Thần kỳ: "Cụ" gạo đền Mõ, cây di sản Việt Nam gần 750 năm tuổi đã hồi sinh

maimaipress
Minh Phương
Phản hồi: 2

Minh Phương

Thành viên nổi tiếng
"Cụ" gạo ở đền Mõ (xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) có tuổi đời gần 750 năm, là cây gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam được hồi sinh thần kỳ sau cơn bão Yagi.

Ở đền Mõ (thôn Nghi Dương, xã Ngũ Phúc, H.Kiến Thụy, TP Hải Phòng) tồn tại một cây gạo cổ gần 750 năm. Cây có chiều cao hơn 30 mét, đường kính gốc hơn 2,5 m, tán lá bao phủ trên diện tích hàng trăm m2 xanh tốt quanh năm. Người dân coi cây gạo cổ là một báu vật của xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy.

Năm 2011, cây gạo đền Mõ được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam. Năm 2012, cây gạo này tiếp tục được Trung tâm xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận và tôn vinh là cây gạo nhiều năm tuổi nhất Việt Nam.

1740152469840.png


Cây gạo cổ này có chiều cao hơn 30 mét, đường kính gốc hơn 2,5 m, tán lá bao phủ trên diện tích hàng trăm m2. Ảnh NS.

1740152504192.png


Năm 2011, cây gạo đền Mõ được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam. Ảnh NS.

Thế nhưng, tháng 9/2024 cơn bão Yagi đã làm ảnh hưởng nặng nề đến cây gạo này, chính quyền địa phương và người dân đã tìm nhiều biện pháp để cây gạo được hồi sinh.

1740152549876.png


1740152572760.png


Cơn bão Yagi đã làm ảnh hưởng nặng nề đến cây gạo 750 năm tuổi ở đền Mõ. Ảnh ND.

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Danh Hậu - Chủ tịch xã Ngũ Phúc cho biết, sau cơn bão Yagi, cây gạo hơn 750 tuổi ở đền Mõ bị quật gãy mất 3 cành lớn (cây có 5 cành lớn), lá cây bị gió giật bầm nát, cây có nguy cơ bị chết. Chính quyền và người dân địa phương rất lo lắng cho sự sống của cây gạo vì đây là một cây quý có tuổi đời hàng trăm năm. Vì vậy, sau khi thống nhất bàn bạc UBND xã Ngũ Phúc đã quyết định mời các chuyên gia về cây để hồi sinh cây gạo cổ này.

Sau khi được các chuyên gia kiểm tra về mức độ ảnh hưởng, thì phát hiện cây gạo bị rỗng ở giữa thân, để làm tăng độ vững chắc của cây gạo các chuyên gia đã đổ một trụ bê tông cốt thép ở giữa thân cây gạo và tạo vỏ giả của cây ở bên ngoài để tăng thêm độ thẩm mỹ.

"Thật thần kỳ, sau một thời gian chăm sóc cây gạo đã hồi sinh, tuy các tán cây chưa được sum suê như trước, nhưng đã có rất nhiều cành non xanh mướt đã mọc, nhiều người dân hy vọng tháng 3 tới đây cây gạo sẽ nở hoa đỏ rực rỡ tại đền Mõ". Chủ tịch xã Ngũ Phúc vui mừng cho biết.

1740152699306.png


Để làm tăng độ vững chắc của cây gạo các chuyên gia đã đổ một trụ bê tông cốt thép ở giữa thân cây gạo. Ảnh ND.

1740152744636.png

Tạo vỏ giả của cây ở bên ngoài để tăng thêm độ thẩm mỹ cho cây. Ảnh ND.

1740152817047.png


Sau một thời gian chăm sóc cây gạo đã hồi sinh thần kỳ, tuy các tán cây chưa được sum suê như trước, nhưng đã có rất nhiều cành non xanh mướt đã mọc, nhiều người dân hy vọng tháng 3 tới đây cây gạo sẽ nở hoa đỏ rực rỡ tại đền Mõ. Ảnh ND.

Được biết "Cụ" gạo gần 750 tuổi nằm trong khuôn viên đền Mõ một trong những di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Sức hút của cây gạo di sản cùng câu chuyện về "Bà chúa Mõ" giúp xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng đón hơn 30.000 lượt du khách mỗi năm.

1740152907894.png


1740152934343.png

Đền Mõ ở xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Ảnh AN.

Tương truyền vào thời Trần (1226 - 1400), công chúa Quỳnh Trân - con gái vua Trần Thánh Tông trước khi quy Tam Bảo đã chọn mảnh đất làng Nghi Dương thuộc huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn (nay là thôn Du Lễ, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy) lập điền trang, thái ấp, cấp lương thực, tiền bạc cho người nghèo đói, tập hợp muôn dân trong vùng đến đây làm ăn, sinh sống.

Công chúa Quỳnh Trân đã cho lập một mạng lưới truyền tin dân dã, được quy định bằng tiếng mõ. Tiếng mõ là hiệu lệnh xác định giờ giấc sinh hoạt, sản xuất đồng áng, là khẩu lệnh tác chiến khi giặc dã, hỏa hoạn, trộm cướp… nên cảm ơn ân đức của Bà người dân đã gọi công chúa là "Bà chúa Mõ". Ngoài ra, công chúa Quỳnh Trân còn tỏ rõ là một nhà thao lược vẹn toàn, giàu lòng yêu nước.

Khi bờ cõi có giặc Nguyên Mông xâm lược, bà đã chiêu tập binh sĩ, tích góp lương thảo, góp phần giúp triều đình đánh đuổi ngoại xâm. Khi công chúa viên tịch (ngày mồng 3 tháng 11 năm 1308), vua Trần Anh Tông ra chỉ, tặng sắc phong và cấp 300 quan tiền cho 5 xã: Nghi Dương, Xuân Dương, Mai Dương, Tú Đôi, Du Lễ rước sắc phong về và dựng điện đề thần hiệu thờ phụng bên chùa Nghi Dương. Đặc biệt, công lao của bà còn được các triều đại phong kiến tiếp theo ban tặng 11 sắc phong còn nguyên vẹn đến ngày nay. Trong tâm thức văn hoá tâm linh, Quỳnh Trân công chúa được được Nhân dân tôn phong là Thánh - Phật, Thánh mẫu.

Để ghi nhận công lao to lớn của Bà, người dân trong vùng đã lập đền thờ ngày đêm lưu truyền hương khói. Cây gạo người trồng đã gần 750 năm nhưng mùa tiếp mùa vẫn tốt lá xanh cây, mỗi dịp tháng hai hoa gạo nở đầy, như đón chào quý khách về đây thắp nén hương thơm kính dâng lên Bà chúa Mõ và mừng ngày xuân hội ngộ.

Nguồn: Dân Việt
 
Cây Gạo và đền Mõ xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng có tuổi đời gần 750 năm có thật mà như chuyện cổ tích . Mồ hôi, nước mắt, xương máu của người dân nơi đây đã thổi hồn vào Cây Gạo và đền Mõ , tạo nên sự thiêng liêng và nét văn hóa truyền thống đẹp, quý báu riêng biệt. Mong rằng Cây Gạo và đền Mõ sẽ được giữ gìn, tôn tạo vượt qua bão tố, nắng mưa trường tồn cùng người dân Du Lễ, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy .
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Thành viên mới đăng

Back
Top