Thế giới sẽ ra sao nếu ông Trump thắng trong cuộc đua bầu cử, thêm một nhiệm kỳ tổng thống Mỹ?

Cindy Nguyễn
Cindy Nguyễn
Phản hồi: 0

Cindy Nguyễn

Active member
Dù chính sách điều hành chưa rõ ràng, ông Trump vẫn được dự báo tạo thêm một nhiệm kỳ nhiều biến động và khó đoán nếu chiến thắng cuộc bầu cử ngày 5-11.
1730865703603.png

Ông Trump bước vào chiến dịch tranh cử với hành trang là một nhiệm kỳ tổng thống dù nhiều lùm xùm nhưng vẫn tốt hơn mong đợi.

Nền kinh tế Mỹ vươn lên mạnh mẽ, tầng lớp trung lưu trong xã hội tăng đáng kể và các đối thủ địa chính trị của Washington phần nào án binh bất động trước tính tình khó đoán của ông.
Thế mạnh này càng được củng cố khi nhiệm kỳ của ông Biden và bà Harris chật vật với một nền kinh tế chưa hồi phục hoàn toàn sau đại dịch COVID-19.

Ở ngoài nước, Mỹ đối diện sự trỗi dậy của các đối thủ địa chính trị đáng gờm như Nga, Trung Quốc và Iran.

Tuy nhiên cái khó của ông Trump vượt xa cái dễ. Cá tính gây tranh cãi, bê bối pháp lý và nghi ngại về tư cách đạo đức của ông khiến một bộ phận không nhỏ người dân Mỹ ghét cay ghét đắng vị tỉ phú đầy cá tính này.

Trước khó khăn đã được nhìn nhận đó, ông Trump lại còn "tự bắn vào chân mình" khi không đưa ra một đường lối chính sách rõ ràng cho hầu hết vấn đề nghị sự.

Tuy nhiên, bất chấp những thực tế trên, ông Trump vẫn duy trì một bộ phận cử tri và đồng minh chính trị trung thành, sẵn sàng đáp lời hiệu triệu của cựu tổng thống.

Báo Wall Street Journal nhận định: "Nếu ông Trump chiến thắng thì đó sẽ là thắng lợi vang dội nhiều thời đại, là minh chứng cho sự lì lợm và khả năng đại diện tiếng nói bộ phận người Mỹ cảm thấy bị lãng quên của ông".

Ngược lại, tạp chí chuyên về kinh tế Economist lo lắng về vận mệnh nước Mỹ trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump (nếu thành công). Trái với nhiệm kỳ trước, khi ông còn được vây quanh và kìm hãm bởi những quan chức, chuyên gia trung lập thì lần này ông lại ưu tiên chọn những đồng minh trung thành tuyệt đối.

Trên nhiều mặt báo, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 đã trở thành cuộc bầu cử "Trump hay không Trump", thay vì "tìm người tín nhiệm cao".

Kinh tế "nước Mỹ trên hết"
Dù chưa đưa ra một lộ trình cụ thể, chính sách kinh tế chủ đạo của ông Trump gần như chắc chắn sẽ ưu tiên phát triển nội lực Mỹ, đặc biệt qua đẩy mạnh sản xuất trong nước.

Theo Washington PostFinancial Times, ứng viên Đảng Cộng hòa từng cam kết sẽ áp 20% thuế với toàn bộ mặt hàng nhập khẩu. Riêng hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế ít nhất 60%. Ngược lại, ông đề xuất giảm đến 15% thuế doanh nghiệp cho các công ty sản xuất nội địa.

Ngoài ra, ông còn hứa hẹn giảm mạnh thuế thu nhập cá nhân, thậm chí từng đề cập khả năng bỏ luôn loại thuế này.

Trên bề nổi, những chính sách trên được cho là sẽ cải thiện mạnh mẽ đời sống người dân Mỹ. Tuy nhiên, Financial Times cảnh báo hệ quả việc nâng hàng rào thuế quan và thu nhập cá nhân sẽ được phản ánh trên giá thị trường, khiến tỉ lệ lạm phát lại tăng vọt. Khi đó, người tiêu dùng Mỹ mới là bên chịu thiệt thòi.

