Có thể bị phạt đến 12 triệu đồng nếu dùng bằng lái xe sai cách, những điều cần lưu ý để tránh bị mất tiền oan
GĐXH - Giấy phép lái xe hay bằng lái xe là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân có quyền sử dụng, tham gia điều khiển phương tiện giao thông. Người dân có thể bị phạt rất nặng nếu không biết quy định về loại giấy tờ này.
Bằng lái xe A1 hay còn gọi là giấy phép lái xe A1 là hạng lái xe cơ bản thấp nhất trong các bằng lái xe.
Bằng A1 lái xe gì? Bằng lái xe A1 dùng cho người lái xe điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3 và người khuyết tật điều khiển xe môtô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
Giấy phép lái xe A1 được làm từ chất liệu nhựa PET có thể chịu đựng nhiệt độ lên đến 200 độ C và cực kỳ bền.
Khác với các loại bằng lái xe ô tô B2, C, D thì bằng lái xe máy A1 có thời gian là "vô thời hạn". Vì vậy, loại bằng này chỉ phải thi 1 lần mà ko cần đi gia hạn bằng.
Có thể đến các Trung tâm thi bằng lái, các cơ sở tổ chức thi sát hạch để mua hồ sơ và đăng ký thi. Bộ hồ sơ bao gồm:
04 ảnh thẻ 3×4 nền xanh.
01 bản photo CMND/CCCD (không cần công chứng).
01 đơn đăng ký thi sát hạch bằng lái xe A1.
01 Giấy khám sức khỏe dựa theo quy định.
Học phí: Khoảng 100.000 đến 160.000 đồng.
Lệ phí thi: Khoảng 295.000 đến 450.000 đồng.
Lệ phí cấp phát bằng: Khoảng 135.000 đồng.
Trọn bộ chi phí cho một khóa học và thi bằng lái sẽ từ 550.000 đến 750.000 đồng. Tùy vào từng trung tâm mà các khoản phí này sẽ có sự dao động khác nhau, nhưng nhìn chung khoản chênh lệch không đáng kể.
Thủ tục cần biết khi người nước ngoài muốn đổi bằng lái xe Việt Nam
GĐXH - Trường hợp người nước ngoài đã có giấy phép lái xe muốn tham gia giao thông thì thực hiện thủ tục đổi bằng lái xe Việt Nam như thế nào?
Bước 1: Học viên đến địa điểm sân thi theo như thông báo từ trung tâm.
Bước 2: Xem thông tin cá nhân trong danh sách thi dán trên bảng thông báo. Lưu ý số thứ tự trong danh sách là số báo danh. Các bạn cần phải nhớ số báo danh.
Bước 3: Vào phòng chờ để nghe thông báo và gọi số báo danh đến ai thì người đó vào thi lý thuyết. Hiện nay phần thi lý thuyết đã được chuyển sang làm trên máy tính và số câu hỏi tăng lên là 25 câu. Thí sinh làm đúng 21/25 và không sai câu điểm liệt nào sẽ được coi là đậu phần thi lý thuyết.
Bước 4: Thi đỗ phần thi lý thuyết học viên ra sân thi thực hành. Như phần thi lý thuyết đọc đến số báo danh học viên nào thì học viên ra thi.
Đối với phần thi thực hành thí sinh phải đạt 80/100 điểm thì mới đủ điều kiện đỗ. Có một số lỗi chỉ cần phạm phải sẽ bị hủy thi ngay lập tức.
Cụ thể về thang điểm thi thực hành lấy bằng lái xe máy A1:
- Xe bị chết máy -5 điểm/lần.
- 1 bánh chạm vạch -5 điểm / lần.
- Chống chân -5 điểm / lần.
- Đi cả 2 bánh ra ngoài -25 điểm.
- Đi sai bài thi – 25 điểm.
Ngoài ra, bài thi thực hành cũng bị giới hạn về thời gian, người thi chỉ có 10 phút để hoàn thành bài thi của mình.
Theo Khoản 2, Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT nêu rõ:
Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 và A4 ở các đô thị từ loại 2 trở lên phải được thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe có đủ điều kiện hoạt động; các địa bàn khác thực hiện tại các sân sát hạch có đủ các hạng mục công trình cơ bản, phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch và xe cơ giới dùng để sát hạch của từng hạng giấy phép lái xe theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
Theo đó, người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe A1 sẽ làm hồ sơ và thực hiện thi sát hạch tại trung tâm sát hạch lái xe mà mình đăng ký.
