Lê Nhã Linh
Thành viên nổi tiếng
Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Thái Bình cho biết, việc hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình là phù hợp với chủ trương của Trung ương, hợp nhất 2 tỉnh sẽ hình thành một tỉnh có quy mô kinh tế lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XX, kỳ thứ 42 đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Trong đó, Nghị quyết số 11-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình thống nhất Đề án, phương án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
Theo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Thái Bình, về hợp nhất tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên, hai tỉnh là 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh có vị trí liền kề, có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử hình thành gắn với lịch sử cách mạng miền Bắc.
Cùng với đó là sự giao thoa tương đồng về văn hoá, phong tục, tín ngưỡng và dân tộc; có quy mô nền kinh tế tương đồng và tương hỗ lẫn nhau trong định hướng phát triển chung của vùng; hệ thống giao thông kết nối đồng bộ giữa hai tỉnh.
“Việc hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình là phù hợp với chủ trương của Trung ương, hợp nhất hai tỉnh sẽ hình thành một tỉnh có quy mô kinh tế lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng, với sự kết hợp giữa công nghiệp, dịch vụ và kinh tế ven biển, du lịch; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, quỹ đất phát triển gắn với lợi thế về kết nối liên vùng, giao thương nội địa và phát triển du lịch văn hoá, sinh thái, nông nghiệp” – Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Thái Bình đánh giá.
Về phương án hợp nhất tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên, thành lập tỉnh Hưng Yên trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Hưng Yên và toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Thái Bình.
Tỉnh Hưng Yên sau sắp xếp có diện tích tự nhiên hơn 2,5 triệu km2, quy mô dân số hơn 3,5 triệu người, dự kiến có 104 đơn vị hành chính cấp xã. Nơi đặt Trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh Hưng Yên là tỉnh Hưng Yên hiện nay.
Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Thái Bình cho biết, cuộc cách mạng sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp đã và đang nhận được sự quan tâm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh sự kỳ vọng, đồng thuận, còn có nhiều băn khoăn, lo lắng như về việc dôi dư cán bộ, công chức; việc sáp nhập sẽ khó khăn về môi trường, điều kiện làm việc, đi lại; chế độ, chính sách có liên quan; việc làm thủ tục hồ sơ, thay đổi giấy tờ pháp lý; việc đặt tên và nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính mới...
“Đối với những dư luận, tâm tư, tình cảm, phản ánh, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân đã, đang và sẽ được cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở lắng nghe, tiếp thu, ghi nhận, nghiên cứu và có giải pháp đồng bộ để giải quyết. Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy là công việc khó khăn, nhạy cảm, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi cán bộ, công chức, viên chức và ảnh hưởng ít nhiều đến người dân, doanh nghiệp” – Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Thái Bình nhìn nhận.
Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII:
Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Thái Bình cho biết, Thái Bình và Hưng Yên là 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh có vị trí liền kề, có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, sự giao thoa tương đồng về văn hoá, phong tục, tín ngưỡng và dân tộc; có quy mô nền kinh tế tương đồng và tương hỗ lẫn nhau trong định hướng phát triển chung của vùng… Trong ảnh là TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình/Ảnh: Ảnh đẹp du lịch Thái Bình
Đây là chủ trương xuất phát từ tầm nhìn chiến lược phát triển đất nước lâu dài; Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thảo luận đánh giá ký lưỡng, cân nhắc nhiều mặt đề đi đến thống nhất cao về thực hiện chủ trương này với nguyên tắc, tiêu chí thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, xác định tên gọi và địa điểm đặt trung tâm chính trị - hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp; các tiêu chí, tiêu chuẩn và định huớng sắp xếp cấp xã.
Triển khai thực hiện chủ trương này sẽ tác động nhất định đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân - đây là điều dễ hiểu bời mỗi người Việt Nam chúng ta đều in sâu trong ký ức những hình ảnh về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, chúng ta phải thay đổi về tư duy, tầm nhìn; thống nhất về nhận thức, tư tưởng; phải vượt lên chính mình, hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của đất nước; vượt qua những băn khoăn, lo lắng, tâm lý, thói quen bình thường; vượt qua những tâm lý, tâm trạng vùng miền để hướng tới tư duy, tầm nhìn rộng lớn hơn "đất nước là quê hương".
