Lê Nhã Linh
Thành viên nổi tiếng
Hình ảnh một học sinh mầm non bị cô giáo viết "nộp tiền học" lên cánh tay đang gây ra luồng tranh cãi gay gắt trên cộng đồng mạng.
Cô giáo mầm non viết "Nộp tiền học" lên cánh tay học sinh
Mới đây, một tài Facebook chia sẻ câu chuyện về việc phụ huynh "quên đóng học phí và cái kết" lập tức gây chú ý.
Theo đó, người này đã kể lại câu chuyện như sau: "Hôm nay cháu mình đi học đại học chữ to về kèm dòng chữ "Nộp tiền học" trên cánh tay nhỏ bé.
Hành động của một giáo viên mầm non khi viết dòng chữ này để nhắc phụ huynh đóng tiền là điều đáng suy ngẫm và không thể biện minh. Trẻ mầm non còn quá nhỏ để gánh những áp lực tài chính hay bị biến thành công cụ truyền tin cho người lớn. Việc viết lên tay trẻ không chỉ phản cảm mà còn đi ngược lại với tinh thần yêu thương, tôn trọng và bảo vệ sự ngây thơ của các em.
Giáo viên - đặc biệt ở bậc mầm non phải là người đủ kiên nhẫn và tinh tế để truyền đạt thông tin một cách khéo léo, nhân văn, thay vì chọn cách thiếu chuyên nghiệp như vậy. Không biết suy nghĩ của mọi người về hành động này như thế nào? Đây là ý kiến cá nhân của em".
Bên dưới bài viết xảy ra rất nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người không đồng tình với hành động thiếu tế nhị của cô giáo. Tuy nhiên, phần đông mọi người cho rằng: “Trước khi trách móc cô giáo, cha mẹ hãy hoàn thành nhiệm vụ của mình".
Một giáo viên chia sẻ nỗi khổ: "Có trường hợp phụ huynh nộp chậm, gọi điện không nghe, nhắn tin không trả lời, gặp khi đón con kêu về đóng ngay rồi lại 1 vòng tuần hoàn gọi không nghe, nhắn tin không trả lời. Nhà trường thì "dí" các cô vì chỉ cần 1 học sinh không đóng tiền học là không chốt được. Nhiều khi giáo viên phải bỏ tiền túi ra ứng tiền học. Khi thì đòi được, khi thì mất luôn. Rồi lương giáo viên đi làm không đủ tiền ứng tiền học cho các cháu".
Giáo viên cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn “sứ mệnh của người thầy”
Trước tranh cãi về vấn đề trên, trao đổi với PV Dân Việt, Ths Nguyễn Thị Mai Anh, Phó viện trưởng Viện Tâm lý học nhân văn nêu quan điểm: “Tôi cũng như nhiều người làm công tác giáo dục, nghiên cứu tâm lý không khỏi băn khoăn trước thực trạng trẻ em phải “vật lộn” để lớn lên trong môi trường thiếu sự quan tâm, suy giảm đạo đức và thiếu sự trong lành. Làm thế nào để nâng cao phẩm chất, sự “cam kết và chấp nhận” của giáo viên và thúc đẩy được sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội?
Ở những tình huống, hoàn cảnh và lý do nhất định vẫn có những hành vi của người lớn vô tình làm tổn thương con trẻ bởi những lời nói, hành vi, thái độ phản cảm, thiếu tính giáo dục, thiếu tình yêu thương và cảm thông. Hành vi cô giáo ghi lên tay học sinh mầm non dòng chữ “Nộp tiền học” cũng là một hành vi thể hiện kỹ năng giao tiếp hạn chế, thiếu tế nhị cần được rút kinh nghiệm sâu sắc tránh gây tổn thương, gây ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển nhân cách trẻ. Đó là câu chuyện “không vui” đối với bản thân học sinh, các bậc phụ huynh và những người làm công tác giáo dục”.
Tuy nhiên, ThS Mai Anh cũng cho rằng: “Đối với trường hợp trên, chúng ta cũng nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao cô giáo lại phải “ghi lên tay” học sinh như vậy. Phải chăng trong thực tế cũng có nhiều trường hợp phụ huynh quá bận rộn nên quên các thông báo từ phía nhà trường. Đặc biệt trong nhịp sống hiện đại, tại các thành phố lớn, nhiều cha mẹ lo toan để đảm bảo cuộc sống của gia đình và học tập cho các con mà không để ý điện thoại, thậm chí có nhiều trường hợp không phản hồi lại tin nhắn và các cuộc gọi của giáo viên…
Hay có trường hợp cha mẹ đi làm xa, phải để các con ở nhà cùng ông bà dẫn đến thông tin của các con không được cập nhật kịp thời. Vì vậy mức độ quan tâm của thầy cô, cha mẹ và sự phối hợp giáo dục cũng còn nhiều khác biệt. Trong khi đó, giáo viên vừa phải đảm nhiệm các yêu cầu về chuyên môn với số lượng học sinh đông, thầy cô cũng phải có cuộc sống và gia đình như mọi người. Các phụ huynh nếu có khó khăn và hoàn cảnh đặc biệt cũng cần lưu ý hơn việc thông tin đầy đủ, kịp thời cho giáo viên và nhà trường".
