Ánh Bình Minh
Thành viên nổi tiếng
Thay vì chỉ tái cơ cấu và tinh gọn bộ máy, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (tên viết tắt PVN) đã đánh dấu việc chuyển mình sang giai đoạn mới bằng việc đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia, mang sứ mệnh và tầm vóc mới.
Chiều 28-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng quốc gia - tên mới của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có tên tiếng Anh: Vietnam Oil and Gas Group, giao dịch và được biết đến rộng rãi dưới tên thương hiệu Petrovietnam, gọi tắt là PVN. Kể từ ngày 28/12/2024, Tập đoàn chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia (Tiếng Anh: National Energy and Industrial Group), sử dụng thương hiệu Petrovietnam làm tên thường gọi.
Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia là tập đoàn quốc gia trực thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam. Bên cạnh nhiệm vụ chính của PVN cũ là triển khai thực hiện toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc phát hiện, khai thác và làm gia tăng giá trị của nguồn tài nguyên dầu khí tại Việt Nam, thì Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Petrovietnam bảo đảm mục tiêu tiếp tục giữ vững thị phần lĩnh vực dầu khí truyền thống với chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời mở rộng lĩnh vực hoạt động thông qua tham gia chuỗi giá trị năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: "2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam – Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia"
Trước giờ tổng kết, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn và các đồng chí lãnh đạo đã thực hiện nghi thức chuyển đổi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia.
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng: Việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024 góp phần giúp Petrovietnam hoàn thành toàn diện, về đích sớm các chỉ tiêu tài chính so với kế hoạch 5 năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Thông tin về kết quả công tác năm 2024, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn cho biết, bên cạnh những thuận lợi, năm qua, Tập đoàn cũng phải đối mặt với các biến động, tác động khó dự báo đến hoạt động sản xuất kinh doanh toàn Tập đoàn.
Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương, toàn Tập đoàn đã khẩn trương, chủ động đưa ra nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo, thích ứng với biến động của thị trường, với phương châm hành động “Quản trị biến động, Bổ sung động lực mới, Làm mới động lực cũ, Tạo nguồn năng lượng mới, Vươn tới đỉnh cao mới”. Petrovietnam đã điều hành và triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản trị, điều hành liên thông từ khai thác đến vận chuyển, chế biến; từ tồn kho đến sản xuất và tổ chức kinh doanh...
Công tác thúc đẩy hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý đã tạo tiền đề cho Petrovietnam phát triển ổn định, bền vững; đặc biệt với Kết luận số 76-KL/TW về Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam.
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn báo cáo tại Hội nghị.
Nhờ đó, Petrovietnam đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu trọng yếu vượt mức kế hoạch năm từ 6 - 24%, về đích trước từ 22 ngày đến 2 tháng 21 ngày. Đặc biệt, chỉ tiêu khai thác dầu thô trong nước đã hoàn thành kế hoạch cả năm 2024 trước 2 tháng 3 ngày. So với năm 2023, có 04 chỉ tiêu sản xuất trọng yếu tăng trưởng gồm: sản xuất urea tăng 4,6%; sản xuất điện tăng 25,8%; sản xuất xăng dầu (bao gồm NSRP) tăng 6,7% và sản xuất NPK tăng 19,5%.
Bên cạnh đó, tất cả các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn đã hoàn thành vượt mức từ 34% đến 3,4 lần kế hoạch năm, về đích trước từ 3 đến 7 tháng và tăng trưởng cao so với năm 2023. Kết thúc năm 2024, đánh dấu ba năm liên tiếp Petrovietnam phá kỷ lục về tổng doanh thu toàn Tập đoàn khi vượt mốc 1 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với thời kỳ trước Covid-19 (năm 2019) và tương đương khoảng 9% tổng GDP của cả nước. Nộp NSNN đạt 165 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 9% tổng thu ngân sách của cả nước, tăng trưởng 52% so với thời kỳ trước Covid-19 trong bối cảnh tác động bởi chính sách giảm thuế với sản phẩm xăng dầu của Petrovietnam.
"Năm 2025, Tập đoàn đã thống nhất phương châm “Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia: Đổi mới từ cốt lõi - Phát triển mô hình vượt trội - Hội nhập chuỗi toàn cầu - Nâng tầm tri thức năng lượng - Bứt phá trong tăng trưởng - Tạo bước chuyển xanh bền vững”, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn nhấn mạnh.
