung tâm du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao…

“Phải quy hoạch tổng thể, phát triển cân bằng, không thể xảy ra tình trạng tập trung quá mức vào Đà Nẵng mà lãng quên tiềm năng quý báu của Quảng Nam”, Tổng Bí thư nêu rõ.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần phát huy thế mạnh 2 bên, cùng quy hoạch, phát triển với tầm nhìn mới, để vùng đất Quảng Đà thực sự vươn ra biển lớn.

Nguồn: vietnamnet
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top