Theo ThS Mai Anh: "Trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, giáo viên cần chú trọng nâng cao trình độ, trách nhiệm và rèn luyện các phẩm chất của nhà giáo. Các phẩm chất nghề đặc thù như “yêu nghề, yêu trẻ” và kỹ năng giao tiếp - ứng xử mang tính giáo dục đối với học sinh và phụ huynh luôn cần được chú trọng.
Ngoài ra, trách nhiệm của người thầy giáo đối với học trò như: Dụng tâm hướng dẫn và dạy dỗ; trao truyền tri thức… thầy cô còn là “tấm gương” để học trò noi theo, là nơi chốn quay về cho các em học sinh đang chịu cảnh “mồ côi tinh thần”. Thầy cô cần phải có trí tuệ gồm cả hai mặt đời và đạo, đây chính là điểm làm nên sự ưu việt của nhà giáo so với các nghề nghiệp khác.
Mỗi học sinh đều có trình độ và khả năng khác nhau, hoàn cảnh gia đình cũng vô cùng đa dạng. Do đó, giáo viên cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn “sứ mệnh của người thầy” trong công tác giáo dục. Ngoài ra, giáo viên cần có thái độ đúng đắn khi tiếp xúc với học sinh trên tinh thần: tôn trọng quyền trẻ em - thấu hiểu và bao dung. Để làm tốt công tác giáo dục, giáo viên cần có kỹ năng sư phạm, giao tiếp, ứng xử linh hoạt đối với học sinh của mình, luôn thực hành lòng biết ơn và tình yêu đối với những gì chúng ta làm với trẻ em.
Lý tưởng nhất là luôn có sự tỉnh thức để quan tâm theo dõi, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em và giáo dục học sinh bằng cả “tâm từ” trong đó. Học sinh dù ở lứa tuổi nào khi nhận được sự quan tâm đúng mức và đúng thời điểm, tự nhiên các em học sinh sẽ cảm nhận được tâm từ và nghe theo lời dạy của các thầy cô giáo. Các bậc phụ huynh từ đó có thêm niềm tin, động lực hợp tác để hỗ trợ tốt hơn cho những nỗ lực giảng dạy của giáo viên, để một ngày nào đó trẻ em có thể tự do đứng bên cạnh chúng ta trong thế giới này”.
Cô giáo mầm non viết "Nộp tiền học" lên cánh tay học sinh
Mới đây, một tài Facebook chia sẻ câu chuyện về việc phụ huynh "quên đóng học phí và cái kết" lập tức gây chú ý.
Theo đó, người này đã kể lại câu chuyện như sau: "Hôm nay cháu mình đi học đại học chữ to về kèm dòng chữ "Nộp tiền học" trên cánh tay nhỏ bé.
Hành động của một giáo viên mầm non khi viết dòng chữ này để nhắc phụ huynh đóng tiền là điều đáng suy ngẫm và không thể biện minh. Trẻ mầm non còn quá nhỏ để gánh những áp lực tài chính hay bị biến thành công cụ truyền tin cho người lớn. Việc viết lên tay trẻ không chỉ phản cảm mà còn đi ngược lại với tinh thần yêu thương, tôn trọng và bảo vệ sự ngây thơ của các em.

Cô giáo viết lên cánh tay học sinh gây tranh cãi. Ảnh: CMH
Giáo viên - đặc biệt ở bậc mầm non phải là người đủ kiên nhẫn và tinh tế để truyền đạt thông tin một cách khéo léo, nhân văn, thay vì chọn cách thiếu chuyên nghiệp như vậy. Không biết suy nghĩ của mọi người về hành động này như thế nào? Đây là ý kiến cá nhân của em".
Bên dưới bài viết xảy ra rất nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người không đồng tình với hành động thiếu tế nhị của cô giáo. Tuy nhiên, phần đông mọi người cho rằng: “Trước khi trách móc cô giáo, cha mẹ hãy hoàn thành nhiệm vụ của mình".
Một giáo viên chia sẻ nỗi khổ: "Có trường hợp phụ huynh nộp chậm, gọi điện không nghe, nhắn tin không trả lời, gặp khi đón con kêu về đóng ngay rồi lại 1 vòng tuần hoàn gọi không nghe, nhắn tin không trả lời. Nhà trường thì "dí" các cô vì chỉ cần 1 học sinh không đóng tiền học là không chốt được. Nhiều khi giáo viên phải bỏ tiền túi ra ứng tiền học. Khi thì đòi được, khi thì mất luôn. Rồi lương giáo viên đi làm không đủ tiền ứng tiền học cho các cháu".
Giáo viên cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn “sứ mệnh của người thầy”
Trước tranh cãi về vấn đề trên, trao đổi với PV Dân Việt, Ths Nguyễn Thị Mai Anh, Phó viện trưởng Viện Tâm lý học nhân văn nêu quan điểm: “Tôi cũng như nhiều người làm công tác giáo dục, nghiên cứu tâm lý không khỏi băn khoăn trước thực trạng trẻ em phải “vật lộn” để lớn lên trong môi trường thiếu sự quan tâm, suy giảm đạo đức và thiếu sự trong lành. Làm thế nào để nâng cao phẩm chất, sự “cam kết và chấp nhận” của giáo viên và thúc đẩy được sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội?
Ở những tình huống, hoàn cảnh và lý do nhất định vẫn có những hành vi của người lớn vô tình làm tổn thương con trẻ bởi những lời nói, hành vi, thái độ phản cảm, thiếu tính giáo dục, thiếu tình yêu thương và cảm thông. Hành vi cô giáo ghi lên tay học sinh mầm non dòng chữ “Nộp tiền học” cũng là một hành vi thể hiện kỹ năng giao tiếp hạn chế, thiếu tế nhị cần được rút kinh nghiệm sâu sắc tránh gây tổn thương, gây ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển nhân cách trẻ. Đó là câu chuyện “không vui” đối với bản thân học sinh, các bậc phụ huynh và những người làm công tác giáo dục”.

ThS Mai Anh cho rằng, giáo viên cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn “Sứ mệnh của người thầy” trong công tác giáo dục. Ảnh: NVCC
Tuy nhiên, ThS Mai Anh cũng cho rằng: “Đối với trường hợp trên, chúng ta cũng nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao cô giáo lại phải “ghi lên tay” học sinh như vậy. Phải chăng trong thực tế cũng có nhiều trường hợp phụ huynh quá bận rộn nên quên các thông báo từ phía nhà trường. Đặc biệt trong nhịp sống hiện đại, tại các thành phố lớn, nhiều cha mẹ lo toan để đảm bảo cuộc sống của gia đình và học tập cho các con mà không để ý điện thoại, thậm chí có nhiều trường hợp không phản hồi lại tin nhắn và các cuộc gọi của giáo viên…
Hay có trường hợp cha mẹ đi làm xa, phải để các con ở nhà cùng ông bà dẫn đến thông tin của các con không được cập nhật kịp thời. Vì vậy mức độ quan tâm của thầy cô, cha mẹ và sự phối hợp giáo dục cũng còn nhiều khác biệt. Trong khi đó, giáo viên vừa phải đảm nhiệm các yêu cầu về chuyên môn với số lượng học sinh đông, thầy cô cũng phải có cuộc sống và gia đình như mọi người. Các phụ huynh nếu có khó khăn và hoàn cảnh đặc biệt cũng cần lưu ý hơn việc thông tin đầy đủ, kịp thời cho giáo viên và nhà trường".
Theo ThS Mai Anh: "Trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, giáo viên cần chú trọng nâng cao trình độ, trách nhiệm và rèn luyện các phẩm chất của nhà giáo. Các phẩm chất nghề đặc thù như “yêu nghề, yêu trẻ” và kỹ năng giao tiếp - ứng xử mang tính giáo dục đối với học sinh và phụ huynh luôn cần được chú trọng.
Ngoài ra, trách nhiệm của người thầy giáo đối với học trò như: Dụng tâm hướng dẫn và dạy dỗ; trao truyền tri thức… thầy cô còn là “tấm gương” để học trò noi theo, là nơi chốn quay về cho các em học sinh đang chịu cảnh “mồ côi tinh thần”. Thầy cô cần phải có trí tuệ gồm cả hai mặt đời và đạo, đây chính là điểm làm nên sự ưu việt của nhà giáo so với các nghề nghiệp khác.
Mỗi học sinh đều có trình độ và khả năng khác nhau, hoàn cảnh gia đình cũng vô cùng đa dạng. Do đó, giáo viên cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn “sứ mệnh của người thầy” trong công tác giáo dục. Ngoài ra, giáo viên cần có thái độ đúng đắn khi tiếp xúc với học sinh trên tinh thần: tôn trọng quyền trẻ em - thấu hiểu và bao dung. Để làm tốt công tác giáo dục, giáo viên cần có kỹ năng sư phạm, giao tiếp, ứng xử linh hoạt đối với học sinh của mình, luôn thực hành lòng biết ơn và tình yêu đối với những gì chúng ta làm với trẻ em.
Lý tưởng nhất là luôn có sự tỉnh thức để quan tâm theo dõi, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của các em và giáo dục học sinh bằng cả “tâm từ” trong đó. Học sinh dù ở lứa tuổi nào khi nhận được sự quan tâm đúng mức và đúng thời điểm, tự nhiên các em học sinh sẽ cảm nhận được tâm từ và nghe theo lời dạy của các thầy cô giáo. Các bậc phụ huynh từ đó có thêm niềm tin, động lực hợp tác để hỗ trợ tốt hơn cho những nỗ lực giảng dạy của giáo viên, để một ngày nào đó trẻ em có thể tự do đứng bên cạnh chúng ta trong thế giới này”.
Nguồn: Dân Trí