Báo cáo với Thủ tướng về khát vọng chuyển đổi xanh của Petrovietnam, Phó Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Cường cho biết, trong xu hướng dịch chuyển năng lượng, Petrovietnam sẽ hình thành các trung tâm kết hợp năng lượng truyền thống và năng lượng mới (Hub). Để làm được điều này, đồng chí Lê Mạnh Cường kỳ vọng sự ủng hộ của Thủ tướng, các bộ, ngành, địa phương cho Tập đoàn thực hiện thành công các Hub; đưa các dự án xuất khẩu điện sang Malaysia, Singapore vào chương trình làm việc của Nhà nước với các quốc gia; đồng thời, tạo điều kiện cho Petrovietnam và đối tác tiềm năng thực hiện các dự án phát huy vai trò tiên phong của doanh nghiệp nhà nước.
Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Cường báo cáo với Thủ tướng về khát vọng chuyển đổi xanh của Petrovietnam
Để hiện thực hóa Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia và thực hiện khát vọng chuyển đổi xanh, tại Hội nghị, các đơn vị đã tập trung phân tích, đánh giá về những thuận lợi hiện có và thách thức mà Tập đoàn và các đơn vị phải đối diện. Trong đó, các đơn vị thành viên của Petrovietnam đã xây dựng các kế hoạch hành động: PVEP sẵn sàng chuẩn bị nguồn lực cho kế hoạch 2025 và giai đoạn 2026 – 2030, tập trung cao hơn phát triển chuỗi liên kết đơn vị trong Tập đoàn; Vietsovpetro, Phú Quốc POC tập trung đảm bảo tiến độ các dự án, sản xuất an toàn, tiết kiệm chi phí, làm tốt công tác quản trị rủi ro, thực hiện các hợp đồng mới; PV GAS định hướng tập trung phát triển thị trường, nhập khẩu LNG; PVFCCo phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường; PV Power, PVPGB tập trung cho công tác đầu tư, đảm bảo vận hành tốt các nhà máy điện; BSR, PV Drilling, PVOIL đẩy mạnh công tác liên kết chuỗi…
Petrovietnam đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết qua 4 năm liên tiếp tới dự Hội nghị tổng kết của Petrovietnam, đều nhận thấy những dấu ấn tự hào về sự nỗ lực, phấn đấu, phát triển và trưởng thành hơn của Tập đoàn.
“Nếu năm 2021 phải ổn định tình hình Tập đoàn sau những biến động; năm 2022 là năm hồi phục để khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19; năm 2023 việc hồi phục đạt hiệu quả và là năm tăng tốc; năm 2024, có Kết luận 76 của Bộ Chính trị, là năm chuyển đổi, “ngọn lửa đỏ” chuyển sang “ngọn lửa xanh”, như vậy, 2025 phải là năm bứt phá”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Năm nay, cả nước đạt mức thu ngân sách nhà nước hơn 1,7 triệu tỷ đồng, vượt thu 300 nghìn tỷ đồng, trong đó, Petrovietnam đóng góp khoảng 10%, góp phần bảo đảm “5 An”: An ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh kinh tế, an sinh xã hội, an ninh chủ quyền biển đảo. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng chúc mừng những thành tích ấn tượng mà Petrovietnam đạt được trong năm 2024.
Trong những thành tựu chung, điểm sáng của cả nước đều có sự đóng góp rất lớn của Petrovietnam, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao những thành tựu của Petrovietnam đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.
Từ kết quả đạt được trong năm 2024, Thủ tướng nêu bật 3 kinh nghiệm quý giá của Petrovietnam: Thứ nhất, Tập đoàn đã tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo để đạt được thành quả cao nhất có thể. Thứ hai, nắm chắc tình hình, có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan. Thứ ba, sự đoàn kết, thống nhất, tất cả cùng nhìn về một hướng, cầu thị lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác để tự hoàn thiện hơn, vượt qua chính mình.
Với yêu cầu “Kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng nêu rõ những năm tới, phải đạt mức tăng trưởng “hai con số”, nâng tầm quy mô nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia không thể đứng ngoài cuộc, do đó phải làm tốt, hiệu quả. Chính phủ đặt niềm tin và hy vọng vào Petrovietnam với tinh thần bứt phá, tiên phong thực hiện tăng trưởng “hai con số”, góp phần cùng đất nước đạt mục tiêu tăng trưởng của năm 2025.
