Bộ trang phục dân tộc bị chê giống 'ban thờ' tại Miss Grand Vietnam 2023 nom ra sao?

H
Home Content

Đêm thi National Costume (Trang phục văn hóa dân tộc) nằm trong khuôn khổ Miss Grand Vietnam - Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2023 diễn ra vào ngày 19/8. Sự kiện này luôn là một trong những phần "đặc sản" đáng được mong chờ và có sức hấp dẫn riêng của cuộc thi.

Bên cạnh 44 thí sinh, dàn hoa á hậu Việt Nam như Tiểu Vy, Đỗ Thị Hà, Huỳnh Thị Thanh Thủy, Mai Phương, Ngọc Hằng, Trịnh Thùy Linh, Á hậu Đào Hiền, Minh Kiên… cũng tham gia trình diễn với nhiều bộ cánh mang đậm bản sắc, văn hóa dân tộc Việt Nam.

Tiểu Vy trình diễn trang phục "Kép thị" - Thiết kế lấy cảm hứng hình ảnh nữ tướng, kết hợp bộ môn sân khấu cải lương Việt Nam.

Sau đêm thi, nhiều bộ trang phục được đánh giá cao bởi tính sáng tạo cũng như ứng dụng. Tuy nhiên, trang phục "Kép thị" của NTK Hồ Hữu Thanh Nhã do Hoa hậu Việt Nam 2018 Trần Tiểu Vy trình diễn lại gây ra tranh cãi.

Được biết, trang phục này lấy cảm hứng từ bản lĩnh, một lòng muốn ra trận đánh giặc cứu nước của Nguyễn Thị Bành, nữ tướng giả trai duy nhất trong lịch sử. "Kép thị" còn hướng đến tôn vinh những thế hệ nghệ sĩ tiếp nối bà tổ Phùng Há, NSND Bạch Tuyết, NSƯT Thanh Nga, NSƯT Diệu Hiền, NSND Lệ Thuỷ, NSƯT Quế Trân, NSƯT Thoại Mỹ đã gìn giữ và phát triển nghệ thuật cải lương, hồ quảng, hát bội.

Nhiều ý kiến không hài lòng vì trang phục "Kép thị" giống bàn thờ

Tuy nhiên, trên mạng xã hội nhiều người chia sẻ lại hình ảnh "Kép thị" và cho rằng "lạnh sống lưng" vì trang phục giống bàn thờ.

Hiện phía NTK cũng như BTC Miss Grand Vietnam chưa phản hồi gì về đánh giá này của fan sắc đẹp. Nhưng nhà sử học Dương Trung Quốc - Trưởng ban cố vấn cuộc thi lại cho biết ông ấn tượng với tài năng của nhà thiết kế trẻ và khả năng trình diễn của các Hoa, Á hậu Việt Nam cũng như 44 thí sinh trong đêm thi.

"Lúc đầu, khi nhìn những bộ trang phục như trang phục bánh mì, nhiều người nghĩ phản cảm, vì National Costume là phải áo dài, tứ thân… Nhưng khi nhìn lại, chúng ta phải hiểu đó là độ nhận diện của mỗi quốc gia, cách hiểu thế nào là do cách dịch, thỏa ước với nhau", ông nói.

"Khi nhìn những bạn thí sinh hoa hậu mới 19, 20 tuổi thể hiện nét văn hóa nước nhà như hát bội, cải lương, hay đưa văn hóa vùng miền, các lễ hội, đặc sản… lên sân khấu thông qua National Costume, ông Dương Trung Quốc nói rất ấn tượng vì sự nỗ lực của người trẻ.

Hát bội, cải lương… đều là loại hình văn hóa dễ nhận diện của Việt Nam và được quốc tế công nhận. Thực chất cách các bạn thể hiện trên sân khấu là cách tiếp cận văn hóa rất hiện đại, dễ tiếp nhận hơn nhiều so với đọc từ điển, bách khoa toàn thư", ông Dương Trung Quốc cho biết thêm.

Á hậu 2 Miss World Vietnam 2023 gây ấn tượng với màn trình diễn trang phục Gánh mẹ. Trên sân khấu, cô thể hiện khả năng diễn xuất, rơi nước mắt khi nhìn quá trình trưởng thành của con. Thí sinh Trần Khả Di "hừng hực" khí chất yêu nước với bộ cánh "Mắc võng Trường Sơn". Thiết kế khắc hoạ hình ảnh chiếc võng trong ký ức của người lính Trường Sơn như người đồng chí cùng vào sinh ra tử. Thí sinh Phạm Thuỳ Trang được đảm nhận diễn "Đồ Sơn Ngưu Đấu". Thiết kế là lời giới thiệu về lễ hội chọi trâu hay “ngưu đấu” truyền thống của người dân vạn chài biển Đồ Sơn, Hải Phòng. Lễ hội diễn ra vào tháng 8 âm lịch thường niên và được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia năm 2013.

Trang phục "Hương thị" do Á hậu Tuyết Như trình diễn. Thiết kế này ngợi ca nét đẹp làng nghề làm hương truyền thống của Việt Nam. Cùng với đó là hình ảnh “Con Nghê” quen thuộc trong văn hoá tín ngưỡng của người Việt như một linh vật phong thuỷ giúp bảo vệ sự bình an.

Giải thưởng Best National Costume sẽ được công bố trong đêm Chung kết sắp tới vào ngày 27/8.

Bên cạnh phần thưởng giá trị, thì bộ trang phục dành chiến thắng sẽ đồng hành cùng tân Hoa hậu Hòa bình Việt Nam - Miss Grand Vietnam 2023 tham gia Miss Grand International 2023.

Đẹp+

Miss Grand Vietnam 2023 thi trang phục dân tộc: Quá nhiều mẫu cồng kềnh

Theo Sức khỏe đời sống

Back
Top