Ánh Bình Minh
Thành viên nổi tiếng
Theo tin đăng trên báo Vietnamnet, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước liên quan đến các quy định về chính quyền địa phương phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; các quy định về MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Việc này bảo đảm hoàn thành trước ngày 30/6; có hiệu lực từ ngày 1/7; quy định thời gian chuyển tiếp để bảo đảm hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với kế hoạch, lộ trình dự kiến sắp xếp, sáp nhập.
Trung ương yêu cầu, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan phối hợp triển khai chặt chẽ có hiệu quả các nhiệm vụ về hoàn thiện thể chế.
Mục tiêu là xây dựng chính quyền theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn; đồng thời, mở ra cục diện mới trong phát triển đất nước với tầm nhìn lâu dài, ít nhất là cho 100 năm tới.
Tổng Bí thư đề nghị các đại biểu với tư duy đổi mới, vì sự phát triển của đất nước và vì nhân dân, tập trung cho ý kiến, nhất là những vấn đề lớn.
Tổng Bí thư gợi mở những định hướng lớn gồm: Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính - cấp tỉnh còn 34 tỉnh, thành phố; không tổ chức cấp huyện, giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp xã; mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, gắn với phân cấp, phân quyền, đặc biệt là cấp xã mới sau khi sáp nhập, làm thế nào để thực sự gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn.
Bên cạnh đó, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương thảo luận về mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các cơ quan Đảng ở cấp tỉnh, cấp xã, tương ứng với chính quyền địa phương 2 cấp để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng.
Các ủy viên Trung ương cũng được đề nghị quan tâm, cho ý kiến về sắp xếp, hợp nhất các cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ vào trực thuộc MTTQ Việt Nam để phối hợp hành động thống nhất, hướng mạnh về cơ sở, hướng đến quần chúng nhân dân.
Việc sắp xếp mô hình các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát thành 3 cấp gắn với điều chỉnh thẩm quyền xét xử, thẩm quyền kiểm sát, thẩm quyền công tố cho phù hợp...
Việc này bảo đảm hoàn thành trước ngày 30/6; có hiệu lực từ ngày 1/7; quy định thời gian chuyển tiếp để bảo đảm hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với kế hoạch, lộ trình dự kiến sắp xếp, sáp nhập.
Trung ương yêu cầu, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan phối hợp triển khai chặt chẽ có hiệu quả các nhiệm vụ về hoàn thiện thể chế.
Mục tiêu là xây dựng chính quyền theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn; đồng thời, mở ra cục diện mới trong phát triển đất nước với tầm nhìn lâu dài, ít nhất là cho 100 năm tới.
Tổng Bí thư đề nghị các đại biểu với tư duy đổi mới, vì sự phát triển của đất nước và vì nhân dân, tập trung cho ý kiến, nhất là những vấn đề lớn.
Tổng Bí thư gợi mở những định hướng lớn gồm: Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính - cấp tỉnh còn 34 tỉnh, thành phố; không tổ chức cấp huyện, giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp xã; mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, gắn với phân cấp, phân quyền, đặc biệt là cấp xã mới sau khi sáp nhập, làm thế nào để thực sự gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn.

Bên cạnh đó, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương thảo luận về mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các cơ quan Đảng ở cấp tỉnh, cấp xã, tương ứng với chính quyền địa phương 2 cấp để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng.
Các ủy viên Trung ương cũng được đề nghị quan tâm, cho ý kiến về sắp xếp, hợp nhất các cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ vào trực thuộc MTTQ Việt Nam để phối hợp hành động thống nhất, hướng mạnh về cơ sở, hướng đến quần chúng nhân dân.
Việc sắp xếp mô hình các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát thành 3 cấp gắn với điều chỉnh thẩm quyền xét xử, thẩm quyền kiểm sát, thẩm quyền công tố cho phù hợp...
Nguồn: vietnamnet