Về giải pháp, Thủ tướng yêu cầu, Petrovietnam tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kết luận 76-KL/TW của Bộ Chính trị, chuyển đổi hiệu quả thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia. Petrovietnam phải phấn đấu trở thành tập đoàn năng lượng hàng đầu, có thương hiệu trong khu vực và thế giới, tham gia sâu chuỗi giá trị toàn cầu với tinh thần “nói được làm được”, đi đầu trong đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số... Tập đoàn cần tái cấu trúc phù hợp với Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia và hoàn thiện thể chế, cơ chế.
Tiếp thu những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng gửi lời cảm ơn tới Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương đã tới tham dự và chứng kiến giây phút lịch sử chuyển từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trở thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia của Petrovietnam.
Yêu cầu Petrovietnam tái cấu trúc Tập đoàn phù hợp với chiến lược phát triển thời kỳ mới, Thủ tướng chỉ rõ phải tái cấu trúc về quản trị, tái cấu trúc đầu vào; tái cấu trúc tài chính, đầu tư, sản xuất kinh doanh, thị trường; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, đề xuất cơ chế chính sách đặc thù, phù hợp…, với phương châm “tư tưởng phải thông, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào, dứt việc đó; với tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn”.
Tuy vậy, Thủ tướng lưu ý Petrovietnam không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, nhất là phải kiểm soát rủi ro ở ngoài khơi, dưới đáy biển và hoạt động ở những địa bàn hết sức khó khăn. Từ đó có phương án ứng phó nhanh nhất, hiệu quả nhất với tinh thần coi trọng thời gian, trí tuệ, sự quyết đoán đúng thời điểm.
Việc tái cấu trúc tập đoàn phù hợp với tên gọi mới, gắn quản trị thông minh, quản trị số, nguyên liệu đầu vào. Hoàn thiện thể chế, có cơ chế, chính sách ưu tiên, đặc thù gắn với chủ động đề xuất cơ chế, chính sách. Phối hợp nhịp nhàng với các tập đoàn, tổng công ty khác, các tập đoàn toàn cầu để tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, quản trị.
Chiều 28-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng quốc gia - tên mới của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có tên tiếng Anh: Vietnam Oil and Gas Group, giao dịch và được biết đến rộng rãi dưới tên thương hiệu Petrovietnam, gọi tắt là PVN. Kể từ ngày 28/12/2024, Tập đoàn chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia (Tiếng Anh: National Energy and Industrial Group), sử dụng thương hiệu Petrovietnam làm tên thường gọi.
Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia là tên mới của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - Ảnh: Đ.BẮC
Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia là tập đoàn quốc gia trực thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam. Bên cạnh nhiệm vụ chính của PVN cũ là triển khai thực hiện toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc phát hiện, khai thác và làm gia tăng giá trị của nguồn tài nguyên dầu khí tại Việt Nam, thì Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia Petrovietnam bảo đảm mục tiêu tiếp tục giữ vững thị phần lĩnh vực dầu khí truyền thống với chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời mở rộng lĩnh vực hoạt động thông qua tham gia chuỗi giá trị năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: "2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam – Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia"
Trước giờ tổng kết, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn và các đồng chí lãnh đạo đã thực hiện nghi thức chuyển đổi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia.
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng: Việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024 góp phần giúp Petrovietnam hoàn thành toàn diện, về đích sớm các chỉ tiêu tài chính so với kế hoạch 5 năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Thông tin về kết quả công tác năm 2024, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn cho biết, bên cạnh những thuận lợi, năm qua, Tập đoàn cũng phải đối mặt với các biến động, tác động khó dự báo đến hoạt động sản xuất kinh doanh toàn Tập đoàn.
Thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương, toàn Tập đoàn đã khẩn trương, chủ động đưa ra nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo, thích ứng với biến động của thị trường, với phương châm hành động “Quản trị biến động, Bổ sung động lực mới, Làm mới động lực cũ, Tạo nguồn năng lượng mới, Vươn tới đỉnh cao mới”. Petrovietnam đã điều hành và triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản trị, điều hành liên thông từ khai thác đến vận chuyển, chế biến; từ tồn kho đến sản xuất và tổ chức kinh doanh...
