Teo tinh hoàn sau quai bị: Từ nỗi lo vô sinh đến hành trình làm cha đầy bất ngờ

H
Mimosa
Phản hồi: 0

Mimosa

Thành viên nổi tiếng
Biến chứng quai bị năm 17 tuổi khiến anh N.V.H bị teo tinh hoàn hai bên. Đối diện với nỗi lo vô sinh khi tuổi đời còn trẻ, trải qua những lần điều trị nhưng không hiệu quả, đến khi gõ đúng cánh cửa, anh mới thực hiện được giấc mơ làm cha của mình.

Hành trình tìm con của người bố không có tinh trùng

Anh N.V.H. (25 tuổi) bị quai bị lúc 17 tuổi. Biến chứng đã khiến anh bị teo tinh hoàn hai bên. Dù đã tích cực điều trị tại bệnh viện tỉnh nhưng tình trạng vẫn không tiến triển khiến anh và gia đình vô cùng nản chí về nỗi lo vô sinh khi tuổi đời vẫn còn rất trẻ.

Năm 2022, anh N.V.H quyết định đi khám nam khoa. Anh H. được BS Nguyễn Bá Hưng khuyên trữ đông mẫu tinh trùng để có cơ hội làm cha sau này nhưng lúc đó anh còn chần chừ nên chưa thực hiện. Nửa năm sau, khi xét nghiệm lại thì anh H. đã không còn con tinh trùng nào nữa.

1732895478065.png

Biến chứng quai bị dẫn tới viêm tinh hoàn khiến nhiều nam giới đối mặt nguy cơ vô sinh khi còn rất trẻ (Ảnh: Shutterstock).

Nỗi lo ấy cứ theo chân anh H và gia đình cho tới khi anh trưởng thành. Năm 22 tuổi, anh H. có bạn gái, dù đã tìm hiểu và cả hai đều muốn về chung một nhà nhưng H. không dám cưới vì nghĩ rằng mình không thể có con và nếu cố lấy vợ sẽ làm khổ cô ấy. Sau khi chia sẻ tình trạng của bản thân, hai người đến gặp BS Nguyễn Bá Hưng một lần nữa để tư vấn chuyên sâu. Được BS Hưng động viên và khuyên có thể lập gia đình bình thường nên ngay su khi cưới, hai vợ chồng bắt tay ngay vào việc điều trị.

Chỉ sau 3 tháng, anh H. được phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn (Micro TESE - là kỹ thuật trích tinh trùng hiệu quả và an toàn đối với những người có tinh hoàn bị hư, không sinh tinh) để tìm tinh trùng. Kết quả tích cực để bắt đầu tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cho đôi vợ chồng trẻ. Nuôi cấy phôi được đánh giá là tương đối khả quan khi trong 6 phôi được tạo có tới 4 phôi tốt. Và rồi hạnh phúc đã mỉm cười khi vợ anh thành công đậu thai ngay lần chuyển phôi đầu tiên. Sau 9 tháng, một bé trai kháu khỉnh đã được ẵm về nhà trong niềm vui sướng vỡ òa của hai vợ chồng và gia đình.

Giải mã nam giới teo tinh hoàn do biến chứng quai bị​


Quai bị là bệnh do 1 loại virus có tên là paramyxovirus gây ra, lây truyền đường hô hấp qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho hoặc hắt hơi. Bệnh có nhiều biến chứng, trong đó biến chứng viêm tinh hoàn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới. Viêm tinh hoàn do quai bị thường dẫn đến teo tinh hoàn, tổn thương các tổ chức ống sinh tinh của tinh hoàn, ảnh hưởng nặng nề đến khả năng sản ********* trùng. Từ đó, dẫn đến ********* ra mẫu tinh dịch không có tinh trùng.

Hình ảnh tinh hoàn bình thường và tinh hoàn bị viêm (Ảnh: Shutterstock).

Tuy nhiên, không phải cứ mắc bệnh quai bị là sẽ bị vô sinh, còn tùy từng trường hợp và mức độ biến chứng. Tỷ lệ gặp biến chứng viêm tinh hoàn sau quai bị khoảng 20-35%. Nếu như trước đây, nam giới teo cả 2 tinh hoàn do biến chứng quai bị gần như sẽ không có khả năng có con, nhưng giờ đây, phương pháp vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng MicroTESE đã thắp lên hy vọng của nhiều nam giới, giúp hiện thực hóa giấc mơ làm cha.

Theo BS Nguyễn Bá Hưng: "Bằng phương pháp này, các BS sẽ phóng đại cấu trúc mô tinh hoàn và tỉ mỉ tìm tinh trùng trong từng ống sinh tinh tiềm năng. Ống này được lấy ra từ trong một rừng cấu trúc ống sinh tinh xơ teo thoái hóa".

Đã có nhiều trường hợp teo tinh hoàn không tìm thấy tinh trùng, sau khi được điều trị đã thành công đón bé như trường hợp của anh H ở trên.

Biến chứng quai bị gây tình trạng không có tinh trùng (vô tinh), được xếp vào nhóm vô tinh không bế tắc. Đây là nhóm có tỷ lệ tìm thấy tinh trùng cao nhất (lên đến 80-90% các trường hợp). Điều quan trọng là khi thực hiện vi phẫu tinh hoàn tìm để tìm tinh trùng, các bác sĩ cần cực kỳ khéo léo trong việc bóc tách mô tinh hoàn để hạn chế tối đa tổn thương cho người bệnh.

Nguồn: Dân Trí
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top