Minh Phương
Thành viên nổi tiếng
Câu hỏi vì sao phải che mặt người chết luôn làm không ít người tò mò.
Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật mà không ai tránh khỏi. Từ xa xưa, con người đã khát khao sự trường sinh. Ở Trung Quốc cổ đại, nhiều hoàng đế đã bị ám ảnh bởi ước vọng bất tử.
Dĩ nhiên, cho đến nay, sự bất tử vẫn là điều bất khả thi. Người xưa đặc biệt coi trọng cái chết. Khi ai đó qua đời, người sống sẽ làm mọi điều để người chết được an nghỉ thanh thản. Đặc biệt, việc phủ tấm vải mỏng lên thi thể là một tập tục quen thuộc.
Ảnh minh họa
Nền văn hóa tang lễ cổ xưa vốn rất phong phú. Theo dòng lịch sử, một số nghi thức vẫn được gìn giữ, nhưng cũng có những nghi thức dần mai một. Ngày nay, nhiều người chọn hỏa táng, và các quy tắc tang lễ cũng ngày càng được đơn giản hóa.
Phong tục ma chay khác nhau tùy từng vùng miền, nhưng có những điều phổ biến. Ví dụ, người chết không được chôn ngay mà phải để tại nhà hoặc nhà xác từ 1 đến 3 ngày, có nơi lên tới 5 hay 7 ngày. Mục đích là để gia đình có thời gian chuẩn bị chu đáo cho tang lễ, đồng thời người thân có thể nhìn mặt lần cuối.
Trong thời gian này, khuôn mặt của người chết thường được phủ một tấm vải mỏng. Lý do là gì? Quan điểm về điều này rất đa dạng.
Nhiều người không hiểu vì sao làm vậy, chỉ biết rằng tổ tiên đã thực hiện từ lâu đời, nên họ tiếp tục coi đó là tục lệ cần tuân theo.
Thực tế, đây không phải mê tín dị đoan. Sau khi chết, thần sắc người quá cố dần suy tàn, gương mặt trở nên nhợt nhạt, dễ gây sốc cho người khác khi nhìn thấy.
Vì vậy, tấm vải mỏng che mặt người chết nhằm tránh làm người khác hoảng sợ. Đây là lý do đầu tiên.
Che mặt cũng mang ý nghĩa ngăn người thân khỏi nỗi đau quá lớn khi thấy diện mạo người quá cố, giúp họ kiềm chế cảm xúc.
Hơn nữa, cơ thể người chết dễ phát sinh vi khuẩn, đặc biệt vào mùa hè. Trong nhà xác, vi trùng có thể lan từ miệng và mũi người chết. Tấm vải trắng giúp ngăn "khí độc" lây lan, giữ cho môi trường sạch sẽ.
Cuối cùng, y học cổ đại kém phát triển, người ta khó xác định chính xác một người đã thực sự chết hay chưa. Vì vậy, tấm vải mỏng được dùng để nhận biết: nếu người đó còn thở, dù chỉ yếu ớt, vải sẽ rung động. Điều này giúp phát hiện người vẫn còn sống. Hiện nay, nhờ y học hiện đại, chẩn đoán sai về cái chết rất hiếm.
Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật mà không ai tránh khỏi. Từ xa xưa, con người đã khát khao sự trường sinh. Ở Trung Quốc cổ đại, nhiều hoàng đế đã bị ám ảnh bởi ước vọng bất tử.
Dĩ nhiên, cho đến nay, sự bất tử vẫn là điều bất khả thi. Người xưa đặc biệt coi trọng cái chết. Khi ai đó qua đời, người sống sẽ làm mọi điều để người chết được an nghỉ thanh thản. Đặc biệt, việc phủ tấm vải mỏng lên thi thể là một tập tục quen thuộc.
Ảnh minh họa
Nền văn hóa tang lễ cổ xưa vốn rất phong phú. Theo dòng lịch sử, một số nghi thức vẫn được gìn giữ, nhưng cũng có những nghi thức dần mai một. Ngày nay, nhiều người chọn hỏa táng, và các quy tắc tang lễ cũng ngày càng được đơn giản hóa.
Phong tục ma chay khác nhau tùy từng vùng miền, nhưng có những điều phổ biến. Ví dụ, người chết không được chôn ngay mà phải để tại nhà hoặc nhà xác từ 1 đến 3 ngày, có nơi lên tới 5 hay 7 ngày. Mục đích là để gia đình có thời gian chuẩn bị chu đáo cho tang lễ, đồng thời người thân có thể nhìn mặt lần cuối.
Trong thời gian này, khuôn mặt của người chết thường được phủ một tấm vải mỏng. Lý do là gì? Quan điểm về điều này rất đa dạng.
Nhiều người không hiểu vì sao làm vậy, chỉ biết rằng tổ tiên đã thực hiện từ lâu đời, nên họ tiếp tục coi đó là tục lệ cần tuân theo.
Thực tế, đây không phải mê tín dị đoan. Sau khi chết, thần sắc người quá cố dần suy tàn, gương mặt trở nên nhợt nhạt, dễ gây sốc cho người khác khi nhìn thấy.
Vì vậy, tấm vải mỏng che mặt người chết nhằm tránh làm người khác hoảng sợ. Đây là lý do đầu tiên.
Che mặt cũng mang ý nghĩa ngăn người thân khỏi nỗi đau quá lớn khi thấy diện mạo người quá cố, giúp họ kiềm chế cảm xúc.
Hơn nữa, cơ thể người chết dễ phát sinh vi khuẩn, đặc biệt vào mùa hè. Trong nhà xác, vi trùng có thể lan từ miệng và mũi người chết. Tấm vải trắng giúp ngăn "khí độc" lây lan, giữ cho môi trường sạch sẽ.
Cuối cùng, y học cổ đại kém phát triển, người ta khó xác định chính xác một người đã thực sự chết hay chưa. Vì vậy, tấm vải mỏng được dùng để nhận biết: nếu người đó còn thở, dù chỉ yếu ớt, vải sẽ rung động. Điều này giúp phát hiện người vẫn còn sống. Hiện nay, nhờ y học hiện đại, chẩn đoán sai về cái chết rất hiếm.
Nguồn: doanhnghiep.vn