Công tác thúc đẩy hoàn thiện thể chế, hành lang pháp lý đã tạo tiền đề cho Petrovietnam phát triển ổn định, bền vững; đặc biệt với Kết luận số 76-KL/TW về Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam.
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn báo cáo tại Hội nghị.
Nhờ đó, Petrovietnam đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu trọng yếu vượt mức kế hoạch năm từ 6 - 24%, về đích trước từ 22 ngày đến 2 tháng 21 ngày. Đặc biệt, chỉ tiêu khai thác dầu thô trong nước đã hoàn thành kế hoạch cả năm 2024 trước 2 tháng 3 ngày. So với năm 2023, có 04 chỉ tiêu sản xuất trọng yếu tăng trưởng gồm: sản xuất urea tăng 4,6%; sản xuất điện tăng 25,8%; sản xuất xăng dầu (bao gồm NSRP) tăng 6,7% và sản xuất NPK tăng 19,5%.
Bên cạnh đó, tất cả các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn đã hoàn thành vượt mức từ 34% đến 3,4 lần kế hoạch năm, về đích trước từ 3 đến 7 tháng và tăng trưởng cao so với năm 2023. Kết thúc năm 2024, đánh dấu ba năm liên tiếp Petrovietnam phá kỷ lục về tổng doanh thu toàn Tập đoàn khi vượt mốc 1 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với thời kỳ trước Covid-19 (năm 2019) và tương đương khoảng 9% tổng GDP của cả nước. Nộp NSNN đạt 165 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 9% tổng thu ngân sách của cả nước, tăng trưởng 52% so với thời kỳ trước Covid-19 trong bối cảnh tác động bởi chính sách giảm thuế với sản phẩm xăng dầu của Petrovietnam.
"Năm 2025, Tập đoàn đã thống nhất phương châm “Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia: Đổi mới từ cốt lõi - Phát triển mô hình vượt trội - Hội nhập chuỗi toàn cầu - Nâng tầm tri thức năng lượng - Bứt phá trong tăng trưởng - Tạo bước chuyển xanh bền vững”, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn nhấn mạnh.
Báo cáo với Thủ tướng về khát vọng chuyển đổi xanh của Petrovietnam, Phó Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Cường cho biết, trong xu hướng dịch chuyển năng lượng, Petrovietnam sẽ hình thành các trung tâm kết hợp năng lượng truyền thống và năng lượng mới (Hub). Để làm được điều này, đồng chí Lê Mạnh Cường kỳ vọng sự ủng hộ của Thủ tướng, các bộ, ngành, địa phương cho Tập đoàn thực hiện thành công các Hub; đưa các dự án xuất khẩu điện sang Malaysia, Singapore vào chương trình làm việc của Nhà nước với các quốc gia; đồng thời, tạo điều kiện cho Petrovietnam và đối tác tiềm năng thực hiện các dự án phát huy vai trò tiên phong của doanh nghiệp nhà nước.
Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Cường báo cáo với Thủ tướng về khát vọng chuyển đổi xanh của Petrovietnam
Để hiện thực hóa Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia và thực hiện khát vọng chuyển đổi xanh, tại Hội nghị, các đơn vị đã tập trung phân tích, đánh giá về những thuận lợi hiện có và thách thức mà Tập đoàn và các đơn vị phải đối diện. Trong đó, các đơn vị thành viên của Petrovietnam đã xây dựng các kế hoạch hành động: PVEP sẵn sàng chuẩn bị nguồn lực cho kế hoạch 2025 và giai đoạn 2026 – 2030, tập trung cao hơn phát triển chuỗi liên kết đơn vị trong Tập đoàn; Vietsovpetro, Phú Quốc POC tập trung đảm bảo tiến độ các dự án, sản xuất an toàn, tiết kiệm chi phí, làm tốt công tác quản trị rủi ro, thực hiện các hợp đồng mới; PV GAS định hướng tập trung phát triển thị trường, nhập khẩu LNG; PVFCCo phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường; PV Power, PVPGB tập trung cho công tác đầu tư, đảm bảo vận hành tốt các nhà máy điện; BSR, PV Drilling, PVOIL đẩy mạnh công tác liên kết chuỗi…
Petrovietnam đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết qua 4 năm liên tiếp tới dự Hội nghị tổng kết của Petrovietnam, đều nhận thấy những dấu ấn tự hào về sự nỗ lực, phấn đấu, phát triển và trưởng thành hơn của Tập đoàn.