Để thực hiện thành công cuộc cách mạng này, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Thái Bình kêu gọi các cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân trong tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thể hiện tinh thần trách nhiệm, tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong việc thực hiện thắng lợi chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.
Phát biểu kết luận hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình, kỳ họp thứ 42, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Nguyễn Khắc Thận cho biết, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình thống nhất cao với nội dung Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Đối với Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, thống nhất hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên và trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay. Khẳng định việc xác định tên đơn vị hành chính và trung tâm chính trị - hành chính đã bám sát vào các nguyên tắc, điều kiện theo chỉ đạo của Trung ương tại Đề án của Chính phủ và Nghị quyết số 60-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương.
Đối với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thống nhất sắp xếp 242 xã, phường, thị trấn thành 65 xã, phường (60 xã và 5 phường). Thống nhất tên gọi và trung tâm hành chính các phường, xã sau sắp xếp như Đề án của Đảng ủy UBND tỉnh trình và khẳng định, số lượng các đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp trong Đề án đã bảo đảm giảm 73% nằm trong phạm vi khoảng 60% - 70% theo Nghị quyết số 60-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình yêu cầu, đối với Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, Đảng uỷ UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo tiếp thu ý kiến của các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, các cán bộ tham dự hội nghị; phối hợp chặt chẽ với tỉnh Hưng Yên hoàn thiện Đề án trình Chính phủ trước ngày 1/5/2025.
Về công tác sắp xếp cán bộ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Bình khẩn trương rà soát, báo cáo hiện trạng và đề xuất phương án kiện toàn, sắp xếp cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; triển khai các nội dung về xây dựng nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới theo tinh thần Kết luận số 150-KL/TW của Bộ Chính trị.
Đảng ủy UBND tỉnh chỉ đạo Đảng ủy Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ rà soát hiện trạng cán bộ, công chức cấp xã, cấp huyện và số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã xác định rõ số cán bộ, công chức cấp xã, cấp huyện và số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư để giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật; tham mưu kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XX, kỳ thứ 42 đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Trong đó, Nghị quyết số 11-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình thống nhất Đề án, phương án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị – hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
Theo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Thái Bình, về hợp nhất tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên, hai tỉnh là 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh có vị trí liền kề, có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử hình thành gắn với lịch sử cách mạng miền Bắc.
Cùng với đó là sự giao thoa tương đồng về văn hoá, phong tục, tín ngưỡng và dân tộc; có quy mô nền kinh tế tương đồng và tương hỗ lẫn nhau trong định hướng phát triển chung của vùng; hệ thống giao thông kết nối đồng bộ giữa hai tỉnh.
“Việc hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình là phù hợp với chủ trương của Trung ương, hợp nhất hai tỉnh sẽ hình thành một tỉnh có quy mô kinh tế lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng, với sự kết hợp giữa công nghiệp, dịch vụ và kinh tế ven biển, du lịch; khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, quỹ đất phát triển gắn với lợi thế về kết nối liên vùng, giao thương nội địa và phát triển du lịch văn hoá, sinh thái, nông nghiệp” – Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Thái Bình đánh giá.

Quang cảnh TP.Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Báo Hưng Yên
Về phương án hợp nhất tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên, thành lập tỉnh Hưng Yên trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Hưng Yên và toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Thái Bình.
Tỉnh Hưng Yên sau sắp xếp có diện tích tự nhiên hơn 2,5 triệu km2, quy mô dân số hơn 3,5 triệu người, dự kiến có 104 đơn vị hành chính cấp xã. Nơi đặt Trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh Hưng Yên là tỉnh Hưng Yên hiện nay.
Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Thái Bình cho biết, cuộc cách mạng sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp đã và đang nhận được sự quan tâm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh sự kỳ vọng, đồng thuận, còn có nhiều băn khoăn, lo lắng như về việc dôi dư cán bộ, công chức; việc sáp nhập sẽ khó khăn về môi trường, điều kiện làm việc, đi lại; chế độ, chính sách có liên quan; việc làm thủ tục hồ sơ, thay đổi giấy tờ pháp lý; việc đặt tên và nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính mới...
