Nguyễn Thị Phương Thúy
Thành viên nổi tiếng
Ngày 3/5/2025, một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gây xôn xao dư luận, ghi lại cảnh một bé trai 4 tuổi bị tai nạn giao thông được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Theo người đăng tải, nhân viên y tế tại đây đã yêu cầu người đưa cháu bé phải nộp đủ 2 triệu đồng viện phí tạm ứng mới tiến hành cấp cứu. Người này chỉ có 500.000 đồng và bức xúc vì sau 10 phút vẫn chưa thấy cháu bé được xử trí.
Thời điểm bé được đưa vào bệnh viện cấp cứu, chiều 3/5. Nguồn: VnExpress
Diễn biến và phản hồi từ bệnh viện
Theo video và lời kể từ người dân địa phương (anh T.T.), cháu bé bị xe ba bánh tự chế cán qua người, được đưa đi cấp cứu trong tình trạng không có người thân đi cùng, chỉ có anh hỗ trợ chở đến bệnh viện. Anh khẳng định bị yêu cầu đóng đủ tiền mới được cấp cứu, dù bé đang rất nguy kịch.
Các báo Tuổi trẻ, VnExpress, Dân trí... đã lập tức tìm hiểu và làm rõ vụ việc, đặc biệt là theo dõi cập nhật tình trạng sức khỏe của bé cũng như phản ứng từ các cơ quan chức năng liên quan. Tôi vắn tắt như sau: Ngay sau khi sự việc lan truyền, sáng 4/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định tổ chức họp kiểm tra toàn viện. Bà Hoàng Thị Kim Yến, Giám đốc bệnh viện, cho biết bệnh nhi M.T.A. nhập viện chiều 3/5 với tình trạng xây xát khuỷu tay, quấy khóc nhiều. Bé đã được thăm khám, chụp cắt lớp, siêu âm, chụp X-quang, dùng thuốc, truyền dịch và xử trí cấp cứu. Đến 17h45 cùng ngày, bé được chuyển gấp lên Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bệnh viện xác nhận người đưa bệnh nhi đã tạm ứng 500.000 đồng. Kíp trực giải trình rằng không có phát ngôn yêu cầu “nộp đủ tiền mới được cấp cứu”, mà có thể do quá trình trao đổi thủ tục hành chính đã gây hiểu lầm. Hệ thống quản lý bệnh viện vẫn cho phép tiếp tục điều trị mà không yêu cầu thêm tạm ứng.
Ông Trần Trung Kiên, Giám đốc Sở Y tế Nam Định, yêu cầu bệnh viện rà soát toàn bộ quy trình cấp cứu, xác minh trách nhiệm của kíp trực, nếu có vi phạm phải xử lý nghiêm minh. Bộ Y tế cũng yêu cầu báo cáo chính thức vụ việc để làm rõ.
Tình trạng bệnh nhi và quá trình điều trị tại tuyến trên
TS.BS Cao Việt Tùng – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương – xác nhận bé M.T.A. nhập viện trong tình trạng rất nặng: chấn thương rách cơ hoành gây thoát vị dạ dày, chấn thương thận độ 3, đụng dập ruột non, tụ máu khoang sau phúc mạc. Bé được mổ cấp cứu ngay trong đêm để khâu cơ hoành, nối ruột và bảo tồn thận. Ca phẫu thuật kéo dài 3 giờ, hiện bé vẫn trong tình trạng nguy kịch, tiên lượng nặng và cần theo dõi chặt chẽ chức năng sống.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh (hiệu lực từ 1/1/2024), cụ thể theo Điều 44, mục 6 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, người hành nghề y có trách nhiệm:
Vụ việc cho thấy sự cần thiết của việc nâng cao kỹ năng giao tiếp, quy trình hành chính rõ ràng và ý thức tuân thủ pháp luật trong ngành y. Việc “hiểu lầm” giữa sự sống còn của một bệnh nhi và vài phút trì hoãn là điều không thể xem nhẹ. Lãnh đạo ngành y tế cần có hành động kịp thời, minh bạch và công khai kết quả xử lý đồng thời siết lại đạo đức và trách nhiệm của nhân viên y tế trong các tình huống cấp cứu khẩn cấp. #bệnhviệnđakhoanamđịnh

Thời điểm bé được đưa vào bệnh viện cấp cứu, chiều 3/5. Nguồn: VnExpress
Diễn biến và phản hồi từ bệnh viện
Theo video và lời kể từ người dân địa phương (anh T.T.), cháu bé bị xe ba bánh tự chế cán qua người, được đưa đi cấp cứu trong tình trạng không có người thân đi cùng, chỉ có anh hỗ trợ chở đến bệnh viện. Anh khẳng định bị yêu cầu đóng đủ tiền mới được cấp cứu, dù bé đang rất nguy kịch.
Các báo Tuổi trẻ, VnExpress, Dân trí... đã lập tức tìm hiểu và làm rõ vụ việc, đặc biệt là theo dõi cập nhật tình trạng sức khỏe của bé cũng như phản ứng từ các cơ quan chức năng liên quan. Tôi vắn tắt như sau: Ngay sau khi sự việc lan truyền, sáng 4/5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định tổ chức họp kiểm tra toàn viện. Bà Hoàng Thị Kim Yến, Giám đốc bệnh viện, cho biết bệnh nhi M.T.A. nhập viện chiều 3/5 với tình trạng xây xát khuỷu tay, quấy khóc nhiều. Bé đã được thăm khám, chụp cắt lớp, siêu âm, chụp X-quang, dùng thuốc, truyền dịch và xử trí cấp cứu. Đến 17h45 cùng ngày, bé được chuyển gấp lên Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bệnh viện xác nhận người đưa bệnh nhi đã tạm ứng 500.000 đồng. Kíp trực giải trình rằng không có phát ngôn yêu cầu “nộp đủ tiền mới được cấp cứu”, mà có thể do quá trình trao đổi thủ tục hành chính đã gây hiểu lầm. Hệ thống quản lý bệnh viện vẫn cho phép tiếp tục điều trị mà không yêu cầu thêm tạm ứng.
Ông Trần Trung Kiên, Giám đốc Sở Y tế Nam Định, yêu cầu bệnh viện rà soát toàn bộ quy trình cấp cứu, xác minh trách nhiệm của kíp trực, nếu có vi phạm phải xử lý nghiêm minh. Bộ Y tế cũng yêu cầu báo cáo chính thức vụ việc để làm rõ.

Tình trạng bệnh nhi và quá trình điều trị tại tuyến trên
TS.BS Cao Việt Tùng – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương – xác nhận bé M.T.A. nhập viện trong tình trạng rất nặng: chấn thương rách cơ hoành gây thoát vị dạ dày, chấn thương thận độ 3, đụng dập ruột non, tụ máu khoang sau phúc mạc. Bé được mổ cấp cứu ngay trong đêm để khâu cơ hoành, nối ruột và bảo tồn thận. Ca phẫu thuật kéo dài 3 giờ, hiện bé vẫn trong tình trạng nguy kịch, tiên lượng nặng và cần theo dõi chặt chẽ chức năng sống.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh (hiệu lực từ 1/1/2024), cụ thể theo Điều 44, mục 6 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, người hành nghề y có trách nhiệm:
- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu người bệnh, trừ một số trường hợp đặc biệt;
- Tôn trọng quyền người bệnh, ứng xử hòa nhã, không phân biệt đối xử;
- Không để lợi ích cá nhân ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn;
- Chỉ được yêu cầu bệnh nhân thanh toán theo quy định pháp luật.
Vụ việc cho thấy sự cần thiết của việc nâng cao kỹ năng giao tiếp, quy trình hành chính rõ ràng và ý thức tuân thủ pháp luật trong ngành y. Việc “hiểu lầm” giữa sự sống còn của một bệnh nhi và vài phút trì hoãn là điều không thể xem nhẹ. Lãnh đạo ngành y tế cần có hành động kịp thời, minh bạch và công khai kết quả xử lý đồng thời siết lại đạo đức và trách nhiệm của nhân viên y tế trong các tình huống cấp cứu khẩn cấp. #bệnhviệnđakhoanamđịnh