Ánh Bình Minh
Thành viên nổi tiếng
Họ là trưởng, phó phòng, ban ở huyện được điều động về làm bí thư, chủ tịch các xã để tạo nguồn nhưng khi sáp nhập xã, những công chức này lại canh cánh nỗi lo ít có cơ hội ở lại, bởi chưa phải là huyện ủy viên.
Bài viết của độc giả đăng trên báo Vietnamnet
'Thời gian đầu về xã, tôi rất bỡ ngỡ'
Tốt nghiệp đại học, anh T. về công tác tại một phòng của một huyện ở Thanh Hóa. Sau những năm tháng nỗ lực phấn đấu, anh được bổ nhiệm làm phó phòng. Nhận thấy năng lực của T. tốt, có tố chất, chuyên môn tốt nên lãnh đạo huyện đã điều động anh về cơ sở làm chủ tịch xã. Mục đích anh T. về xã công tác là để phát huy từ cơ sở, tạo nguồn nhân lực cho huyện.
Theo chia sẻ của anh T., thời điểm anh được điều động về xã cũng là lúc tình hình địa phương đang rất phức tạp về công tác giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, người dân có nhiều đơn từ kiện cáo.
Từng là một phó trưởng phòng làm chuyên môn, anh T. thường xuyên tiếp xúc với nhân dân. Nhưng khi đảm nhiệm công việc của người đứng đầu chính quyền xã, tổ chức các cuộc họp, anh rất bỡ ngỡ, thậm chí không biết phải bắt đầu từ đâu.
“Làm chủ tịch xã khác hẳn so với làm chuyên môn ở trên huyện. Thời gian đầu về xã, tôi rất bỡ ngỡ, không biết triển khai các cuộc họp như thế nào và kết luận ra làm sao cho đúng, trúng. Những cuộc họp quan trọng, tôi thường phải tham vấn các chủ tịch, bí thư trước đó. Thậm chí với các cuộc họp ít quan trọng, tôi để phó chủ tịch chủ trì để quan sát” - anh T. chia sẻ.
Cũng theo anh T., để làm quen địa bàn và nắm bắt được công việc mới, anh phải mất cả năm trời. Song song với việc học hỏi thể thức làm việc, anh thường xuyên xuống các thôn gặp gỡ nhân dân, chia sẻ với họ. Chính vì vậy mà công tác giải phóng mặt bằng ở địa phương được giải quyết gọn lẹ, đơn thư phản ánh cũng giảm đi đáng kể.
Dù đang làm tốt công việc nhưng có một điều khiến anh T. trăn trở. Đó là, anh chưa phải là huyện ủy viên nên với việc sắp xếp lãnh đạo cấp xã khi sáp nhập, những cán bộ như anh khó có cơ hội ở lại.
Yếu tố “tiên quyết” đầy lo lắng
Trường hợp anh K. cũng tương tự. Là một chủ tịch xã, anh cho biết hằng năm, huyện đều có các đợt luân chuyển cán bộ từ xã này sang xã khác, từ huyện về xã để thay thế những người yếu kém.
Đầu năm 2024, khi đang là phó phòng ở huyện, anh K. được điều động, bổ nhiệm làm chủ tịch xã. Tính đến thời điểm này, anh mới giữ chức chủ tịch được hơn 1 năm.
“Cán bộ xã bây giờ đa phần là anh em trẻ, có bằng cấp và trình độ chuyên môn, được điều động từ huyện về. Do đó, khi sắp xếp, bố trí cán bộ cấp xã, cấp trên cần đánh giá ai có năng lực thì giữ lại để phát huy, người nào không làm được thì thay thế” - anh K. kiến nghị.
Theo các lãnh đạo xã, xét về trình độ, chuyên môn, năng lực và tuổi tác thì họ có đủ điều kiện và có cả nhiệt huyết với công việc. Tuy nhiên, yếu tố “tiên quyết” khiến họ lo lắng chính là việc không có chức danh thường vụ hay huyện ủy viên nên không nằm trong đối tượng được “ưu tiên” khi sắp xếp, bố trí lại cán bộ trong đợt sáp nhập xã lần này.
(Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi)
Bài viết của độc giả đăng trên báo Vietnamnet
'Thời gian đầu về xã, tôi rất bỡ ngỡ'
Tốt nghiệp đại học, anh T. về công tác tại một phòng của một huyện ở Thanh Hóa. Sau những năm tháng nỗ lực phấn đấu, anh được bổ nhiệm làm phó phòng. Nhận thấy năng lực của T. tốt, có tố chất, chuyên môn tốt nên lãnh đạo huyện đã điều động anh về cơ sở làm chủ tịch xã. Mục đích anh T. về xã công tác là để phát huy từ cơ sở, tạo nguồn nhân lực cho huyện.
Theo chia sẻ của anh T., thời điểm anh được điều động về xã cũng là lúc tình hình địa phương đang rất phức tạp về công tác giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, người dân có nhiều đơn từ kiện cáo.

Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa. Ảnh: Lê Dương
Từng là một phó trưởng phòng làm chuyên môn, anh T. thường xuyên tiếp xúc với nhân dân. Nhưng khi đảm nhiệm công việc của người đứng đầu chính quyền xã, tổ chức các cuộc họp, anh rất bỡ ngỡ, thậm chí không biết phải bắt đầu từ đâu.
“Làm chủ tịch xã khác hẳn so với làm chuyên môn ở trên huyện. Thời gian đầu về xã, tôi rất bỡ ngỡ, không biết triển khai các cuộc họp như thế nào và kết luận ra làm sao cho đúng, trúng. Những cuộc họp quan trọng, tôi thường phải tham vấn các chủ tịch, bí thư trước đó. Thậm chí với các cuộc họp ít quan trọng, tôi để phó chủ tịch chủ trì để quan sát” - anh T. chia sẻ.
Cũng theo anh T., để làm quen địa bàn và nắm bắt được công việc mới, anh phải mất cả năm trời. Song song với việc học hỏi thể thức làm việc, anh thường xuyên xuống các thôn gặp gỡ nhân dân, chia sẻ với họ. Chính vì vậy mà công tác giải phóng mặt bằng ở địa phương được giải quyết gọn lẹ, đơn thư phản ánh cũng giảm đi đáng kể.
Dù đang làm tốt công việc nhưng có một điều khiến anh T. trăn trở. Đó là, anh chưa phải là huyện ủy viên nên với việc sắp xếp lãnh đạo cấp xã khi sáp nhập, những cán bộ như anh khó có cơ hội ở lại.
Yếu tố “tiên quyết” đầy lo lắng
Trường hợp anh K. cũng tương tự. Là một chủ tịch xã, anh cho biết hằng năm, huyện đều có các đợt luân chuyển cán bộ từ xã này sang xã khác, từ huyện về xã để thay thế những người yếu kém.
Đầu năm 2024, khi đang là phó phòng ở huyện, anh K. được điều động, bổ nhiệm làm chủ tịch xã. Tính đến thời điểm này, anh mới giữ chức chủ tịch được hơn 1 năm.

Tuyến đại lộ Lê Lợi, TP Thanh Hóa. Ảnh: Lê Dương
“Cán bộ xã bây giờ đa phần là anh em trẻ, có bằng cấp và trình độ chuyên môn, được điều động từ huyện về. Do đó, khi sắp xếp, bố trí cán bộ cấp xã, cấp trên cần đánh giá ai có năng lực thì giữ lại để phát huy, người nào không làm được thì thay thế” - anh K. kiến nghị.
Theo các lãnh đạo xã, xét về trình độ, chuyên môn, năng lực và tuổi tác thì họ có đủ điều kiện và có cả nhiệt huyết với công việc. Tuy nhiên, yếu tố “tiên quyết” khiến họ lo lắng chính là việc không có chức danh thường vụ hay huyện ủy viên nên không nằm trong đối tượng được “ưu tiên” khi sắp xếp, bố trí lại cán bộ trong đợt sáp nhập xã lần này.
(Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi)
Nguồn: vietnamnet