“Đối với những dư luận, tâm tư, tình cảm, phản ánh, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân đã, đang và sẽ được cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở lắng nghe, tiếp thu, ghi nhận, nghiên cứu và có giải pháp đồng bộ để giải quyết. Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy là công việc khó khăn, nhạy cảm, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi cán bộ, công chức, viên chức và ảnh hưởng ít nhiều đến người dân, doanh nghiệp” – Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Thái Bình nhìn nhận.
Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII:

Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Thái Bình cho biết, Thái Bình và Hưng Yên là 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh có vị trí liền kề, có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, sự giao thoa tương đồng về văn hoá, phong tục, tín ngưỡng và dân tộc; có quy mô nền kinh tế tương đồng và tương hỗ lẫn nhau trong định hướng phát triển chung của vùng… Trong ảnh là TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình/Ảnh: Ảnh đẹp du lịch Thái Bình
Đây là chủ trương xuất phát từ tầm nhìn chiến lược phát triển đất nước lâu dài; Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thảo luận đánh giá ký lưỡng, cân nhắc nhiều mặt đề đi đến thống nhất cao về thực hiện chủ trương này với nguyên tắc, tiêu chí thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, xác định tên gọi và địa điểm đặt trung tâm chính trị - hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp; các tiêu chí, tiêu chuẩn và định huớng sắp xếp cấp xã.
Triển khai thực hiện chủ trương này sẽ tác động nhất định đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân - đây là điều dễ hiểu bời mỗi người Việt Nam chúng ta đều in sâu trong ký ức những hình ảnh về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, chúng ta phải thay đổi về tư duy, tầm nhìn; thống nhất về nhận thức, tư tưởng; phải vượt lên chính mình, hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung của đất nước; vượt qua những băn khoăn, lo lắng, tâm lý, thói quen bình thường; vượt qua những tâm lý, tâm trạng vùng miền để hướng tới tư duy, tầm nhìn rộng lớn hơn "đất nước là quê hương".
Để thực hiện thành công cuộc cách mạng này, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Thái Bình kêu gọi các cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân trong tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thể hiện tinh thần trách nhiệm, tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong việc thực hiện thắng lợi chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.
Phát biểu kết luận hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình, kỳ họp thứ 42, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Nguyễn Khắc Thận cho biết, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình thống nhất cao với nội dung Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Đối với Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, thống nhất hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên và trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay. Khẳng định việc xác định tên đơn vị hành chính và trung tâm chính trị - hành chính đã bám sát vào các nguyên tắc, điều kiện theo chỉ đạo của Trung ương tại Đề án của Chính phủ và Nghị quyết số 60-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương.
Đối với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thống nhất sắp xếp 242 xã, phường, thị trấn thành 65 xã, phường (60 xã và 5 phường). Thống nhất tên gọi và trung tâm hành chính các phường, xã sau sắp xếp như Đề án của Đảng ủy UBND tỉnh trình và khẳng định, số lượng các đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp trong Đề án đã bảo đảm giảm 73% nằm trong phạm vi khoảng 60% - 70% theo Nghị quyết số 60-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình yêu cầu, đối với Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, Đảng uỷ UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo tiếp thu ý kiến của các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, các cán bộ tham dự hội nghị; phối hợp chặt chẽ với tỉnh Hưng Yên hoàn thiện Đề án trình Chính phủ trước ngày 1/5/2025.
Về công tác sắp xếp cán bộ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Bình khẩn trương rà soát, báo cáo hiện trạng và đề xuất phương án kiện toàn, sắp xếp cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; triển khai các nội dung về xây dựng nhân sự cấp uỷ cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới theo tinh thần Kết luận số 150-KL/TW của Bộ Chính trị.
Đảng ủy UBND tỉnh chỉ đạo Đảng ủy Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ rà soát hiện trạng cán bộ, công chức cấp xã, cấp huyện và số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã xác định rõ số cán bộ, công chức cấp xã, cấp huyện và số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư để giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật; tham mưu kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp.
Nguồn: Dân Việt