Sau khi sắp xếp tỉnh, xã, cả nước sẽ có 13 đặc khu

Dân
Thành Dân
Phản hồi: 2

Thành Dân

Thành viên nổi tiếng
11 huyện đảo hiện nay sẽ chuyển thành 11 đặc khu thuộc tỉnh. Riêng thành phố Phú Quốc sẽ chuyển thành 2 đặc khu.
1744762183939.png

Thành phố Phú Quốc sẽ tách thành 2 đặc khu (Ảnh minh họa: Huỳnh Hải)
Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 759/QĐ-TTg.

Trong đề án, Chính phủ nêu rõ 7 nguyên tắc tổ chức sắp xếp lại đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã trong mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Theo đó, ĐVHC cấp xã được sắp xếp lại theo hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện), hình thành các ĐVHC cấp xã mới, gồm xã, phường và đặc khu; không còn loại hình ĐVHC thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, quận, huyện, thị trấn.

Khi đó, trường hợp sắp xếp phường với các ĐVHC cùng cấp thì ĐVHC sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì ĐVHC mới sau sắp xếp là xã.

Đề án cũng nêu rõ nguyên tắc sẽ chuyển các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay thành ĐVHC cấp xã có tên gọi là đặc khu.

Theo đó, có 11 đặc khu thuộc tỉnh hình thành từ 11 huyện đảo (mỗi huyện đảo chuyển thành một đặc khu), bao gồm: Vân Đồn, Cô Tô, Cát Hải, Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quý, Kiên Hải, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo.

Riêng đối với thành phố Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, cấp có thẩm quyền đã đồng ý chủ trương tách xã Thổ Châu thuộc thành phố Phú Quốc để thành lập 1 huyện riêng. Do đó, đề án xác định sẽ nghiên cứu thành lập 2 đặc khu là Phú Quốc và Thổ Châu từ đơn vị hành chính thành phố Phú Quốc hiện tại.
1744762202132.png

Danh sách 13 đặc khu thuộc tỉnh sau khi sắp xếp đơn vị hành chính các cấp (Nguồn: Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp)
Ngoài ra, đề án cũng xác định tổng số lượng ĐVHC xã, phường tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau sắp xếp phải giảm khoảng 60-70% so với số lượng ĐVHC cấp xã hiện nay.

Ngoài nguyên tắc, đề án cũng quy định rõ về tiêu chuẩn của ĐVHC cấp xã trong quá trình sắp xếp.

Cụ thể, xã miền núi, vùng cao hình thành sau sắp xếp có diện tích tự nhiên đạt từ 200% trở lên và quy mô dân số đạt từ 100% trở lên so với tiêu chuẩn của xã tương ứng theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Xã hình thành sau sắp xếp không thuộc trường hợp nêu trên có quy mô dân số đạt từ 200% trở lên và diện tích tự nhiên đạt từ 100% trở lên so với tiêu chuẩn của xã tương ứng theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
1744762220185.png

Tiêu chuẩn của xã theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nguồn: Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH)
Phường hình thành sau sắp xếp thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô dân số từ 45.000 người trở lên. Phường thuộc tỉnh hình thành sau sắp xếp ở khu vực miền núi, vùng cao, biên giới có quy mô dân số từ 15.000 người trở lên. Các phường còn lại có quy mô dân số từ 21.000 người trở lên. Diện tích tự nhiên của phường đạt từ 5,5 km2 trở lên.

Riêng việc sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc ĐVHC cấp huyện ở hải đảo phải bảo đảm quốc phòng, an ninh theo định hướng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp sắp xếp từ 3 ĐVHC cấp xã trở lên thành 1 xã, phường mới thì không phải xem xét, đánh giá tiêu chuẩn trên.

Trường hợp ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp không thể đáp ứng các định hướng về tiêu chuẩn quy định thì Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
1744762235465.png

Dự kiến tên gọi và trung tâm hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập (Nội dung: Hoài Thu; Thiết kế: Tuấn Huy)

Nguồn: Dân Trí
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Thành viên mới đăng

Back
Top