Sau sáp nhập: Tỉnh lớn nhất Việt Nam có 2 sân bay, bờ biển rất dài

Phan Hiền
Phan Hiền
Phản hồi: 0

Phan Hiền

Thành viên nổi tiếng
Cuộc đua phát triển địa phương trên cả nước dự kiến nóng hơn bao giờ hết sau sáp nhập hành chính. Những lợi thế khởi đầu mới sẽ là "nấc thang" cho những sự vươn lên bứt phá của mỗi tỉnh thành. Trong đó, Lâm Đồng mới là một điểm sáng hiếm hoi - nơi hội tụ cả núi và biển, là một trong số ít tỉnh có hai sân bay dân dụng. Sự bứt phá chỉ vừa bắt đầu..

Mới đây, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành phương án sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn.

Trong đó, UBND tỉnh đánh giá việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh (hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận thành tỉnh Lâm Đồng mới) theo Nghị quyết 60, sẽ mang đến nhiều thuận lợi, dư địa và tương lai phát triển.

1746585400402.png

(Một góc trung tâm thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Ảnh: Minh Hậu).

Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng mới dự kiến là địa phương có diện tích lớn nhất cả nước (24.233,1km2), với quy mô dân số khoảng 3,3 triệu người.

Lâm Đồng sẽ là một trong số ít những địa phương sở hữu cùng lúc 2 sân bay, gồm sân bay Phan Thiết và sân bay quốc tế Liên Khương.

Ngoài ra, tỉnh vừa có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua tỉnh Bình Thuận với 14 ga đường sắt phục vụ cho các đoàn tàu khách và tàu hàng Bắc - Nam, vừa có cảng biển và một số tuyến đường thủy nội địa.

Về tiềm năng phát triển du lịch, Lâm Đồng vừa sở hữu bờ biển dài và đẹp, vừa có rừng thông, núi non và hồ nhân tạo, đem lại trải nghiệm sinh thái đa dạng và độc đáo.

Chuỗi sản phẩm "cao nguyên - biển" kết nối sẽ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Nhiều sông suối bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh thuộc Lâm Đồng đã chảy qua Bình Thuận để ra biển. Tỉnh mới có vùng lãnh hải rộng, là 1 trong 3 ngư trường lớn của Việt Nam, với trữ lượng khai thác đánh bắt hải sản đạt 240.000 tấn hải sản các loại, tạo điều kiện chế biến thủy sản xuất khẩu.

Trước tiềm năng của tỉnh Lâm Đồng mới, việc nghiên cứu, triển khai các mô hình mới, kể cả việc điều chỉnh đơn vị hành chính đã trở thành yêu cầu cấp thiết để mở rộng dư địa tăng trưởng, tái cấu trúc không gian phát triển.

Các địa phương hướng tới hoàn thiện, nâng cấp quốc lộ 28B, quốc lộ 55 và cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, đảm bảo kết nối liên tỉnh liền mạch; xây dựng cảng trung chuyển hàng hóa tại Kê Gà, tăng cường năng lực xuất nhập khẩu; phát triển hệ thống logistics hiện đại, phục vụ chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngoài ra, các đơn vị đẩy mạnh xây dựng ứng dụng du lịch thông minh và nền tảng số mang đến trải nghiệm mới; thiết kế tour "Đà Lạt - Mũi Né - Tà Đùng" kết hợp trải nghiệm văn hóa bản địa và nghỉ dưỡng sinh thái; quảng bá thương hiệu du lịch của tỉnh qua các kênh số và hợp tác với công ty lữ hành quốc tế.




Trích nguồn tin: dantri.com.vn
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top