Theo kết luận của Tổng Bí thư, thống nhất thực hiện chủ trương khám sức khoẻ định kỳ cho Nhân dân ít nhất mỗi năm một lần, triển khai trong thời gian sớm nhất. Tổng Bí thư cũng giao Đảng uỷ Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu xây dựng Đề án với lộ trình từng bước giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030 - 2035.
Văn phòng Trung ương Đảng vừa có thông báo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với đại diện Đảng uỷ Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương về đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của Trung ương về công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân và định hướng công tác thời gian tới.
Tạo đột phá trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Theo kết luận, trong buổi làm việc ngày 23/4, Tổng Bí thư Tô Lâm kết luận, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, dành sự ưu tiên đặc biệt lãnh đạo, chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Mỗi nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ở từng thời kỳ có những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu cao cả: Nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của Nhân dân; xây dựngmột hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế; hướng tới bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân và bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho mọi người dân.
Văn phòng Trung ương Đảng vừa có thông báo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với đại diện Đảng uỷ Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương về đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của Trung ương về công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân và định hướng công tác thời gian tới.
Tạo đột phá trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Theo kết luận, trong buổi làm việc ngày 23/4, Tổng Bí thư Tô Lâm kết luận, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, dành sự ưu tiên đặc biệt lãnh đạo, chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Mỗi nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ở từng thời kỳ có những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu cao cả: Nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của Nhân dân; xây dựngmột hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế; hướng tới bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân và bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho mọi người dân.

Trước yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển nhanh và bền vững. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân cần hướng đến mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam khoẻ mạnh, mọi người dân đều được sống lâu, sống khoẻ, sống lành mạnh, sống hạnh phúc; nguồn nhân lực phải có đủ sức khoẻ về thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo đức để thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.
Về những vấn đề chung, Tổng Bí thư đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng phải tiếp tục quán triệt, nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; đặt sức khoẻ và công tác chăm sóc sức khoẻ lên vị trí chiến lược ưu tiên trong tất cả các chiến lược, chính sách phát triển.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân trong công tác này, đặc biệt là phát huy vai trò nòng cốt của ngành y tế trong tham mưu, hướng dẫn và tổ chức thực hiện. Xác định rõ trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, bảo đảm nguyên tắc một việc phải có người chịu trách nhiệm chính. Ngành y tế chịu trách nhiệm chính về tổng thể công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, bảo đảm đạt được mục tiêu các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng đã đề ra.
Nguồn: Tiền Phong