Chiều thứ sáu, tôi và một đồng nghiệp cùng tuổi đều có lịch lúc 18h. Tôi phải chạy vội đi đón con ở nhà trẻ, đồng nghiệp đến câu lạc bộ du thuyền để ra đảo câu cá và bắt sò huyết cuối tuần.
Vậy nên, tôi có thể hiểu những tiếng nói kêu gọi tăng trách nhiệm xã hội với người độc thân hoặc không có con, và tăng trợ cấp cho người sinh con, nhằm đối phó với tình trạng tỷ lệ sinh giảm mạnh ở nhiều nước. Nhưng bất chấp các giải pháp, tỷ lệ sinh của các nước này vẫn luôn thuộc nhóm dưới, bởi không có trách nhiệm xã hội nào lớn bằng trách nhiệm với gia đình, và không có trợ cấp xã hội nào nhiều bằng thu nhập của bản thân.
Tôi có suy nghĩ hơi khác về xu hướng giảm sinh. Trước hết, để các hành động xã hội có hiệu quả, hãy thừa nhận đây là vấn đề chưa có lời giải trên thế giới, cần tìm giải pháp từ bên trong, chứ không nên vội học tập từ bên ngoài. Bên cạnh đó, có thể nhìn nhận đây cũng là cơ hội, chứ không chỉ là thách thức.
Số liệu nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2022 cho rằng tỷ lệ thay thế của thế giới cần duy trì ở mức 2,3% do điều kiện y tế, an sinh xã hội và chiến tranh. Mức sinh cao chỉ có ở các nước kinh tế kém phát triển, đặc biệt là châu Phi, với tỷ lệ cao hơn 3. Xuất hiện cuối bảng là những nước nổi tiếng với y tế, chính sách an sinh xã hội như Nhật Bản (1,26), Canada (1,33), khối EU (1,5), Australia (1,63). Điểm chung của các khu vực có tỷ lệ sinh thấp là môi trường xã hội cạnh tranh như Hong Kong (0,7) và Hàn Quốc (0,78).
Cần nhìn nhận rõ rằng số lượng cá nhân vượt trội là rất ít, hầu hết mọi người trong xã hội có tư chất tương đương nhau. Người dành nhiều thời gian hơn cho công việc sẽ có thu nhập tốt hơn, thậm chí thăng tiến nhanh hơn. Ngay cả khi dành một lượng thời gian tương đương, người không có gánh nặng gia đình vẫn có thể làm việc hiệu quả hơn, vì họ có thời gian thư giãn để phục hồi.
Nuôi một đứa con không đơn giản, nuôi một đứa con trong xã hội hiện đại càng cần nhiều trách nhiệm, tiền của và thời gian.
Khi tôi mua vé cho con vào bể bơi, tôi cũng phải vào đứng trông trên khán đài, vì các bể bơi của thành phố đều quy định trẻ dưới 14 tuổi phải luôn trong tầm mắt của cha mẹ. Chính phủ Australia có hỗ trợ tiền trông trẻ, nhưng không ai thức đêm thay bạn chăm con ốm. Chính sách nhà nước có thể giúp người mẹ quay trở lại công việc, nhưng không sinh ra nhiều hơn 24h mỗi ngày để người mẹ có thể tự chăm lo cho bản thân hay phấn đấu cho sự nghiệp.
Vì vậy, người Australia rất cân nhắc trước khi có con. Năm 2022, thống kê của chính phủ cho thấy tuổi có con trung bình của Australia là 31,2, tuổi làm mẹ lần đầu trung bình là 29,8. Trong các gia đình có hai con, khoảng cách sinh trung bình chỉ 27 tháng, do người mẹ cố gắng đẻ mau để co gọn thời gian sinh nở, các con cùng lứa tuổi có thể chơi được với nhau, đồ đạc của anh chị có thể dùng cho em. Họ cũng không muốn mạo hiểm sinh con quá muộn. Mặc dù vậy, số lượng người độc thân và gia đình không có con ở Australia vẫn không ngừng tăng lên. Năm 2021, 38% gia đình ở Australia không có con, bất chấp mọi chính sách hỗ trợ của nhà nước. Có lẽ hỗ trợ nào cũng không hơn được cuộc sống không áp lực của DINK (hai thu nhập, không trẻ em - double income no kids). Nhưng Australia lại nổi tiếng là đất nước đáng sống, với môi trường làm việc ít khắc nghiệt hơn các nước châu Á.