“Nếu năm 2021 phải ổn định tình hình Tập đoàn sau những biến động; năm 2022 là năm hồi phục để khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19; năm 2023 việc hồi phục đạt hiệu quả và là năm tăng tốc; năm 2024, có Kết luận 76 của Bộ Chính trị, là năm chuyển đổi, “ngọn lửa đỏ” chuyển sang “ngọn lửa xanh”, như vậy, 2025 phải là năm bứt phá”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Năm nay, cả nước đạt mức thu ngân sách nhà nước hơn 1,7 triệu tỷ đồng, vượt thu 300 nghìn tỷ đồng, trong đó, Petrovietnam đóng góp khoảng 10%, góp phần bảo đảm “5 An”: An ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh kinh tế, an sinh xã hội, an ninh chủ quyền biển đảo. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng chúc mừng những thành tích ấn tượng mà Petrovietnam đạt được trong năm 2024.
Trong những thành tựu chung, điểm sáng của cả nước đều có sự đóng góp rất lớn của Petrovietnam, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao những thành tựu của Petrovietnam đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.
Từ kết quả đạt được trong năm 2024, Thủ tướng nêu bật 3 kinh nghiệm quý giá của Petrovietnam: Thứ nhất, Tập đoàn đã tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo để đạt được thành quả cao nhất có thể. Thứ hai, nắm chắc tình hình, có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan. Thứ ba, sự đoàn kết, thống nhất, tất cả cùng nhìn về một hướng, cầu thị lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác để tự hoàn thiện hơn, vượt qua chính mình.
Với yêu cầu “Kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng nêu rõ những năm tới, phải đạt mức tăng trưởng “hai con số”, nâng tầm quy mô nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, Petrovietnam - Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia không thể đứng ngoài cuộc, do đó phải làm tốt, hiệu quả. Chính phủ đặt niềm tin và hy vọng vào Petrovietnam với tinh thần bứt phá, tiên phong thực hiện tăng trưởng “hai con số”, góp phần cùng đất nước đạt mục tiêu tăng trưởng của năm 2025.
Về giải pháp, Thủ tướng yêu cầu, Petrovietnam tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kết luận 76-KL/TW của Bộ Chính trị, chuyển đổi hiệu quả thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia. Petrovietnam phải phấn đấu trở thành tập đoàn năng lượng hàng đầu, có thương hiệu trong khu vực và thế giới, tham gia sâu chuỗi giá trị toàn cầu với tinh thần “nói được làm được”, đi đầu trong đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số... Tập đoàn cần tái cấu trúc phù hợp với Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia và hoàn thiện thể chế, cơ chế.
Tiếp thu những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng gửi lời cảm ơn tới Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương đã tới tham dự và chứng kiến giây phút lịch sử chuyển từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trở thành Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia của Petrovietnam.
Yêu cầu Petrovietnam tái cấu trúc Tập đoàn phù hợp với chiến lược phát triển thời kỳ mới, Thủ tướng chỉ rõ phải tái cấu trúc về quản trị, tái cấu trúc đầu vào; tái cấu trúc tài chính, đầu tư, sản xuất kinh doanh, thị trường; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, đề xuất cơ chế chính sách đặc thù, phù hợp…, với phương châm “tư tưởng phải thông, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào, dứt việc đó; với tầm nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn”.
Tuy vậy, Thủ tướng lưu ý Petrovietnam không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, nhất là phải kiểm soát rủi ro ở ngoài khơi, dưới đáy biển và hoạt động ở những địa bàn hết sức khó khăn. Từ đó có phương án ứng phó nhanh nhất, hiệu quả nhất với tinh thần coi trọng thời gian, trí tuệ, sự quyết đoán đúng thời điểm.
Việc tái cấu trúc tập đoàn phù hợp với tên gọi mới, gắn quản trị thông minh, quản trị số, nguyên liệu đầu vào. Hoàn thiện thể chế, có cơ chế, chính sách ưu tiên, đặc thù gắn với chủ động đề xuất cơ chế, chính sách. Phối hợp nhịp nhàng với các tập đoàn, tổng công ty khác, các tập đoàn toàn cầu để tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, quản trị.
Nguồn: Petrotimes/Tuổi trẻ
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: