Ý nghĩa từ việc Bộ Chính trị quyết định lập mô hình "chưa từng có tiền lệ"

Cindy Nguyễn
Cindy Nguyễn
Phản hồi: 2

Cindy Nguyễn

Thành viên nổi tiếng
Thành viên BQT
Việc thành lập 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương vừa tinh gọn tổ chức bộ máy, vừa đảm bảo việc lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng với tất cả mặt công tác, nhất là trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.
1739153159203.png

Đúng tính chất của một cuộc cách mạng, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đang được tiến hành rất quyết liệt. Một "dấu mốc lịch sử" là đúng vào ngày 3/2 vừa qua, Bộ Chính trị đã công bố quyết định thành lập 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương, gồm: Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương; Đảng bộ Chính phủ; Đảng bộ Quốc hội; và Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương.Trao đổi với phóng viên Dân trí, PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nhận định việc thành lập 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương là mô hình tổ chức mới, một mô hình chưa từng có tiền lệ.
4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương được thành lập sẽ đảm bảo việc lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở từng khối: các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội, MTTQ và các đoàn thể

"Việc này còn khắc phục được sự chồng chéo, trùng lặp giữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn với Đảng ủy cơ quan, đơn vị như thời gian qua", ông Phúc nhấn mạnh.

Thực tế, nhiều năm qua, công tác Đảng của các cơ quan Trung ương thực hiện mô hình 2 khối gồm Khối các cơ quan Trung ương và Khối các Doanh nghiệp Trung ương.

Ý nghĩa từ việc Bộ Chính trị quyết định lập mô hình chưa từng có tiền lệ - 1

PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương (Ảnh: Tạp chí Cộng sản).

Tổ chức Đảng ở khối cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội hay MTTQ Việt Nam và đoàn thể, đều trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương. Đảng bộ của các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Đảng bộ Khối các Doanh nghiệp Trung ương.

2 Đảng bộ khối này đều chỉ lãnh đạo, chỉ đạo về công tác Đảng, không lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện tất cả các mặt công tác, nhất là nhiệm vụ chính trị.

Việc thành lập 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương lần này, theo PGS.TS Vũ Văn Phúc, vừa tinh gọn tổ chức bộ máy do kết thúc hoạt động của 25 ban cán sự Đảng, Đảng đoàn ở Trung ương; vừa đảm bảo việc lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng đối với tất cả các mặt công tác, nhất là trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở từng khối: các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội, MTTQ và các đoàn thể.

Ông Phúc cũng nêu thực tế trước đây, sự phân định chức năng, nhiệm vụ của ban cán sự Đảng, Đảng đoàn với Đảng ủy trong một cơ quan, tổ chức chưa thật rõ ràng, mạch lạc nên dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp. Vị trí, vai trò của Đảng ủy ở nhiều cơ quan, đơn vị chưa thực sự được coi trọng.

Nay sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng tập trung vào một đầu mối là Đảng ủy. Mô hình này sẽ sâu sát hơn và theo đúng phương châm "một việc chỉ giao cho một đầu mối thực hiện và chịu trách nhiệm", theo ông Phúc.

Ông cho rằng việc chấm dứt hoạt động mô hình Ban cán sự Đảng trong các cơ quan thuộc khối Chính phủ và mô hình Đảng đoàn ở Quốc hội, HĐND các cấp và MTTQ Việt Nam cũng như các tổ chức đoàn thể đáp ứng đúng yêu cầu của thực tiễn.

Với quyết định kết thúc mô hình Ban cán sự Đảng ở Trung ương đã giúp giảm 25 đầu mối ở Trung ương. Tổ chức bộ máy khối hành chính được sắp xếp lại theo mô hình đồng bộ, thông suốt từ Trung ương tới địa phương nên 63 Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, thành cũng chấm dứt hoạt động.

Ý nghĩa từ việc Bộ Chính trị quyết định lập mô hình chưa từng có tiền lệ - 2

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định thành lập Đảng bộ, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và chỉ định Bí thư, các Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 (Ảnh: TTXVN).

Để đảm bảo mô hình, tổ chức này đi vào hoạt động hiệu quả, ông Phúc nhấn mạnh Đảng ủy của 4 Đảng bộ này cần tập trung ưu tiên xây dựng, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ; xây dựng và thông qua quy chế làm việc của ban chấp hành, ban thường vụ, Thường trực Đảng ủy.

Bên cạnh đó, cần xây dựng và thông qua mối quan hệ công tác với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, với các Đảng ủy trực thuộc; phân công nhiệm vụ cho từng cấp ủy viên đến Bí thư Đảng ủy.

Việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác năm 2025 cũng như chuẩn bị Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025-2030... là những nội dung quan trọng khác cần tập trung thực hiện.

Tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ có năng lực cống hiến​

Để thực hiện được quán triệt của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ công bố quyết định thành lập 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương, PGS.TS Vũ Văn Phúc cho rằng trong quá trình tổ chức thực hiện, các cơ quan cần không ngừng đổi mới, sáng tạo, trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc về tổ chức và sinh hoạt của Đảng, phối hợp chặt chẽ, để kịp thời tham mưu xử lý những vấn đề phát sinh nếu có.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh nguyên tắc bảo đảm các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau sắp xếp, kiện toàn thực sự được "nâng cấp", "nâng tầm" và "vì nhân dân phục vụ".

Từ yêu cầu này, theo PGS.TS Vũ Văn Phúc, công tác lựa chọn và bố trí nhân sự tại các đơn vị sau sắp xếp, sáp nhập cần chú trọng lựa chọn, bố trí đúng người, đúng việc.

Ý nghĩa từ việc Bộ Chính trị quyết định lập mô hình chưa từng có tiền lệ - 3

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định thành lập Đảng bộ, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và chỉ định Bí thư, các Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025 (Ảnh: TTXVN).

Theo ông, những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ năng lực làm việc tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, càng khó khăn, phức tạp, thì bố trí sử dụng, tạo môi trường làm việc thuận lợi để họ cống hiến, trưởng thành và có đãi ngộ thỏa đáng.

Những người đáp ứng không tốt hoặc không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới thì giải quyết chế độ chính sách thỏa đáng để họ chuyển công việc khác hoặc nghỉ hưu sớm...

Ý nghĩa từ việc Bộ Chính trị quyết định lập mô hình chưa từng có tiền lệ - 4

Tại Hội nghị đầu tiên của Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú tặng hoa chúc mừng Thủ tướng Phạm Minh Chính được Bộ Chính trị chỉ định giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025 (Ảnh: Đoàn Bắc).

Ông Phúc nhận định việc sắp xếp các tổ chức bộ máy ở các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị vừa qua mới chỉ là bước đầu. Và kết quả đã giảm được đầu mối, tầng nấc trung gian và giảm biên chế. Và với yêu cầu cấp thiết về một cuộc "cách mạng tổ chức" toàn diện, sâu rộng, ông nhấn mạnh còn nhiều công việc quan trọng cần tiếp tục được chỉ đạo và tập trung thực hiện.

Ông cũng kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy lần này sẽ thực sự tạo ra bước ngoặt cho sự phát triển của đất nước và phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
Nguồn: Dân trí
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Back
Top