Quay trở lại tình huống của Việt Nam, tôi cho rằng tỷ lệ sinh ở nước ta còn giữ được 1,96, bất chấp mọi vất vả và cạnh tranh trong xã hội, là nhờ truyền thống văn hóa. Không lấy chồng sẽ bị bố mẹ và họ hàng hỏi thăm mỗi dịp gặp mặt, lập gia đình mà không có con thì sẽ thấy cha mẹ nước mắt ngắn dài khi tết đến xuân về.
Bậc làm cha mẹ đều hiểu rằng vất vả nhất trong cuộc đời có lẽ là làm cha mẹ, nhưng hạnh phúc nhất trong cuộc đời cũng là làm cha mẹ. Đứa con không chỉ là trách nhiệm mà còn là chất keo gắn kết. Một gia đình không con cái sẽ rất mong manh trước những áp lực rạn nứt từ bên trong và nắng gió từ bên ngoài làm say lòng người. Chỉ là, những giá trị thiêng liêng này có lẽ cũng sẽ không thể chống trả được lâu trước áp lực cơm áo gạo tiền và sự hội nhập phương Tây.
Giới trẻ ngày nay có những lý do rất chính đáng để không kết hôn hoặc không đẻ nhiều: "Đi chân trần trên đất vẫn thoải mái hơn phải nhét chân vào đôi giày không vừa", "Nếu không thể cho con cái cuộc sống tốt, thì đừng mang chúng tới cuộc đời này"... Dịch vụ y tế quá tải, chi phí ăn học cho trẻ cao ngất ngưởng. Vậy nên dù tỉnh thưởng tiền, dân vẫn ngại sinh. Theo nhẩm tính của tôi, chi phí cho một đứa trẻ tới năm 18 tuổi ít nhất chiếm khoảng 4 năm thu nhập của người mẹ. Đấy là chưa tính các chi phí cơ hội mà bố mẹ bỏ lỡ vì trách nhiệm gia đình. Nhiều gia đình đầu tư tới 40% thu nhập cho con cái. Các chính sách khuyến sinh nếu không thực sự hướng tới khó khăn của các cặp vợ chồng ở Việt Nam, với đặc trưng của Việt Nam, thì sẽ chỉ như muối bỏ bể.
Tôi cho rằng Chính phủ cần có nhiều đối thoại để hiểu tâm tư và tập trung chính sách vào những khó khăn của người làm cha mẹ để giải quyết thỏa đáng. Hãy chú ý giúp đỡ tầng lớp lao động đang phải vật lộn với cuộc sống, thay vì lên án để thay đổi ý thức của người dân. Góc nhìn của tôi có thể không đầy đủ, nhưng tôi muốn nêu ra ba khó khăn lớn mà gần như ai cũng biết.
Trước hết là giáo dục. Ví dụ, rất nhiều phụ nữ ở thành phố lớn hay các khu công nghiệp có thu nhập thấp hoặc là lao động nhập cư. Họ không dám sinh con vì thấy bạn bè không thể tìm được nơi trông trẻ. Trường công thì không đủ chỗ. Cần có chính sách phát triển đủ nhà mẫu giáo và trường học trong vòng 500 m cho mọi trẻ.
Thứ hai là an gia. Nhà ở ngày càng đắt đỏ là một nguyên nhân làm các cặp vợ chồng sợ sinh. Chính phủ đã có chủ trương xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội tới năm 2030, nhưng mục tiêu này còn rất nhiều khó khăn. Theo tôi, nhà ở xã hội có lẽ không nên bán, chỉ nên cho thuê. Nếu bán rồi tương lai lấy quỹ đất ở đâu để tiếp tục giải quyết vấn đề?