Bên cạnh đó, ông Trump cũng hứa hẹn sẽ đẩy mạnh việc thu gọn bộ máy quản lý cả nước và tinh giản thủ tục hành chính. Đây là những điều ông đã làm tốt trong nhiệm kỳ tổng thống và được kỳ vọng sẽ phát huy.
Tin xấu cho Ukraine, tin tốt của Israel
1730865776727.png

An ninh - đối ngoại là khía cạnh ông Trump được giới quan sát đánh giá nhỉnh hơn bà Harris.

Việc ông Trump trở lại Nhà Trắng gần như là tin xấu đối với Ukraine. Ông từng nhiều lần khoe có quan hệ tốt và khả năng tác động lớn đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng như chê cách chính quyền ông Biden viện trợ cho Kiev.

Ông đã khẳng định có thể dùng uy tín cá nhân để kết thúc nhanh chóng cuộc chiến tại Ukraine nhưng chưa từng giải thích sẽ làm thế nào. Tuy nhiên ông từng khuyên Ukraine đổi đất lấy hòa bình, điều Kiev cho là cấm kỵ.
Với Trung Đông, ông Trump nhiều khả năng ủng hộ Israel mạnh mẽ hơn ông Biden và bà Harris. Hiệp định hòa bình Abraham giữa Israel và các nước Ả Rập sẽ được đẩy mạnh, qua đó tăng cường cô lập Iran và các tổ chức thân Tehran.

Vụ ám sát tướng Qasem Soleimani hồi năm 2020 vẫn sẽ là bài học nhắc nhở Iran về sự khó đoán của ông Trump, khiến nước này thận trọng hơn với những quyết định phiêu lưu.

Financial Times dự đoán ảnh hưởng của ông Trump với Bắc Kinh rất khó đoán. Xác suất ông thỏa hiệp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cao ngang xác suất Washington chia tách hoàn toàn quan hệ hai nước. Tuy nhiên, ông cũng từng khẳng định dõng dạc sẽ không cho Bắc Kinh tấn công vũ lực Đài Loan trong thời gian mình nắm quyền.

Dù trường hợp nào xảy ra thì việc ông Trump nắm quyền cũng là tin đáng lo đối với các đồng minh Mỹ. Trong nhiều năm, ông Trump luôn tỏ rõ sự bất mãn với những thỏa thuận đồng minh như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Nhật Bản, Hàn Quốc...

Ông cho rằng nhiều đồng minh đang ỷ lại vào sức mạnh quân sự Mỹ để đảm bảo an ninh cho bản thân và đã yêu cầu họ đóng góp cân xứng để duy trì hợp tác quốc phòng.Hệ thống đại cử tri là 'đặc sản' của bầu cử Mỹ, khi tổng thống không được bầu trực tiếp bởi cử tri và cũng không được bầu thông qua Quốc hội.
Ai mới là người bầu ra tổng thống Mỹ? - Ảnh 1.


Cựu tổng thống Donald Trump và Phó tổng thống Kamala Harris - Ảnh: AFP
Ngày 5-11 tới là ngày trọng đại bầu cử Mỹ, khi người dân cả nước đi bỏ phiếu chọn ra ai sẽ dẫn dắt nền kinh tế lớn nhất thế giới trong bốn năm tới.
Tuy nhiên, lá phiếu phổ thông của cử tri không phải là chìa khóa trực tiếp dẫn đến Nhà Trắng cho hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris. Lá phiếu quyết định nằm trong tay các đại cử tri - thành tố đặc biệt, có một không hai của nền chính trị Mỹ.
Đại cử tri của bầu cử Mỹ là ai?
Đại cử tri là các cá nhân được lựa chọn để đại diện cho từng bang bỏ phiếu bầu tổng thống. Phiếu bầu của đại cử tri mới là lá phiếu trực tiếp bầu ra tổng thống Mỹ.
Mỗi bang ở Mỹ được phân chia số lượng đại cử tri dựa trên số lượng nghị sĩ của bang này trong quốc hội liên bang.
Cụ thể, mỗi bang được phân số đại cử tri bằng tổng số thượng nghị sĩ và dân biểu của bang đó. Trong khi số thượng nghị sĩ luôn cố định là 2 người đối với tất cả 50 bang và thủ đô Washington D.C thì số dân biểu mỗi bang lại thay đổi theo từng năm và phụ thuộc vào dân số bang.
Ví dụ, bang California (bang đông dân nhất nước Mỹ) có dân số gần 39 triệu người và được phân 52 dân biểu. Do đó, bang này được chia tổng cộng 54 phiếu đại cử tri. Trong khi đó, bang ít dân nhất là Wyoming chỉ có chưa đầy 580.000 người nên chỉ được phân 1 dân biểu và 3 phiếu đại cử tri.
Số lượng đại cử tri của mỗi bang thay đổi qua từng kỳ bầu cử, nhưng tổng số đại cử tri toàn quốc luôn cố định là 538 người. Bất kỳ ứng viên nào giành quá bán phiếu đại cử tri, tức ít nhất 270 phiếu, sẽ đắc cử tổng thống.
Lá phiếu phổ thông tác động kết quả bầu tổng thống Mỹ ra sao?
Ai mới là người bầu ra tổng thống Mỹ? - Ảnh 2.

Đại cử tri bang Pennsylvania ra về sau khi bỏ phiếu bầu tổng thống ngày 14-12-2020 - Ảnh: AFP
Như đã nói ở trên, lá phiếu phổ thông của hàng trăm triệu cử tri Mỹ không trực tiếp bầu ra tổng thống. Thay vào đó, lá phiếu ấy đóng vai trò quyết định trong việc thành lập đại cử tri đoàn tại bang mà mình bỏ phiếu.
Cụ thể, hầu hết các bang ở Mỹ đều bầu cử theo nguyên tắc "người thắng lấy tất cả". Điều này nghĩa là đại cử tri không được phép tự do bầu cho ứng viên mình yêu thích. Thay vào đó, toàn bộ đại cử tri của một bang phải bầu cho ứng viên đã nhận được đa số phiếu phổ thông tại bang đó.
Ví dụ, tại cuộc bầu cử năm 2020, ông Joe Biden nhận 3,45 triệu phiếu bầu phổ thông ở bang Pennsylvania. Ông Trump nhận 3,37 triệu phiếu, kém ông Biden chỉ khoảng 80.000 trên hơn 6,82 triệu phiếu. Tuy nhiên ông Biden vẫn thu về toàn bộ 20 phiếu đại cử tri của Pennsylvania, còn ông Trump thì trắng tay.
Sau ngày bầu cử toàn quốc, đại cử tri đoàn sẽ được thành lập dựa trên kết quả bầu phổ thông và tiến hành bỏ phiếu vào tháng 12, tức hơn một tháng sau ngày bầu cử.
Đặc sản của chính trị Mỹ
Ai mới là người bầu ra tổng thống Mỹ? - Ảnh 3.

Người dân Mỹ đi bỏ phiếu phổ thông ngày 3-11-2020 - Ảnh: REUTERS
Hệ thống đại cử tri được hình thành ngay từ những ngày đầu tiên của nước Mỹ, được quy định trong Hiến pháp năm 1787 của nước này.
Tuy nhiên khi ấy tên gọi "đại cử tri" chưa ra đời. Tên gọi chính thức cũng như những điều chỉnh đối với hệ thống đại cử tri được đưa ra xuyên suốt quá trình xây dựng đất nước của Mỹ nhằm thích ứng với thời cuộc.
Những người sáng lập nước Mỹ đã tạo ra hệ thống này dựa trên việc dung hòa hai hình thức bầu cử phổ biến: bầu trực tiếp qua lá phiếu phổ thông và bầu gián tiếp qua Quốc hội.
Hệ thống này đảm bảo quyền lợi và tiếng nói của các bang có dân số nhỏ, đồng thời hạn chế tập trung quá nhiều quyền lực vào tay những bang đông dân.
Nếu bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu, số phiếu bầu bang California sở hữu sẽ gấp 67 lần số phiếu của bang Wyoming. Tuy nhiên nhờ hệ thống đại cử tri, chênh lệch này giảm còn chỉ 18 lần.
Nguồn: Tuổi trẻ
 
Sửa lần cuối:


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top