Thống đốc trả lời "vì sao ngân hàng chỉ bán vàng, không mua?", cảnh báo người dân

vnrcraw6
Nguyễn Thị Phương Thúy
Phản hồi: 0
"Vì sao ngân hàng chỉ bán vàng, không mua?" không chỉ nóng trên Nghị trường sáng nay mà còn xôn xao cả trên mạng.
Cụ thể, chất vấn Thống đốc NHNN, Đại biểu Phạm Văn Hoà- Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp đề nghị cho biết, vì sao ngân hàng chỉ bán vàng ở Hà Nội, TP.HCM mà không bán khắp tỉnh thành cả nước?
Đặc biệt, việc bán vàng miếng điều tiết, "bán không mua", dân muốn bán thì bán ở đâu? Ngân hàng bán thì chỉ ở Hà Nội và TPHCM mà không bán khắp cả nước? Ngân hàng không mua thì các cửa hàng cũng không mua, khiến người dân phải bán ở chợ đen, gặp nhiều rủi ro.
Đây cũng là một vấn đề nổi lên mấy tháng nay, khi không chỉ mua vàng của các thương hiệu lớn qua ngân hàng, qua cửa hàng vàng có giấy phép gặp khó khăn mà bán ra cũng khó.

1731308779136.png


Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nói:
Trả lời đại biểu Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, "NHNN chưa đặt vấn đề mua lại mà chủ yếu tăng cung vàng. Hiện có 22 tổ chức tín dụng và 16 doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng. Còn câu chuyện doanh nghiệp không mua vàng của cá nhân có thể vì lý do cân đối tiền, không mua".
"NHNN chỉ cấp phép kinh doanh mua bán vàng miếng, các đơn vị chủ động xem xét, mở địa điểm. Chúng tôi thấy nhu cầu mua bán vàng chủ yếu ở Hà Nội, TP.HCM và chủ yếu ở thành phố lớn", Bà Hồng cho biết.
Về lâu dài, Thống đốc nói quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là chống vàng hóa. Do đó, các chính sách đưa ra phải làm sao để vàng không còn là mặt hàng hấp dẫn để đầu tư, đầu cơ. Với nhu cầu vàng để tích lũy theo truyền thống, cơ quan quản lý đánh giá để có giải pháp cung ứng kim loại quý ra thị trường một cách phù hợp.

Liên quan tới việc khi vàng miếng SJC điều chỉnh, các doanh nghiệp kinh doanh khác cũng thay đổi theo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải thích thực tế người dân mua cao thì bán cao và ngược lại. Với doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này, họ phải tính toán để không chịu rủi ro khi chỉ là trung gian mua bán.

Còn tổ chức mua vàng rồi sau đó bán lại, họ cũng chịu rủi ro về vốn. Theo quy định hiện nay doanh nghiệp không được vay để mua vàng, nên họ cũng phải thận trọng trong cân đối vốn bởi mua lúc cao, bán khi thấp có thể chịu rủi ro. Bản thân Ngân hàng Nhà nước khi mua vàng trên thị trường quốc tế về bán can thiệp trong nước cũng phải có các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

"Vàng có giá trị cao, giá lên xuống thất thường. Ngân hàng Nhà nước cảnh báo người dân, doanh nghiệp khi đầu tư vào kim loại quý cần thận trọng, tính toán phù hợp", bà chốt lại.

#Chấtvấnvềgiávàng
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Thành viên mới đăng

Back
Top