Lê Nhã Linh
Thành viên nổi tiếng
Hành vi mua bán d.âm hiện phức tạp với các loại hình mại d.âm đồng tính, chuyển giới… nên các khái niệm pháp luật về mua d.âm, bán d.âm, giao cấu không còn phù hợp để xử lý những hành vi này.
Báo cáo công tác phòng, chống tệ nạn mại d.âm và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về trên địa bàn thành phố năm 2024, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM cho biết đã tham mưu UBND thành phố ban hành nhiều kế hoạch để triển khai thực hiện công tác này đến tận các xã, phường trên địa bàn thành phố.
Các phòng ban chuyên môn phối hợp các Phòng LĐ-TB&XH rà soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại d.âm trên địa bàn quản lý; tổ chức là 122 buổi tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại d.âm…
Theo Sở LĐ-TB&XH TPHCM, công tác tuyên truyền, vận động được thực hiện quyết liệt, giúp mọi người nhận thức được hiểm họa của mại d.âm liên quan đến lây lan HIV/AIDS.
Trong năm 2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố đã triển khai Chương trình giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi trên nhóm phụ nữ bán d.âm. Chương trình được thực hiện với 300 phụ nữ bán d.âm trên địa bàn 5 quận, huyện.
Mẫu máu của 300 phụ nữ trên được xét nghiệm HIV và giang mai, kết quả tỷ lệ nhiễm HIV là 3%. Điều đáng lo là trong số 300 phụ nữ trên có nhiều người không dùng bao cao su khi "tiếp khách" nên nguy cơ lây nhiễm HIV khá cao.
Theo khảo sát trong nhóm trên, tỷ lệ sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục gần nhất với khách hàng là 82,7%. Tuy nhiên, chỉ có hơn 2/3 phụ nữ bán d.âm thường xuyên sử dụng bao cao su khi phục vụ khách lạ (77,3%).
Khó khăn là hoạt động mại d.âm ngày càng tinh vi, các đối tượng sử dụng công nghệ thông tin để hoạt động nên khó phát hiện. Nổi cộm là tình trạng sử dụng nhóm kín, diễn đàn kín để môi giới bán d.âm chuyên nghiệp. Theo đó, một quản trị viên có thể lập và điều hành nhiều nhóm kín khác nhau.
Trên nhóm kín, các đối tượng trao đổi, đăng hình ảnh tiếp thị, thỏa thuận đến các địa điểm như biệt thự, căn hộ chung cư, tàu biển… để thực hiện hành vi mua bán d.âm. Các đường dây còn tổ chức tour du lịch, thể thao, thậm chí ra nước ngoài để bán d.âm.
Đặc biệt, gần đây còn xuất hiện thêm tình trạng người đồng tính nam hoạt động mại d.âm, người chuyển giới bán d.âm… nên khi phát hiện cũng rất khó xử lý vì pháp luật chưa có quy định điều chỉnh các hành vi này.
Trước diễn biến nêu trên, Sở LĐ-TB&XH TPHCM kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Pháp lệnh Phòng, chống mại d.âm và các văn bản liên quan cho phù hợp với tình hình.
Cụ thể, Sở LĐ-TB&XH TPHCM đề nghị sửa đổi các quy định về từ ngữ "mua d.âm", "bán d.âm", "giao cấu", "mại d.âm đồng tính", " mại d.âm chuyển giới", "khiêu d.âm, kích d.ục"…
Đồng thời, Sở LĐ-TB&XH TPHCM kiến nghị các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu bổ sung các quy định xử lý đối với hành vi mại d.âm nam; mại d.âm đồng tính; mại d.âm chuyển giới…
Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực còn đề nghị Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tăng cường các biện pháp hợp tác quốc tế, đẩy mạnh việc xác minh, giải cứu nạn nhân bị mua bán ở nước ngoài.
Theo Sở này, cần tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng các nước có chung đường biên giới với Việt Nam (Campuchia, Lào, Trung Quốc) để đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.