Cấu trúc bộ đề thi lý thuyết thi bằng lái xe máy A1 sẽ bao gồm 25 câu hỏi, mỗi câu hỏi chỉ có duy nhất 1 đáp trả lời đúng. Khác hẳn với bộ đề thi luật cũ là 2 đáp án. Mỗi đề thi sẽ bố trí từ 2 - 4 câu hỏi điểm liệt để học viên có thể làm quen và ghi nhớ, tránh việc làm sai câu hỏi liệt.
Số lượng câu hỏi: 25 câu.
Yêu cầu làm đúng 21/25 câu.
Thời gian: 19 phút.
Lưu ý đặc biệt: Tuyệt đối không được làm sai câu hỏi điểm liệt, vì trong kỳ thi thật nếu học viên làm sai "Câu điểm liệt" đồng nghĩa với việc "Không đạt" dù cho các câu khác trả lời đúng.
Quy định mới nhất về điều kiện sức khỏe bắt buộc để cấp bằng lái xe ô tô
GĐXH - Giấy khám sức khỏe là giấy tờ cần thiết để đăng ký học lái xe và thi sát hạch lái xe các hạng. Vậy quy định khám sức khỏe thi bằng lái xe như thế nào? Cần những tiêu chuẩn gì?
Việc thi lại bằng lái xe A1 được quy định cụ thể trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Khi thi trượt lý thuyết
Theo thứ tự, thí sinh phải hoàn thành bài thi lý thuyết rồi mới đến bài thi thực hành. nếu không vượt qua được phần thi lý thuyết đồng nghĩa với việc thí sinh không đủ điều kiện để tham gia bài thi thực hành sau đó.
Với bằng lái xe A1, thí sinh được phép thi cho tới khi đạt và không giới hạn số lần thi. Lưu ý khi thi lại vào lần thi sau, cần chuẩn bị kiến thức thật kỹ lưỡng để tránh có những sai lầm đáng tiếc. Đồng thời, cần nộp lại lệ phí thi để đủ điều kiện vào phòng thi.
Trường hợp 2: Khi thi trượt thực hành
Khi đã vượt qua bài thi lý thuyết, người thi sẽ tiếp tục với phần thi thực hành. Cũng giống như bài thi lý thuyết, thí sinh được thi lại với số lần không giới hạn cho tới khi đạt.
Để thi lại phần thi này, cần nộp lại lệ phí thi cho phần thi thực hành theo đúng yêu cầu và không cần phải làm lại bài thi lý thuyết. Tuy nhiên, kết quả của lần thi trước chỉ được bảo lưu trong vòng 1 năm. Sau thời gian này mà chưa đăng ký thi lại sẽ được coi là thi mới hoàn toàn.
Sau khi hoàn thành bài thi và được thông báo là đã đạt cả 2 phần thi lý thuyết và thực hành người tham gia sẽ ra về và đợi ngày được cấp bằng. Thông thường, cần chờ khoảng 1 tuần đến 15 ngày tính từ ngày hoàn thành bài thi sát hạch (không tính ngày thứ 7 và Chủ nhật, ngày lễ). Đây là khoảng thời gian để Sở GTVT chuẩn bị và cấp bằng lái xe hạng A1.
Giấy phép lái xe A1 là loại giấy phép do cơ quan nhà nước cấp cho chủ xe sở hữu xe máy 02 bánh từ 50 phân khối đến dưới 175 phân khối. Dựa vào thông tin trên giấy phép lái xe, công an có thể biết được họ tên tài xế, địa chỉ, số giấy phép… và đối chiếu với các thông tin trên giấy tờ xe.
Hiện nay rất nhiều người có nhu cầu tra cứu giấy phép lái xe A1 nhằm mục đích:
- Kiểm tra xem giấy phép lái xe A1 là thật hay giả.
- Kiểm tra xem giấy phép lái xe A1 là phiên bản cũ hay phiên bản mới.
- Đối chiếu với các thông tin trên giấy tờ xe…
Tra cứu giấy phép lái xe A1 trên trang web gplx.gov.vn là cách tra cứu chính xác nhất. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập vào trang web Trang thông tin giấy phép lái xe theo địa chỉ: https://gplx.gov.vn.
Bước 2: Nhập thông tin giấy phép lái xe A1.
