Tổng thống Trump trách ông Zelensky vì 'bắt đầu xung đột' với Nga

D
Phuong Chi
Phản hồi: 3

Phuong Chi

Thành viên nổi tiếng
Tổng thống Trump cho rằng, ông Zelensky đáng lẽ "không nên bắt đầu cuộc xung đột với Nga", đồng thời ủng hộ Ukraine tổ chức bầu cử để chọn lãnh đạo mới.

Theo CBS, trong ngày 18/2, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra bình luận sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nga ở Ảrập Xêút. Tại đây, ông chủ Nhà Trắng đã chỉ trích Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vì "bắt đầu cuộc xung đột".

"Tôi có đủ khả năng để kết thúc cuộc xung đột, và tôi nghĩ mọi việc đang diễn biến tốt đẹp. Nhưng hôm nay tôi nghe thấy những lời phàn nàn, kiểu như 'Tại sao Ukraine không được mời?'.

Các vị đã ở giữa cuộc xung đột 3 năm, và đáng lẽ ra không nên bao giờ bắt đầu nó. Kiev đã có thể đạt được một thỏa thuận, một thỏa thuận giúp họ giữ được phần lớn lãnh thổ và tránh thương vong, nhưng họ đã không làm vậy", ông Trump cho biết.

1739935205704.png


Tổng thống Trump nhấn mạnh, ông Zelensky là một "con người có tài năng lãnh đạo", nhưng Kiev nên tổ chức một cuộc bầu cử mới, bởi tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Zelensky hiện chỉ còn khoảng 4%.
"Nghe này, ông Zelensky có khả năng lãnh đạo, cá nhân tôi cũng thấy ông ấy rất ổn. Nhưng chúng ta không nói đến quan điểm cá nhân, chúng ta có một mục tiêu cần đạt được. Đường lối lãnh đạo của ông Zelensky đã dẫn tới một cuộc xung đột không bao giờ nên xảy ra", ông Trump nói.
Theo Tổng thống Trump, ông dự kiến sẽ gặp Tổng thống Nga Putin tại Ảrập Xêút vào cuối tháng. Bên cạnh đó, ông Trump cũng ủng hộ việc đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine.

Về phía Kiev, Tổng thống Zelensky tuyên bố sẽ không nhượng bộ "tối hậu thư" của Moscow sau cuộc hội đàm ở Ảrập Xêút. Ông Zelensky kỳ vọng một phái đoàn Mỹ sẽ đến Ukraine trong thời gian tới để làm rõ vấn đề.
Nguồn: Vietnamnet
 
Đừng đánh tráo sự thực cuộc chiến đối đầu giữa Ucraine với Nga. Nga là nước lớn, từng là anh em với Ucraine trong thời kỳ chống Phatxis Đức và thời kỳ hòa bình từ 1945 - 1990. Sau 1991, Ucraine thành nước độc lập về chính trị và thành viên của Liên Hiệp Quốc . Ucraine muốn gia nhập NATO hay khối nào là quyền tự quyết của họ. Chủ quyền độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của Ucraine được LHQ công nhận . Nga không có quyền ngăn cản Ucraine gia nhập NATO và càng không được phép đem quân xâm lược và chiếm đóng trái phép lãnh thổ của Ucriane gần 3 năm qua. Đó là sự thực không ai có thể phủ nhận được. Nga là nước gây chiến tranh tàn phá đất nước và giết hại người dân Ucraine , vi phạm Hiến chương LHQ . Nga phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành động ngang ngược, phi lý, phi pháp, phi nghĩa đó .; Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nga, bảo vệ Tổ quốc của người dân Ucraine là chính nghĩa, cần được các quốc gia và nhân dân thế giới ủng hộ, giúp đỡ .
 
Đừng đánh tráo sự thực cuộc chiến đối đầu giữa Ucriane với Nga. Nga là nước lớn, từng là anh em với Ucriane trong thời kỳ chống Phatxis Đức và thời kỳ hòa bình từ 1945 - 1990. Sau 1991, Ucraien thành nước độc lập về chính trị và thành viên của Liên Hiệp Quốc . Ucraine muốn gia nhập NATO hay khối nào là quyền tự quyết của họ. Chủ quyền độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của Ucraine được LHQ công nhận . Nga không có quyền ngăn cản Ucraine gia nhập NATO và càng không được phép đêm quân xâm lược và chiếm đóng trái phape lãnh thổ của Ucriane gần 3 năm qua. Đó là sự thực không ai có thể phủ nhận được. Nga là nước gây chiến tranh tàn phá đất nước và giết hại người dân Ucraine , vi phạm Hiến chương LHQ . Nga phải chịu trách nhiệm hoàn taonf về hành động ngang ngược, phi lý, phi pháp đó .;
Đây là hậu quả tất yếu của chính sách bài Nga, phủ nhận quá khứ, phủ nhận công lao của Nga đối với đất nước Ucraina, thậm chí tham vọng đối đầu với Nga. Bài học này có giá trị rất lớn cho toàn thế giới, người Việt Nam khôn hơn nhiều.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top