Mặc dù tỷ lệ sinh giảm, giá nhà trung bình ở Seoul từ năm 2017 tới năm 2022 vẫn tăng gần gấp đôi. Nếu bán, thì ngay cả khi mục tiêu một triệu nhà ở xã hội hoàn thành, nó cũng chỉ có tác động tới khoảng bốn triệu người, tức là 4% dân số. Cho thuê sẽ phục vụ được nhiều lượt người hơn.
Thứ ba là sự sẵn sàng của các cặp vợ chồng. Tòa án ở Việt Nam mỗi năm thụ lý khoảng 600.000 vụ ly hôn. Ở TP HCM, cứ 2,7 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn. Điều này gây tâm lý bất an, sợ kết hôn ở các bạn trẻ vì họ không chắc mình có thể làm tốt hơn. Những khác biệt và khó khăn trong nuôi dạy con cái cũng làm nhiều cặp đôi kiệt sức và quyết định ngừng sinh thêm.
Cuộc đời là của mỗi con người, tôi không có lời khuyên nào cho các cặp vợ chồng. Nhưng tôi mong xã hội bớt tạo thêm áp lực cho họ. Ví dụ, thầy cô ngừng yêu cầu bố mẹ dạy con làm bài tập ở nhà. Bố mẹ hai bên hãy đối xử với các cặp vợ chồng trẻ nhẹ nhàng, cố gắng hiểu và hỗ trợ cách nuôi con của họ. Xóm giềng cũng cần có ánh mắt thông cảm hơn với trẻ quấy đêm. Đừng xì xào về cách nuôi dạy con của người khác, vì điều đó không giúp ích gì cho họ.
Ở góc nhìn tích cực, tôi cho rằng tỷ lệ sinh hiện nay của Việt Nam đang là con số tuyệt vời với thời điểm hiện tại. Rất khó đảo ngược tỷ lệ sinh trong tương lai, vấn đề là kiểm soát và làm chậm lại lộ trình giảm dân số. Dân số đông trong khi tài nguyên cạn kiệt cũng đâu phải là một chỉ dấu tốt?
Vậy nên, tôi có thể hiểu những tiếng nói kêu gọi tăng trách nhiệm xã hội với người độc thân hoặc không có con, và tăng trợ cấp cho người sinh con, nhằm đối phó với tình trạng tỷ lệ sinh giảm mạnh ở nhiều nước. Nhưng bất chấp các giải pháp, tỷ lệ sinh của các nước này vẫn luôn thuộc nhóm dưới, bởi không có trách nhiệm xã hội nào lớn bằng trách nhiệm với gia đình, và không có trợ cấp xã hội nào nhiều bằng thu nhập của bản thân.
Tôi có suy nghĩ hơi khác về xu hướng giảm sinh. Trước hết, để các hành động xã hội có hiệu quả, hãy thừa nhận đây là vấn đề chưa có lời giải trên thế giới, cần tìm giải pháp từ bên trong, chứ không nên vội học tập từ bên ngoài. Bên cạnh đó, có thể nhìn nhận đây cũng là cơ hội, chứ không chỉ là thách thức.
Số liệu nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2022 cho rằng tỷ lệ thay thế của thế giới cần duy trì ở mức 2,3% do điều kiện y tế, an sinh xã hội và chiến tranh. Mức sinh cao chỉ có ở các nước kinh tế kém phát triển, đặc biệt là châu Phi, với tỷ lệ cao hơn 3. Xuất hiện cuối bảng là những nước nổi tiếng với y tế, chính sách an sinh xã hội như Nhật Bản (1,26), Canada (1,33), khối EU (1,5), Australia (1,63). Điểm chung của các khu vực có tỷ lệ sinh thấp là môi trường xã hội cạnh tranh như Hong Kong (0,7) và Hàn Quốc (0,78).
