Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang đang lấy ý kiến về phương án đặt tên tỉnh Bắc Ninh mới và trung tâm chính trị - hành chính ở Bắc Giang.
Trung tâm hành chính thành phố Bắc Giang (Bắc Giang) hiện tại - Ảnh: NGUYỄN KẾ
Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang đang chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh phấn đấu nộp hồ sơ về sắp xếp đơn vị hành chính hai địa phương này về Bộ Nội vụ trước ngày 1-5-2025.
Theo dự thảo đề án sắp xếp hai tỉnh, tỉnh mới dự kiến tên là Bắc Ninh và trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Bắc Giang.
Tên Bắc Ninh là biểu tượng lịch sử, văn hóa
Theo dự thảo, việc giữ tên tỉnh Bắc Ninh nhằm kế thừa yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa và có từ năm 1831 (hơn 190 năm). Tên gọi này là biểu tượng lịch sử, văn hóa gắn với Thủy tổ dân tộc Kinh Dương Vương, biểu tượng của cội nguồn Lạc Việt, gắn với kinh đô Luy Lâu, chứng minh cho vị thế trung tâm chính trị, văn hóa và Phật giáo của đất nước.
Đây cũng là nơi khai sinh, lưu giữ dân ca quan họ Bắc Ninh - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận.
Vùng đất này có truyền thống khoa bảng, nuôi dưỡng nhiều trạng nguyên, tiến sĩ và nhiều địa danh nổi tiếng như Đền Đô (nơi thờ tám vị vua nhà Lý), chùa Dâu (ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam), chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích…
Bắc Ninh là thương hiệu, tính nhận diện cao, trung tâm công nghiệp công nghệ cao hàng đầu cả nước, thu hút nhiều tập đoàn lớn như Samsung, Foxconn, Canon, Amkor.
Việc lấy tên khác có thể ảnh hưởng đến thương hiệu công nghiệp, môi trường đầu tư, trong khi giữ tên Bắc Ninh bảo đảm tính liên tục trong chính sách, quản lý hành chính, phát triển.
Bắc Ninh là tên dễ nhớ, dễ đọc, dễ hiểu, ngắn gọn, giảm thiểu xào trộn giấy tờ, giảm ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp, phù hợp định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương trước năm 2030.

Trung tâm hành chính thành phố Bắc Giang (Bắc Giang) hiện tại - Ảnh: NGUYỄN KẾ
Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang đang chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh phấn đấu nộp hồ sơ về sắp xếp đơn vị hành chính hai địa phương này về Bộ Nội vụ trước ngày 1-5-2025.
Theo dự thảo đề án sắp xếp hai tỉnh, tỉnh mới dự kiến tên là Bắc Ninh và trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Bắc Giang.
Tên Bắc Ninh là biểu tượng lịch sử, văn hóa
Theo dự thảo, việc giữ tên tỉnh Bắc Ninh nhằm kế thừa yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa và có từ năm 1831 (hơn 190 năm). Tên gọi này là biểu tượng lịch sử, văn hóa gắn với Thủy tổ dân tộc Kinh Dương Vương, biểu tượng của cội nguồn Lạc Việt, gắn với kinh đô Luy Lâu, chứng minh cho vị thế trung tâm chính trị, văn hóa và Phật giáo của đất nước.
Đây cũng là nơi khai sinh, lưu giữ dân ca quan họ Bắc Ninh - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận.
Vùng đất này có truyền thống khoa bảng, nuôi dưỡng nhiều trạng nguyên, tiến sĩ và nhiều địa danh nổi tiếng như Đền Đô (nơi thờ tám vị vua nhà Lý), chùa Dâu (ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam), chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích…
Bắc Ninh là thương hiệu, tính nhận diện cao, trung tâm công nghiệp công nghệ cao hàng đầu cả nước, thu hút nhiều tập đoàn lớn như Samsung, Foxconn, Canon, Amkor.
Việc lấy tên khác có thể ảnh hưởng đến thương hiệu công nghiệp, môi trường đầu tư, trong khi giữ tên Bắc Ninh bảo đảm tính liên tục trong chính sách, quản lý hành chính, phát triển.
Bắc Ninh là tên dễ nhớ, dễ đọc, dễ hiểu, ngắn gọn, giảm thiểu xào trộn giấy tờ, giảm ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp, phù hợp định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương trước năm 2030.

Trung tâm chính trị - hành chính từng đặt ở thành phố Bắc Giang
Theo đề án, thành phố Bắc Giang là trung tâm hành chính, văn hóa lâu dài. Từ thời Pháp thuộc, nơi này có tên Phủ Lạng Thương và được người Pháp chọn là trung tâm hành chính của khu vực Hà Bắc. Tháng 10-1963, Quốc hội quyết định hợp nhất 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.
Khi ấy, Bác Hồ và Trung ương đặt tên tỉnh là Hà Bắc và chọn thành phố Bắc Giang hiện tại là trung tâm hành chính. Thành phố Bắc Giang cũng là thủ phủ của tỉnh Hà Bắc trong hơn 33 năm cho đến khi tách thành hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh vào năm 1997.
Bắc Giang là trung tâm văn hóa, nơi giao thoa giữa văn hóa Kinh Bắc (khu vực Bắc Ninh và Việt Yên, Hiệp Hòa - Bắc Giang) và văn hóa các dân tộc ít người (Tày, Nùng các vùng Yên Thế, Lạng Giang, Lục Ngạn, Sơn Động của Bắc Giang). Trong đó có nhiều địa danh nổi tiếng như chùa Bổ Đà, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Tây Yên Tử…
Như vậy việc đặt trung tâm chính trị - hành chính tại thành phố Bắc Giang vừa giúp giao thoa, hòa nhập văn hóa, vừa bảo vệ đa dạng văn hóa cộng đồng.
Thành phố Bắc Giang sau khi sáp nhập hai tỉnh có vị trí giao thông thuận lợi khi đến các địa phương trong tỉnh từ 40-70km (nếu đặt ở thành phố Bắc Ninh, khoảng cách lên đến hơn 90km). Bắc Giang còn có vị trí chiến lược về quân sự, bảo đảm an ninh quốc phòng cho thủ đô Hà Nội.
Về cơ sở vật chất, tỉnh Bắc Giang đang có hai tòa trung tâm hành chính (16 tầng và 21 tầng) và các trụ sở tỉnh ủy, các cơ quan Đảng, HĐND, UBND tỉnh vẫn tốt cùng hệ thống trung tâm hội nghị, quảng trường mới.
Hiện tỉnh Bắc Giang đã quy hoạch trung tâm hành chính mới (trên 10.000ha) khu vực Hương Gián, Tân An (thành phố Bắc Giang) - nơi có địa hình bằng phẳng và còn dư địa tạo không gian, động lực phát triển lâu dài, ổn định hàng trăm năm.
Dự kiến sau sáp nhập, tỉnh Bắc Ninh mới có diện tích tự nhiên 4.718,6km², đạt tỉ lệ 94,3% so với tiêu chuẩn. Quy mô dân số trên 3,6 triệu người, đạt gần 259% so với tiêu chuẩn, và có 99 đơn vị hành chính cấp xã.
Tỉnh Bắc Ninh mới sẽ nằm ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô, trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - TP.HCM cùng với hành lang xuyên Á quan trọng từ Nam Ninh (Trung Quốc) đến Singapore.
Nguồn: Tuổi trẻ