Các dấu hiệu nhận biết sớm nhồi máu cơ tim cấp giúp bạn thoát 'cửu tử'

H
Home Content

Mới đây. các bác sĩ Phòng can thiệp tim mạch BVĐK tỉnh Tuyên Quang đã cứu sống một bệnh nhân nam, 59 tuổi, trú tại xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đến viện trong tình trạng đau ngực giờ thứ 3, đau dữ dội, vã mồ hôi, nôn nhiều, da tái lạnh, khó thở, loạn nhịp tim hoàn toàn. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, nguy hiểm tính mạng. Ngay sau đó bệnh nhân được hội chẩn và can thiệp cấp cứu ngay.

Tại phòng can thiệp tim mạch của Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, BS. Phạm Ngọc Tân – Phó khoa Nội tim mạch chia sẻ: Khi bệnh nhân chuẩn bị được làm các can thiệp thì xuất hiện các triệu chứng rối loạn huyết động, rối loạn nhịp tim nặng nề, nguy cơ ngừng tim cao.

Kíp can thiệp đã khẩn trương đặt 1 stent động mạch vành phải (lúc này động mạch vành của bệnh nhân đã hẹp đến 99%). Ca đặt 1 stent thành công, bệnh nhân dần hết đau ngực, không còn khó thở, huyết áp và các chỉ số sinh tồn ổn định.

Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được cứu sống kịp thời

Hiện tại, sau can thiệp tim mạch, bệnh nhân đang dần hồi phục sức khỏe, tiếp tục được điều trị và theo dõi tại khoa Nội tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang.

Đây là một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp rất nguy kịch khi động mạch của bệnh nhân đã hẹp đến 99% được cứu sống.

Qua ca bệnh này, các bác sĩ lưu ý đến người bệnh cách nhận biết sớm và xử trí nếu chẳng may có các dấu hiệu của bệnh, để tránh xa 'cửa tử'.

Nhồi máu cơ tim là hiện tượng một cục huyết khối đột ngột làm tắc mạch máu nuôi xung quanh quả tim. Khi máu không chảy đến nuôi được phần cơ tim sẽ làm một phần cơ tim bị chết đi. Với những mạch máu lớn bị tắc có thể làm cho quả tim của ngừng đập hoặc nó có thể gây ra một rối loạn nhịp chết người.

Các triệu chứng thường gặp của nhồi máu cơ tim cấp

Đau ngực dữ dội, kèm theo vã mồ hôi, khó thở: Đây là triệu chứng đầu tiên và cảnh báo rõ ràng nhất. Cơn đau thường kéo dài trong một vài phút và thường đau ở giữa xương ức. Cơn đau làm cho người bệnh có cảm giác như có vật gì đó chèn ép lên ngực, cảm giác nghẹt thở. Cùng với đau ngực sẽ là các cơn khó thở đi kèm. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác đi kèm như vã mồ hồi, nôn hoặc đau đầu nhẹ.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo ngay cả khi không có các dấu hiệu rõ nết như miêu tả ở trên mà thấy xuất hiện cơ đau ngực, nghẹt thở bạn cũng nên đến BV để kiểm tra.

Các đối tượng nào dễ bị nhồi máu cơ tim cấp?

  • Trước đây, người ta cho rằng người ở độ tuổi trung niên nam trên 45 tuổi, nữ trên 50 có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, tuy nhiên gần đây không ít người trẻ cũng bị nhồi máu cơ tim mặc dù tỷ lệ ít hơn.
  • Những người đã có tiền sử bị nhồi máu cơ tim rồi thì rất dễ bị lại.
  • Những người có tiền sử gia đình có nhồi máu cơ tim sớm như bố hoặc anh trai có nhồi máu cơ tim dưới 55 tuổi và mẹ hoặc chị gái có nhồi máu cơ tim dưới 65 tuổi.
  • Người bệnh đái tháo đường: Với người đái tháo đường nguy cơ nhồi máu cơ tim cao được tính là tương đương với người đã từng bị nhồi máu cơ tim trước đó.
  • Bên cạnh đó, những người bị các bệnh rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực cũng có nguy cơ cao dễ bị nhồi máu cơ tim.

Cách xử trí tại nhà khi nghi ngờ người bị nhồi máu cơ tim cấp:

Khi thấy bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu nghi nhồi máu cơ tim người thân, hoặc người trợ giúp nên đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm, sau đó nới lỏng thắt lưng, quần áo để giúp máu lưu thông, gọi ngay cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc đến một bệnh viện có trung tâm tim mạch can thiệp để được cấp cứu kịp thời.

Cảnh báo nhiều người trẻ bị nhồi máu cơ tim cấp

SKĐS - Những bệnh nhân này đột ngột ngưng tim, ngưng thở khi tham gia các sinh hoạt thường nhật. Đáng lưu ý là trong số đó có bệnh nhân mới chỉ 44 tuổi.

Back
Top