Cần nhìn nhận rõ rằng số lượng cá nhân vượt trội là rất ít, hầu hết mọi người trong xã hội có tư chất tương đương nhau. Người dành nhiều thời gian hơn cho công việc sẽ có thu nhập tốt hơn, thậm chí thăng tiến nhanh hơn. Ngay cả khi dành một lượng thời gian tương đương, người không có gánh nặng gia đình vẫn có thể làm việc hiệu quả hơn, vì họ có thời gian thư giãn để phục hồi.
Nuôi một đứa con không đơn giản, nuôi một đứa con trong xã hội hiện đại càng cần nhiều trách nhiệm, tiền của và thời gian.
Khi tôi mua vé cho con vào bể bơi, tôi cũng phải vào đứng trông trên khán đài, vì các bể bơi của thành phố đều quy định trẻ dưới 14 tuổi phải luôn trong tầm mắt của cha mẹ. Chính phủ Australia có hỗ trợ tiền trông trẻ, nhưng không ai thức đêm thay bạn chăm con ốm. Chính sách nhà nước có thể giúp người mẹ quay trở lại công việc, nhưng không sinh ra nhiều hơn 24h mỗi ngày để người mẹ có thể tự chăm lo cho bản thân hay phấn đấu cho sự nghiệp.
Vì vậy, người Australia rất cân nhắc trước khi có con. Năm 2022, thống kê của chính phủ cho thấy tuổi có con trung bình của Australia là 31,2, tuổi làm mẹ lần đầu trung bình là 29,8. Trong các gia đình có hai con, khoảng cách sinh trung bình chỉ 27 tháng, do người mẹ cố gắng đẻ mau để co gọn thời gian sinh nở, các con cùng lứa tuổi có thể chơi được với nhau, đồ đạc của anh chị có thể dùng cho em. Họ cũng không muốn mạo hiểm sinh con quá muộn. Mặc dù vậy, số lượng người độc thân và gia đình không có con ở Australia vẫn không ngừng tăng lên. Năm 2021, 38% gia đình ở Australia không có con, bất chấp mọi chính sách hỗ trợ của nhà nước. Có lẽ hỗ trợ nào cũng không hơn được cuộc sống không áp lực của DINK (hai thu nhập, không trẻ em - double income no kids). Nhưng Australia lại nổi tiếng là đất nước đáng sống, với môi trường làm việc ít khắc nghiệt hơn các nước châu Á.
Quay trở lại tình huống của Việt Nam, tôi cho rằng tỷ lệ sinh ở nước ta còn giữ được 1,96, bất chấp mọi vất vả và cạnh tranh trong xã hội, là nhờ truyền thống văn hóa. Không lấy chồng sẽ bị bố mẹ và họ hàng hỏi thăm mỗi dịp gặp mặt, lập gia đình mà không có con thì sẽ thấy cha mẹ nước mắt ngắn dài khi tết đến xuân về.
Bậc làm cha mẹ đều hiểu rằng vất vả nhất trong cuộc đời có lẽ là làm cha mẹ, nhưng hạnh phúc nhất trong cuộc đời cũng là làm cha mẹ. Đứa con không chỉ là trách nhiệm mà còn là chất keo gắn kết. Một gia đình không con cái sẽ rất mong manh trước những áp lực rạn nứt từ bên trong và nắng gió từ bên ngoài làm say lòng người. Chỉ là, những giá trị thiêng liêng này có lẽ cũng sẽ không thể chống trả được lâu trước áp lực cơm áo gạo tiền và sự hội nhập phương Tây.
Giới trẻ ngày nay có những lý do rất chính đáng để không kết hôn hoặc không đẻ nhiều: "Đi chân trần trên đất vẫn thoải mái hơn phải nhét chân vào đôi giày không vừa", "Nếu không thể cho con cái cuộc sống tốt, thì đừng mang chúng tới cuộc đời này"... Dịch vụ y tế quá tải, chi phí ăn học cho trẻ cao ngất ngưởng. Vậy nên dù tỉnh thưởng tiền, dân vẫn ngại sinh. Theo nhẩm tính của tôi, chi phí cho một đứa trẻ tới năm 18 tuổi ít nhất chiếm khoảng 4 năm thu nhập của người mẹ. Đấy là chưa tính các chi phí cơ hội mà bố mẹ bỏ lỡ vì trách nhiệm gia đình. Nhiều gia đình đầu tư tới 40% thu nhập cho con cái. Các chính sách khuyến sinh nếu không thực sự hướng tới khó khăn của các cặp vợ chồng ở Việt Nam, với đặc trưng của Việt Nam, thì sẽ chỉ như muối bỏ bể.