Báo cáo công tác phòng, chống tệ nạn mại d.âm và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về trên địa bàn thành phố năm 2024, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM cho biết đã tham mưu UBND thành phố ban hành nhiều kế hoạch để triển khai thực hiện công tác này đến tận các xã, phường trên địa bàn thành phố.
Các phòng ban chuyên môn phối hợp các Phòng LĐ-TB&XH rà soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại d.âm trên địa bàn quản lý; tổ chức là 122 buổi tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại d.âm…
Công an TPHCM triệt phá băng nhóm hoạt động môi giới mại d.âm cho tiếp viên hàng không, người mẫu ảnh (Ảnh: Công an cung cấp).
Theo Sở LĐ-TB&XH TPHCM, công tác tuyên truyền, vận động được thực hiện quyết liệt, giúp mọi người nhận thức được hiểm họa của mại d.âm liên quan đến lây lan HIV/AIDS.
Trong năm 2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố đã triển khai Chương trình giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi trên nhóm phụ nữ bán d.âm. Chương trình được thực hiện với 300 phụ nữ bán d.âm trên địa bàn 5 quận, huyện.
Mẫu máu của 300 phụ nữ trên được xét nghiệm HIV và giang mai, kết quả tỷ lệ nhiễm HIV là 3%. Điều đáng lo là trong số 300 phụ nữ trên có nhiều người không dùng bao cao su khi "tiếp khách" nên nguy cơ lây nhiễm HIV khá cao.
Theo khảo sát trong nhóm trên, tỷ lệ sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục gần nhất với khách hàng là 82,7%. Tuy nhiên, chỉ có hơn 2/3 phụ nữ bán d.âm thường xuyên sử dụng bao cao su khi phục vụ khách lạ (77,3%).
Khó khăn là hoạt động mại d.âm ngày càng tinh vi, các đối tượng sử dụng công nghệ thông tin để hoạt động nên khó phát hiện. Nổi cộm là tình trạng sử dụng nhóm kín, diễn đàn kín để môi giới bán d.âm chuyên nghiệp. Theo đó, một quản trị viên có thể lập và điều hành nhiều nhóm kín khác nhau.
Trên nhóm kín, các đối tượng trao đổi, đăng hình ảnh tiếp thị, thỏa thuận đến các địa điểm như biệt thự, căn hộ chung cư, tàu biển… để thực hiện hành vi mua bán d.âm. Các đường dây còn tổ chức tour du lịch, thể thao, thậm chí ra nước ngoài để bán d.âm.
Đặc biệt, gần đây còn xuất hiện thêm tình trạng người đồng tính nam hoạt động mại d.âm, người chuyển giới bán d.âm… nên khi phát hiện cũng rất khó xử lý vì pháp luật chưa có quy định điều chỉnh các hành vi này.
Trước diễn biến nêu trên, Sở LĐ-TB&XH TPHCM kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Pháp lệnh Phòng, chống mại d.âm và các văn bản liên quan cho phù hợp với tình hình.
Cụ thể, Sở LĐ-TB&XH TPHCM đề nghị sửa đổi các quy định về từ ngữ "mua d.âm", "bán d.âm", "giao cấu", "mại d.âm đồng tính", " mại d.âm chuyển giới", "khiêu d.âm, kích d.ục"…
Đồng thời, Sở LĐ-TB&XH TPHCM kiến nghị các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu bổ sung các quy định xử lý đối với hành vi mại d.âm nam; mại d.âm đồng tính; mại d.âm chuyển giới…
Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực còn đề nghị Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tăng cường các biện pháp hợp tác quốc tế, đẩy mạnh việc xác minh, giải cứu nạn nhân bị mua bán ở nước ngoài.
Theo Sở này, cần tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng các nước có chung đường biên giới với Việt Nam (Campuchia, Lào, Trung Quốc) để đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.
Nguồn: Dân Trí