Trên giao diện chính, nhập thông tin giấy phép lái xe A1 cần tra cứu theo yêu cầu của hệ thống, bao gồm:
Loại giấy phép lái xe: Nhìn vào góc dưới bên trái trên mặt trước của bằng lái xe A1 để chọn loại giấy phép chính xác.
Số giấy phép lái xe A1: In trên mặt trước của giấy phép lái xe.
Ngày, tháng, năm sinh: Nhập chính xác ngày tháng năm sinh in trên giấy phép lái xe A1.
Mã bảo vệ: Nhập mã bảo vệ hiển thị trên màn hình.
Bước 3: Nhấn vào mục "Tra cứu giấy phép lái xe" ở phía dưới màn hình, toàn bộ thông tin liên quan đến giấy phép lái xe A1 hiển thị.
Tra cứu giấy phép lái xe A1 qua tin nhắn SMS là hình thức tra cứu mới và chỉ áp dụng được cho các loại giấy phép lái xe loại PET.
Để tra cứu giấy phép lái xe A1 qua tin nhắn SMS, soạn tin theo cú pháp:
TC [Số giấy phép lái xe] gửi 0936.083.578 hoặc gửi 0936.081.778.
Sau khi gửi tin nhắn thành công, hệ thống sẽ gửi lại một tin nhắn chứa toàn bộ thông tin liên quan đến giấy phép lái xe cần tra cứu.
Cách tra cứu này khá đơn giản nhưng sẽ mất phí gửi tin nhắn.
Nếu xuất hiện lỗi không tra cứu được giấy phép lái xe A1, có thể xảy ra một trong các trường hợp:
- Giấy phép lái xe A1 là giả: Nếu giấy phép lái xe A1 cần tra cứu là hàng giả thì hệ thống sẽ báo lỗi "Có lỗi. Không tìm thấy thông tin GPLX trong CSDL GPLX Quốc gia".
- Nhập sai số giấy phép lái xe A1: Nếu tra cứu giấy phép lái xe A1 online trên Trang thông tin giấy phép lái xe hoặc tra cứu qua cú pháp tin nhắn mà nhập sai số giấy phép lái xe thì chắc chắn là không tra cứu được. Do đó, khi tiến hành tra cứu cần kiểm tra kỹ số bằng lái xe.
Về mặt hình ảnh, bằng lái xe A1 và A2 không có sự khác biệt. Tuy nhiên, những thông tin cụ thể được in trên mỗi tấm bằng chính là đặc điểm để phân biệt hai tấm bằng này. Với bằng A1, ở mục "Hạng/Class" sẽ nêu rõ là "A1". Tương tự với bằng A2.
Bảng so sánh dưới đây sẽ làm rõ sự khác biệt giữa bằng lái xe A1 và A2:
Khá nhiều người thường lầm tưởng rằng chỉ cần có bằng lái xe A1 là có thể điều khiển được mọi phương tiện xe gắn máy, xe mô tô thậm chí là xe có động cơ từ 175 phân khối trở lên. Nhận thức sai lầm này sẽ khiến cho bạn có thể bị phạt một số tiền lớn.
Phân biệt hình thức thi sát hạch bằng lái xe A1 và A2
Tùy vào nhu cầu sử dụng có thể quyết định nên chọn loại bằng lái xe A1 hay A2. Hiện nay, bằng A1 là loại bằng thông dụng và cơ bản nhất. Tuy nhiên, nó lại giới hạn phương tiện sử dụng.
Trong khi đó, bằng A2 lại có thể dùng để điều khiển được các phương tiện thuộc "quyền" của A1.
Căn cứ theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về giấy phép lái xe như sau:
"1. Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự".
Theo đó, đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên yêu cầu người điều khiển phương tiện phải có giấy phép lái xe hạng A2. Do đó, trường hợp muốn điều khiển xe phân khối lớn có dung tích xi lanh trên 175 cm3 thì bắt buộc phải có giấy phép lái xe hạng A2.
Theo Điểm c Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô (xe máy) và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo bằng lái xe thì bị phạt phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Theo Điểm a, Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Căn cứ tại Khoản 11, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
"Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
d) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe)".
Theo quy định trên, trong trường hợp điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên nhưng chỉ có Giấy phép lái xe A1, không phù hợp với loại xe đang điều khiển thì có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Xem nhanh
, 18/11/2024