Tôi cho rằng Chính phủ cần có nhiều đối thoại để hiểu tâm tư và tập trung chính sách vào những khó khăn của người làm cha mẹ để giải quyết thỏa đáng. Hãy chú ý giúp đỡ tầng lớp lao động đang phải vật lộn với cuộc sống, thay vì lên án để thay đổi ý thức của người dân. Góc nhìn của tôi có thể không đầy đủ, nhưng tôi muốn nêu ra ba khó khăn lớn mà gần như ai cũng biết.
Trước hết là giáo dục. Ví dụ, rất nhiều phụ nữ ở thành phố lớn hay các khu công nghiệp có thu nhập thấp hoặc là lao động nhập cư. Họ không dám sinh con vì thấy bạn bè không thể tìm được nơi trông trẻ. Trường công thì không đủ chỗ. Cần có chính sách phát triển đủ nhà mẫu giáo và trường học trong vòng 500 m cho mọi trẻ.
Thứ hai là an gia. Nhà ở ngày càng đắt đỏ là một nguyên nhân làm các cặp vợ chồng sợ sinh. Chính phủ đã có chủ trương xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội tới năm 2030, nhưng mục tiêu này còn rất nhiều khó khăn. Theo tôi, nhà ở xã hội có lẽ không nên bán, chỉ nên cho thuê. Nếu bán rồi tương lai lấy quỹ đất ở đâu để tiếp tục giải quyết vấn đề?
Mặc dù tỷ lệ sinh giảm, giá nhà trung bình ở Seoul từ năm 2017 tới năm 2022 vẫn tăng gần gấp đôi. Nếu bán, thì ngay cả khi mục tiêu một triệu nhà ở xã hội hoàn thành, nó cũng chỉ có tác động tới khoảng bốn triệu người, tức là 4% dân số. Cho thuê sẽ phục vụ được nhiều lượt người hơn.
Thứ ba là sự sẵn sàng của các cặp vợ chồng. Tòa án ở Việt Nam mỗi năm thụ lý khoảng 600.000 vụ ly hôn. Ở TP HCM, cứ 2,7 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn. Điều này gây tâm lý bất an, sợ kết hôn ở các bạn trẻ vì họ không chắc mình có thể làm tốt hơn. Những khác biệt và khó khăn trong nuôi dạy con cái cũng làm nhiều cặp đôi kiệt sức và quyết định ngừng sinh thêm.
Cuộc đời là của mỗi con người, tôi không có lời khuyên nào cho các cặp vợ chồng. Nhưng tôi mong xã hội bớt tạo thêm áp lực cho họ. Ví dụ, thầy cô ngừng yêu cầu bố mẹ dạy con làm bài tập ở nhà. Bố mẹ hai bên hãy đối xử với các cặp vợ chồng trẻ nhẹ nhàng, cố gắng hiểu và hỗ trợ cách nuôi con của họ. Xóm giềng cũng cần có ánh mắt thông cảm hơn với trẻ quấy đêm. Đừng xì xào về cách nuôi dạy con của người khác, vì điều đó không giúp ích gì cho họ.
Ở góc nhìn tích cực, tôi cho rằng tỷ lệ sinh hiện nay của Việt Nam đang là con số tuyệt vời với thời điểm hiện tại. Rất khó đảo ngược tỷ lệ sinh trong tương lai, vấn đề là kiểm soát và làm chậm lại lộ trình giảm dân số. Dân số đông trong khi tài nguyên cạn kiệt cũng đâu phải là một chỉ dấu tốt?
Tô Thức
Nguồn: Vnexpress
Nguồn: Vnexpress